1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Nắm được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen.
- Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen.
- ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra tính chất.
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng thế của benzen với brom và tiếp tục rèn luyện kỹ nămg làm làm bài tập.
- Liên hệ với thực tế: Một số ứng dụng của benzen.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ bảng nhóm.
- Tranh phản ứng của benzen với brom lỏng.
- Hóa chất: C6H6, H2O, dd brom, dầu ăn.
- Dụng cụ: Ông nghiệm, đế sứ, diêm, bộ lắp ghép phân tử.
- Tranh vẽ: Một số ứng dụng của benzen.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 48, Bài 39: Benzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy tiết 4 thứ 4, sáng ngày 26 tháng 2 năm 2014 - Lớp 9C.
Tiết 48. Bài 39. Benzen
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Nắm được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen.
- Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen.
- ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra tính chất.
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng thế của benzen với brom và tiếp tục rèn luyện kỹ nămg làm làm bài tập.
- Liên hệ với thực tế: Một số ứng dụng của benzen.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ bảng nhóm.
- Tranh phản ứng của benzen với brom lỏng.
- Hóa chất: C6H6, H2O, dd brom, dầu ăn.
- Dụng cụ: Ông nghiệm, đế sứ, diêm, bộ lắp ghép phân tử.
- Tranh vẽ: Một số ứng dụng của benzen.
III. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Viết công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen.
2. Cho biết phản ứng hóa học đặc trưng của metan, etilen, axetilen.
B. Bài mới. Mở bài: Benzen là một hiđro cacbon có cấu tạo khác với metan, etylen, axetilen, vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào ? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về benzen.
Benzen
CTPT: C6H6 - PTK: 78.
Hoạt động 1: Tính chất vật lý:
GV: Giới thiệu Benzen
GV: làm thí nghiệm.
- Cho học sinh quan sát mẫu benzen. Nêu trạng thái, màu sắc của benzen mà em quan sát được ?
- Cho vài giọt benzen vào nước lắc nhẹ sau đó để yên. Benzen có tan trong nước không ? Nặng hay nhẹ hơn nước ?
- Cho vài giọi dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ. Benzen có hòa tan được dầu ăn không ?
GV em hãy rút tính chất vật lí của benzen ?
GV; có thể dùng benzen để tẩy các chất dầu mở, nhựa cây trên quần áo.
- Là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan được nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su, iot..... - Ben zen độc.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử :
GV cho HS quan sát mô hình phân tử benzen.
? Hãy viết công thức cấu tạo của benzen ? ( Cho 1 HS lên bảng viết )
GV: Từ công thức cấu tạo của benzen ta có nhận xét gì về liên kết giữa các nguyên tử cacbon với nhau ?
GV thông báo thêm: Trong phân tử benzen, 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh cách đều, có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn luân phiên tạo thành vòng liên hợp bền vững nên liên kết kém bền trong phân tử benzen bền hơn liên kết kém bền trong phân tử etilen và axetilen.
- Cấu tạo phân tử
H
H C H Viết gọn:
C C
CH
C C CH CH
H C H
CH CH
H CH
Hoặc
Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẻ ba liên kết đơn.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học :
GV: Phản ứng nào đặc trưng cho liên kết đơn, phản ứng nào đặc trưng cho liên kết đôi?
Dựa vào cấu tạo, dự đoán xem benzen có những tính chất hóa học nào ? ( Tính chất nào giống metan, etilen, axetilen)
GV: Làm thí nghiệm đốt cháy benzen.
Thông báo: Sản phẩm ngoài cacbonic, hơi nước còn có muội than.
HS: Viết PTHH.
? Giải thích vì sao khi cháy lại sinh ra muội than ?
Giải thích: Do thành phần của cacbon trong benzen chiếm tỉ lệ lớn và thiếu oxi nên phản ứng cháy không hoàn toàn nên sinh ra muội than.
GV: Dùng hình vẽ mô tả lại phản ứng của benzen với dd Br2 có sự tham gia của bột sắt
? Viết phương trình phản ứng?
GV: Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong phân tử benzen được thay thế bởi nguyên tử brom. Vậy phản ứng trên gọi là phản ứng thế.
GV: Benzen không tác dụng với dd brom, chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất.
GV lấy ví dụ:
GV: Qua cấu tạo và tính chất của benzen, ta có thể rút ra kết luận gì ?
1. Benzen có cháy không ?
Benzen cháy tạo CO2, H2O và muội than
PTHH:
2C6H6 + 15O2 ắđ 12CO2 + 6H2O
2. Benzen có phản ứng thế với Br2 không?
Benzen phản ứng với Brom
Cấu tạo phân tử
H
H C H
C C
+ Br2
C C
H C H
H
H
H C Br
C C
+ HBr
C C
H C H
Viết gọn :
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
Benzen có phản ứng cộng không?
Trong điều kiện thích hợp bezen có phản ứng cộng với một số chất.
C6H6 + 3H2 C6H12
Xiclohexan
C6H6 + 3 Cl2 ắđ C6H6Cl6.
Hexanclo - xiclohexan
Kết Luận: Sgk
Hoạt động 4: ứng dụng :
GV: Treo tranh ứng dụng của benzen.
Benzen có những ứng dụng gì ?
Vì sao benzen được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp ?
Vì sao benzen được dùng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm ?
Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, dược phẩm…
Dùng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng TN.
C. Củng cố: Giáo viên dùng tranh có bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học.
Giáo viên treo bảng phụ có các bài tập, yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành các bài tập sau:
Nhóm 1, 2: làm bài tập 1.
Nhóm 3, 4: làm bài tập 2.
Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Cho học sinh làm bài tập 4 ( nếu còn thời gian)
Bài tập về nhà: Học sinh cả lớp về nhà trình bài bài của nhóm khác vào vở bài tập.
Làm bài tập 3 sgk và các bài tập 39.2; 39.3; 39.4; 39.5 SBTHH.
File đính kèm:
- BenzenGiao an du thi giao vien gioi cap thi xa.doc