I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8, rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng lập CTHH .
- Ôn lại các bài toán về tính theo CTHH và tính theo PTHH, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch .
- Rèn kỹ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
II.CHUẨN BỊ :
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1)ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
2) KIỂM TRA: Không
3) BÀI MỚI
176 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Tùng Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cho HS làm theo nhóm, gọi đại diện lên chữa bài.
- Tơ nhân tạo: Chế biến hoá học từ các polime thiên nhiên (tơ visco, tơ axetat...)
- Tơ tổng hợp: Chế tạo từ các chất đơn giản ( Tơ capron, tơ nilon - 66... )
* Tơ hoá học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên: Bền , đẹp, giặt dễ sạch, mau khô...
3. Cao su là gì?
- Cao su là polime ( thiên nhiên hay tổng hợp ) có tính đàn hồi.
- Có 2 loại cao su:
+ Cao su thiên nhiên: được lấy từ mủ cây cao su.
+ Cao su tổng hợp: Được chế tạo từ các chất đơn giản ( Cao su Buna )
* Ưu điểm: Có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện...
II)Luyện tập. Củng cố
1. Bài tập 1: bài tập 54.2 SBT
2. Bài tập 2: Bài tập 54.3 SBT
3. Bài tập 3
a) Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau về thành phần và cấu tạo của tinh bột, protein và nhựa PE.
b) Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất, thấy trong sản phẩm tạo ra có khí nitơ. Hỏi chất đó là chất nào trong các chất trên?
4) Củng cố, đánh giá
- HS đại diện đọc ghi nhớ cuối bài
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài - Làm bài tập 5 ( SGK ) ; 54.5 SBT
- Chuẩn bị tường trình giờ sau thực hành
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 67
Bài 55: thực hành
Tính chất của gluxit
A- Mục tiêu của bài học:
- Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức nghiêm túc, cẩn thận, tiết kiệm... trong học tập, thực hành hoá học
B - chuẩn bị
- Hoá chất: d2 glucozơ, d2 AgNO3, d2 NH3, d2 saccarozơ, d2 hồ tinh bột, dd iod.
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống hút, cốc thuỷ tinh, nước nóng...
C - Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( Bản tường trình)
Nêu tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
3- Bài mới :
GV giới thiệu của thí nghiệm thực hành về tính chất của gluxit ( glucozơ, saccarozơ, tinh bột ).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
- Cho HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
- Cho HS thực hành theo nhóm
- GV lưu ý HS làm đúng thứ tự hướng dẫn, chú ý đun nóng nhẹ.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS phân biệt 3 dd trên theo lí thuyết. GV bổ sung và kết luận.
- GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
- Cho HS thực hành làm thí nghiệm nhận biết theo nhóm.
Hoạt động 3:
- HS đại diện báo cáo kết quả thực hành
- GV nhận xét, cho điểm các nhóm
I) Tiến hành thí nghiệm
1)Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dd amoniac
- Cho vài giọt dd AgNO3 vào dd NH3 trong ống nghiệm, lắc nhẹ.
- Thêm 1 ml dd glucozơ, lắc nhẹ, đun nóng nhẹ trên đèn cồn. ( hoặc đặt vào cốc nước nóng )
- Quan sát hiện tượng xảy ra
2)Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử.
- Nhỏ 1-2 giọit dd iod vào 3 mẫu thử, quan sát hiện tượng để nhận ra 1 mẫu thử .
- NHỏ vào 2 mẫu thử còn lại 3 ml dd NH3, lắc nhẹ, thêm tiếp 3 ml dd AgNO3 vào, lắc mạnh. Ngâm các mẫu thử vào cốc nước nóng. Quan sát để nhận ra 1 mẫu thử.
- Còn lại là mẫu thử cuối cùng
II) Tường trình
HS hoàn thiện tường trình theo mẫu
4) Củng cố, đánh giá:
- HS Thu gom hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thực hành
- GV nhận xét ý thức giờ học.
5) HDVN: Ôn tập các kiến thức đã học
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tiết 68 : ôn tập cuối năm
A. Mục tiêu:
- Nhằm hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về các hợp chất vô cơ, kim loại và phi kim.
