1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Học sinh biết: phân loại các hợp chất vô cơ.
Học sinh hiểu: Tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất vô cơ
1.2. Kỹ năng:
Viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ
Rèn kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng
1.3. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, khả năng hợp tác theo nhóm
2.TRỌNG TÂM
- Các loại hợp chất vô cơ
3.CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Sơ đồ câm: Phân loại – Tính chất hóa học các hợp chất vô cơ
3.2. Học sinh:
-Ôn lại: Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, ôn nội dung phần I/42 SGK
-Xem lại các công thức biến đổi, các bước tính theo PTHH.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 18, Bài 13: Luyện tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 - Tiết 18
Tuần dạy: 09
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Học sinh biết: phân loại các hợp chất vô cơ.
Học sinh hiểu: Tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất vô cơ
1.2. Kỹ năng:
Viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ
Rèn kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng
1.3. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, khả năng hợp tác theo nhóm
2.TRỌNG TÂM
- Các loại hợp chất vô cơ
3.CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Sơ đồ câm: Phân loại – Tính chất hóa học các hợp chất vô cơ
3.2. Học sinh:
-Ôn lại: Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, ôn nội dung phần I/42 SGK
-Xem lại các công thức biến đổi, các bước tính theo PTHH.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng: (lồng vào kiến thức cần nhớ và bài tập )
4.3. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Giới thiệu bài
Để củng cố lại các kiến thức đã học ở chương I Nghiên cứu bài 13
HĐ2: Kiến thức cần nhớ
Hoàn thành sơ đồ câm.
Các hợp chất vô cơ
- Chọn chất thích hợp điền vào dấu ? để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên
- Minh họa sơ đồ bằng lí thuyết
Giáo viên tổng hợp lại tính chất hóa học của các hợp chất trên
Quan hệ giữa các hợp chất vô cơ là đa dạng và phức tạp
HĐ3: Bài tập
Bài tập 1:
HS: Đọc BT1
- Nêu nguyên tắc nhận biết?
* Chú ý dấu hiệu nhận biết, nhớ lại tính tan của muối Cl, CO3, SO4
HS: Chọn các thuốc thử có thể nhận biết
Chọn thuốc thử phù hợp
- Học sinh giải vào tập
- Gọi 1 học sinh lên bảng
(Học sinh có thể giải bằng cách khác )
Bài tập 2:
Giáo viên ghi đề bài tập
Hãy điền chữ x vào ô trống nếu có phản ứng, chữ o nếu không phản ứng. Viết các PTHH xảy ra.
Học sinh thảo luận nhóm (4’)
Cho biết các pư trao đổi?
Các pư xảy ra thỏa mãn điều kiện gì của pư trao đổi?
Nhận xét sửa chữa
Bài tập 3:
Làm bài tập 3/43/SGK
Một học sinh đọc đề bài tập và tóm tắt
n = 0,2 mol
mNaOH = 20g
a)m rắn?
b)m sau pư?
Hướng dẫn:
- Nêu lại các bước tính theo PTHH
- Tìm số mol của NaOH
- Xác định chất pư hết, chất dư
- Tính toán theo chất pư hết
GV: Gọi HS nhắc lại phương pháp giải BT 3/43/SGK.
I. Kiến thức cần nhớ
1. Phân loại các loại hợp chất vô cơ:
Các loại hợp chất vô cơ
Muối
Bazơ
Axit
Oxit
Muuối
trunng
hòa
Muối
axit
Bazơ
không
tan
Bazơ
tan
Axit
Không có oxi
oxi
Axit có oxi
Oxit
Axit
Oxit
bazơ
CaO, CO2 HNO3, HCl, NaOH, Cu(OH)2 NaHSO4, Na2SO4
Fe2O3, SO3 H2SO4 , HBr, KOH, Fe(OH)3 , NaHCO3, Na2CO3
2. Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:
Oxitbazơ
Muối
Bazơ
Axit
Oxit axit
+Oxit axit +Oxit bazơ
+Axit +Bazơ
+H2O to +H2O
+Bazơ +Axit
+Axit +kim loại
+Oxit axit +Bazơ
+Muối +Oxit bazơ
+Muối
II. Bài tập
BT1. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 dd sau: HNO3, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4.Viết PTHH.
Giải
- Dùng H2SO4 nhận ra Na2CO3 (có khí thoát ra) và BaCl2 (có kết tủa)
Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
- Dùng BaCl2 nhận ra Na2SO4 (có kết tủa)
- Dùng BaCl2 nhận biết Na2SO4 xuất hiện kết tủa trắng.
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
BT2. Hãy điền chữ x vào ô trống nếu có phản ứng, chữ o nếu không phản ứng. Viết các PTHH xảy ra.
HCl
Na2CO3
BaCl2
NaOH
x
o
o
HNO3
o
x
o
K2SO4
o
o
x
Các PTHH:
NaOH + HCl NaCl +H2O
2HNO3 + Na2CO3 2NaNO3 +H2O +CO2
K2SO4 +BaCl2 BaSO4 +2HCl
BT3: Bài tập 3/43
nNaOH = 0,5 mol
2NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NaCl
0,4mol 0,2mol 0,2mol 0,4mol
a) Cu(OH)2 CuO + H2O
0,2mol 0,2mol
Khối lượng chất rắn thu được:
mCuO = 0,2.80 = 16g
b)Trong nước lọc gồm: NaCl và NaOH dư
mNaCl = 0,4.58,5 =23,4g
mNaOH = (0,5 – 0,4).40 = 4g
4.4. Bài học kinh nghiệm
- BT2: Muốn biết PTHH có xảy ra hay không ta dựa vào đâu?
- BT3: Muốn thực hiện một bài toán dư ta làm theo các bước như thế nào?
- BT2: Dựa vào điều kiện phản ứng nếu thỏa mãn thì xảy ra và ngược lại
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Xem lại các bài tập đã giải.
+ Làm bài tập 2/43
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 14:
Ôn lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ
Kẻ sẳn mẫu tường trình thí nghiệm ra giấy, ghi sẳn cách tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cây đinh Fe 3 phân.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- tiet 18 hay.doc