I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của cacbon.
- Ứng dụng của cacbon.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 33, Bài 27: Cacbon - Kră Jăn K'Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết 33 Ngày dạy: 09/12/2013
BÀI 27. CACBON
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của cacbon.
- Ứng dụng của cacbon.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: - Than bút chì, than gỗ (cacbon vô định hình)
- Chuẩn bị thí nghiệm: tính hấp phụ của than gỗ, cacbon tác dụng với oxit kim loại, cacbon cháy trong oxi.
b. Học sinh: - Tìm hiểu bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
- Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1:............................................................................................………
9A2:............................................................................................………
2. Kiểm tra bài cũ(7’):
HS1: Nêu cách điếu chế khí clo trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình hóa học?
HS2: Sữa bài tập số 10/ 81 SGK
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài: (1') Cacbon là một phi kim có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Vậy, cacbon có những ứng dụng gì và nó có những tính chất như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động cuicHS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon(5’).
- GV: Yêu cầu HS nêu KHHH và NTK của C.
- GV hỏi: Dạng thù hình là gì?
- GV: Giới thiệu về các dạng thù hình của C.
-GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin SGK và nêu tính chất các dạng thù hình của C.
-GV: Giới thiệu thêm về C vô định hình.
- HS: Cacbon: C
NTK: 12
- HS: Trả lời và ghi vở.
- HS: Lắng nghe và ghi vở.
-HS: Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON:
1. Dạng thù hình là gì?
- Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên.
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện
- Than chì: mềm, dẫn điện
- Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện.
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất của cacbon(20’).
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: C hấp phụ màu. Yêu cầu HS quan sát.
-GV: Yêu cầu HS kết luận về tính hấp phụ của C.
-GV: Thế nào là than hoạt tính?
-GV: Giới thiệu về than hoạt tính và các tính chất của than hoạt tính.
-GV: Yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của C.
-GV: Hướng dẫn HS đưa tàn đóm vào bình chứa oxi. HS nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm khử CuO bằng C.
-GV hỏi: Nhận xét hiện tượng sảy ra và viết PTHH
-GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO…
-HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra.
-HS: Trả lời và ghi vở.
-HS: Tìm hiểu thông tin SGk và trả lời
-HS: Suy nghĩ và trả lời.
-HS: Làm thí nghiệm và viết PTHH sảy ra:
C + O2 CO2
-HS: Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và viết PTHH sảy ra.
2CuO + C 2Cu +CO2
II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON:
1. Tính chất hấp phụ:
- Than gỗ, than xương mới được điều chế (gọi là than hoạt tính) Có tính hấp phụ cao
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với O2:
C + O2 CO2
b. Tác dụng với oxit của kim loại:
2CuO + C 2Cu + CO2
- Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO…
Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của cacbon(5’).
-GV: Cho HS đọc SGK sau đó gọi HS nêu ứng dụng của cacbon.
-HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu ứng dụng của các dạng vô định hình của C
III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON:
(SGK)
4. Củng cố 5': GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 5 SGK/84.
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
a. Nhận xét: - Nhaän xeùt thaùi ñoä hoïc taäp cuûa hoïc sinh.
- Ñaùnh giaù khaû naêng tieáp thu baøi cuûa hoïc sinh.
b. Dặn dò: Bài tập về nhà:1,3,4 SGK/ 84.
Soạn đề cương chuẩn bị tiế sau ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 22 hoa 9 tiet 332013 2014(1).doc