- Rèn cho HS kĩ năng viết PTHH, cách giải bài tập tính theo PTHH, giải bài tập có liên quan đến hợp chất vô cơ.
B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Phương pháp: Ôn tập
2. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
C - Tiến trình giảng dạy
1- ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Kết hợp giờ
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
1-Cho HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến:
Hệ thống hoá lại các nội dung đã học phần vô cơ:
? Phân loại các hợp chất vô cơ
? Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
? Mối liên hệ giữa các chất vô cơ.
2- HS cá nhân viét các PTHH cụ thể biểu diễn sự biến đổi qua lại giữa các loại chất vô cơ theo sơ đồ SGK/167, GV nhận xét , sởa sai cho HS:
1) Kim loại và oxit bazơ:
2 Cu + O2 -> 2CuO; CuO + H2 -> Cu + H2O
2) Oxit bazơ và bazơ
Na2O + H2O -> 2NaOH; 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
3) Kim loại và muối
Mg + Cl2 -> MgCl2 CuSO4 + Fe -> Cu + FeSO4
4) Oxit bazơ và muối
Na2O + CO2 -> Na2CO3 CaCO3 -> CaO + CO2
5) Bazơ và muối
Fe(OH)3 + 3HCl -> FeCl3 + 3H2O
FeCl3 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl
6) Phi kim và muối
2KclO3 -> 2KCl + 3O2 ; Fe + S -> FeS
MnO2
7) Oxit axit và muối
K2SO3 + 2HCl -> 2KCl + H2O + SO2
SO3+ 2NaOH -> Na2SO4 + H2O
8) Muối và axit
BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
2HCl + Cu(OH)2 -> CuCl2 + 2HCl
9) Phi kim và oxit axit
4P + 5O2 -> 2P2O5
10) Oxit axit và axit:
P2O5 -> 3H2O -> 2H3PO4
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố:
Bài tập 1: Phương pháp hoá học phân biệt các chất rắn: CaCO3, Na2CO3, Na2SO4
GV hướng dẫn, yêu cầu hs chữa bài
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử
- Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều : Nếu thấy chất rắn không tan là CaCO3, nếu tan tạo thành dung dịch là Na2SO3 và Na2SO4
- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 muối còn lại nếu sủi bọt là Na2CO3, còn lại là Na2SO4
PTHH: Na2CO3 + 2HCl -> 2 NaCL + H2O + CO2
GV có thể đưa các cách phân biệt khác lên bảng phụ cho hs tham khảo.
Bài tập 2: Bài 2/167 sgk:
Gv hướng dẫn : lập các sơ đồ chuyển hoá và viết PTHH
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài:Ví dụ biến hoá sau:
FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2
FeCl2 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl
2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
GV có thể tổ chức cho các nhóm hs thảo luận để sắp xếp thành nhiều dãy chuyển hoá khác nhau và viết PTHH.
4) Củng cố, đánh giá:
- HS đại diện nêu những kiến thức cơ bản đã được ôn tập trong giờ
5) HDVN:
- Về nhà làm bài tập 1,3,4,5 SGK/167 - ôn tập phần hoá hữu cơ.
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tiết 69
Bài 56: ôn tập cuối năm (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Nhằm hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về các hợp chất hữu cơ
- Rèn cho HS kĩ năng viết PTHH, cách giải bài tập tính theo PTHH, giải bài tập có liên quan đến hợp chất hữu cơ.
B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Bảng phụ
C - Tiến trình giảng dạy
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kết hợp giờ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
- Cho HS thảo luận nhóm, điền phiếu học tập
Chất
CTCT
Tính chất hoá học
Phản ứng đặc trưng
ứng dụng
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Rượu etilic
Axit axetic
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố:
Bài tập 1- Bài 3/168 sgk:
Viết các PTHH thực hiện dãy biến hoá hoá học sau:
Tinh bột -> Glucozơ -> Rượu etilic -> axit axetic -> Etyl axetat -> Rượu etilic.
- Cho HS làm vào vở, GV gọi HS lên bảng chữa bài, GV chấm một số bài.
