1.1. Kiến thức: Giúp HS biết :
- Những tính chất hóa chung của axit và dẫn ra được những phương trình phản ứng tương ứng cho mỗi tính chất.
- Những ứng dụng quan trọng của axit HCl, H2SO4 trong sản xuất và đời sống
1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Vận dụng những tính chất của axit HCl, H2SO4(l) trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
- Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
1.3. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận khi sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
2. Chuẩn bị
GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn.
Hoá chất : dd HCl, NaOH, CuO, Zn, H2SO4, quì tím, H2O.
HS: : Xem trước các thí nghiệm trong bài.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 5, Bài 3: Tính chất hóa học của Axit - Lê Thị Mỹ Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct : 5
Ngày dạy :
Bài 3 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
1.Mục tiêu
1.1. Kiến thức: Giúp HS biết :
- Những tính chất hóa chung của axit và dẫn ra được những phương trình phản ứng tương ứng cho mỗi tính chất.
- Những ứng dụng quan trọng của axit HCl, H2SO4 trong sản xuất và đời sống
1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Vận dụng những tính chất của axit HCl, H2SO4(l) trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
- Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
1.3. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận khi sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
2. Chuẩn bị
GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn.
Hoá chất : dd HCl, NaOH, CuO, Zn, H2SO4, quì tím, H2O.
HS: : Xem trước các thí nghiệm trong bài.
3. Phương pháp
Đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp.
4. Tiến trình
4.1. Ổn định: Kiểm diện học sinh.
91: 92: 93:
4.2 .KTBC
Câu hỏi
HS1: Trình bày tính hóa học của SO2 ? (10đ)
HS 2: Chữa BT 2a trang 11 SGK (10đ)
Đáp án
1. Tác dụng với nước dung dịch axit
SO2 (k) + H2O(l) H2SO3(dd)
Tác dụng với dd bazơ muối và nước
SO2(k) + Ca(OH)2(dd) CaSO3(r) + H2O(l)
Tác dụng với oxit bazơ muối.
SO2(k) + Na2O(r) Na2SO3(r)
* Soạn và làm đủ các BT về nhà
2. Phân biệt 2 chất rắn màu trắng: CaO, P2O5
- Đánh số thứ tự các lọ hóa chất rồi lấy mẫu thử.
- Cho nước vào mỗi ống nghiệm rồi lắc đều
- Lần lượt nhỏ các dung dịch vừa thu được vào giấy quì tím:
+ Nếu quỳ tímxanh là dd Ca(OH)2. Chất bột ban đầu là CaO: CaO+ H2O Ca(OH)2
+ Nếu quỳ tím đỏ là dd H3PO4 Chất ban đầu là P2O5: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
* Soạn và làm đủ các BT về nhà
Điểm
3đ
3đ
3đ
1đ
1đ
1đ
1đ
3đ
3đ
1đ
4.3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu
GV: Tuy các axit khác nhau nhưng có một số tính chất hóa học giống nhau. Vậy đó là những tính chất nào ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu “Tính chất hóa học của axit”.
GV: yêu cầu HS nhắc lại thành phần của axit
( Có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Công thức HnA )
HS: nêu ví dụ một số axit đã biết
Hoạt động 2 Tìm hiểu tính châùt hóa học của axit.
GV: hướng dẫn HS các nhóm thí nghiệm làm đổi màu chất chỉ thị
TN: Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẫu giấy quì tím.
HS: các nhóm tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng rút ra kết luận.
HS: đại diện các 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
GV: Trong phòng thí nghiệm, điều chế H2 bằng cách nào ? Viết PTPƯ ?
GV: hướng dẫn HS các nhóm thí nghiệm
TN: Cho 1ít kim loại Al vào ống nghiệm 1
Cho 1ít kim loại Cu vào ống nghiệm 2
Nhỏ 1-2 ml dd H2SO4 loãng
HS: hoạt động nhóm làm thí nghiệm quan sát hiện tượng giải thích kết luận, viết PTHH. Sau đó đại diện 2 nhóm báo cáo.
HCl (dd) + Zn (r)
H2SO4(dd ) + Al (r)
H2SO4(dd ) + Cu (r)
GV lưu ý cho HS: HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2
HS: đọc nội dung TN (SGK)
GV: hướng dẫn 2 HS làm TN (như SGK)
+ Cho vào ống nghiệm 1 ít Cu(OH)2
+ Thêm 1- 2ml dd H2SO4 vào ống nghiệm, lắc đều.
HS: nhận xét và viết PTHH
(Cu(OH)2 bị hòa tan dd màu xanh lam muối đồng)
GV: giới thiệu phản ứng của axit với bazơ.
GV: gợi ý HS nhớ lại tính chất của oxit bazơ tác dụng với axit
HS: viết PTPƯ
Fe2O3(r) + 6HCl(dd)
GV: Giới thiệu axit còn tác dụng với muối (học ở bài 9)
Hoạt động 3 .Tìm hiểu axit mạnh và axit yếu.
HS :đọc thông tin phần II SGK/ 13 và ghi bài.
I. Tính châùt hóa học của axit.
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị.
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại muối + H2
PTHH
Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2(k)
3H2SO4(dd )+ 2Al (r) Al2(SO4)3(dd)
+ 3H2(k)
3. Axit tác dụng với bazơ muối và nước
PTHH
H2SO4(dd)+Cu(OH)2(r) CuSO4(dd)
+2H2O(l)
H2SO4(dd) + 2NaOH(dd)
Na2SO4(dd) + 2H2O(l)
* Kết luận: Phản ứng của axit với bazơ được gọi phản ứng trung hòa
4. Axit tác dụng với oxit bazơ muối+ nước
PTHH
Fe2O3(r)+6HCl(dd)2FeCl3(dd)+3H2O(l)
(màu vàng nâu)
II. Axit mạnh và axit yếu
- Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, …
- Axit yếu: H2S, H2CO3, H2SO3
4.4. Củng cố và luyện tập
- Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của axit ( Phần I bài học)
- HS làm BT: Viết PTPƯ khi cho dd HCl tác dụng với
a) Magiê. 2HCl + Mg MgCl2+ H2
b) Sắt (III) hiđroxit. 3HCl + Fe(OH)3 FeCl3+ 3H2O
c) Kẽm oxit. 2HCl + ZnO ZnCl2+ H2O
d) Nhôm oxit. 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3H2O
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm các BT SGK/14
-Đọc mục em có biết SGK /14
- Chuẩn bị : “Một số axit quan trọng” SGK/115 ( xem và soạn phần A: Axit clohiđric)
5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Hoa 9 t5.doc