- GV nhận xét HS làm bài và rút kinh nghiệm.
Bài tập 2- Bài 5/168 sgk:
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất sau:
a) CH4; C2H2; CO2
b) C2H5OH; CH3COOH; CH3COOC2H5
c) Dung dịch glucozơ, dd sẩccozo, ddaxxitaxetic.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài tập 3- Bài 6/168 sgk:
Đốt cháy 4,5 gam chất hữu cơ thu 6,6 gam khí CO2 và 2,7 gam H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 60 gam.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Xác định CTPT chất hữu cơ.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS chữa bài.
4) Củng cố, đánh giá:
- HS đại diện nêu những kiến thức cơ bản đã được ôn tập trong giờ
5) HDVN:
- Về nhà làm bài tập 1,2,4,7 SGK - ôn tập giờ sau kiểm tra học kỳ.
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 70: kiểm tra học cuối Năm
A- Mục tiêu của bài học:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về chương trình đã học thông qua bài kiểm tra viết, từ đó giáo viên có phương pháp giảng dạy và chú ý đến đối tượng học sinh trong thời gian tới
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài kiểm tra viết, kĩ năng viết PTHH và giải bài tập hoá học
- Giáo dục cho học sinh tư duy độc lập, tính cẩn thận khoa học
B - chuẩn bị:
Đề bài kiểm tra
C - Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra: Không
3- Bài mới :
A) Đề bài
Câu 1(3đ):
Em hãy nêu tính chất hoá học Clo?
Viết phuong trình phản ứng (nếu có)?
Câu3( 2đ):
Viết các PTHH thực hiện chuyển hoá theo sơ đồ sau:
Saccarozo -> Glucozơ -> Rượu etylic -> Axit axetic -> Êtyl axetat.
Câu4(2 đ):
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau:
Glucozơ, Saccarozo và Axit axetic
Câu 5(3,0 đ):
Cho 2,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và ZnO vào dung dịch CuSO4 dư .
Sau khi phản ứng kết thúc lọc lấy phầm chất rắn không tan rửa sạch rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1,28 gam chất rắn không tan mau đỏ.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
c) Đáp án, biểu điểm
1
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
Cl2 +H2O HCl + HClO
Câu 2
2,0 đ
to
1. C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
axit
Men rượu
2. C6H12O6 2 C6H12O6 + 2CO2
30 – 320C
Men giấm
3. C6H12O6 + O2 CH3COOH + H2O
H2SO4đ
4. CH3COOH + C2H5OH CH3COO2H5 + H2O
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(2,0 đ)
Đánh số các lọ hoá chất, chia ra làm nhiều mẫu thử
Lần lượt cho vào mỗi mẫu thử vài giọt dd Na2CO3
Nếu có sủi bọt khí là axit axetíc, pt:
2 CH3COOH + Na2CO3 -> 2 CH3COONa + CO2 + H2O
Không có hiện tượng gì là Glucozơ và Saccarozo
Cho vào hai mẫu thử còn lại dd AgNO3 đun nóng nhẹ trong NH3
Nếu có lớp Ag ở đáy ống nghiệm là Glucozơ do phản ứng:
C6H12O6 + Ag2O -> C6H12O7 + 2Ag
Còn lại là Saccarozo
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(3,0đ)
a. PTHH: Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu (1)
ZnO + 2HCl -> ZnCl2 + H2O (2)
b. Theo bài và các PTHH ta có: Sau (2) còn 1,28 gam chất rắn màu đỏ là Cu sinh ra ở (1) => nCu(1) = 1,28/ 64 = 0,02 mol
Theo (1) nZn = nCu = 0,02 mol
- > Khối lượng Zn trong A : mZn = 0,02 . 65 = 1,3 gam
-> khối lượng ZnO trong A: m ZnO = 2,11 – 1,3 = 0,81 gam
0,5
0,5
0.5
0,5
0,5
0, 5
4) Củng cố, đánh giá:
- GV thu bài, nhận xét ý thức giờ kiểm tra
5) HDVN:
- ôn tập toàn bộ chương trình
File đính kèm:
- Giao an Hoa 9.doc