Giáo án Hóa học 9 - Chương 3: Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I/ Mục tiêu

 1/ Kiến thức: HS biết được

- Tính chất vật lý của phi kim

- Tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hid9ro6 và với oxi.

- Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh, yếu của mốt số phi kim.

 2/ Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.

- Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.

 3/ Thái độ: HS có niềm tin vào khoa học

II./ Trọng tâm: Tính chất hóa học chung của phi kim

III./ Chuẩn bị:

GV: Làm thử các TN

 Hoá chất: nước cất, quì tím.

 Dụng cụ điều chế và thu khí Clo. Lọ đựng khí Clo. Dụng cụ điều chế khí H2 có ống dẫn khí

 HS: Đọc trước SGK

 

doc28 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Chương 3: Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh) Y/c HS đọc SGK từ đó vận dụng tìm hiểu chu kì 1, 2, 3(về số lượng nguyên tố, điện tích hạt nhân của nguyên tố, số lớp e) Y/c HS quan sát nhóm I, VII trả lời câu hỏi: Các nguyên tố trong cùng nhóm I, VII có gì giống nhau(số e lớp ngoài cùng, tính chất hóa học, điện tích hạt nhân) HS quan sát ô 11, 12 cho biết thông tin về 2 ô nguyên tố. 1/ Ô nguyên tố Ô nguyên tố cho biết : số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, NTK của nguyên tố Số hiệu nguyên tử có số trị bằng đơn vị của điện tích hạt nhânvà bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2/ Chu kì: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì = số lớp e HS đọc SGK từ đó vận dụng tìm hiểu chu kì 1, 2, 3(về số lượng nguyên tố, điện tích hạt nhân của nguyên tố, số lớp e) 3/ Nhóm: Nhóm gồm các nguyên tốp mà nguyên rử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhauđược xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. STT của nhóm = số e lớp ngoài cùng 4/ Củng cố: So sánh tính chất của S, Mg với các nguyên tố lân cận. 5/ Dặn dò: Học bài; BT 5 SGK. Xem tiếp phần còn lại. 6/ Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- **************************** Ngày soạn :11.1.2010 Tuần :21 Ngày dạy: 13.1.2010 Tiết ppct:40 Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt) I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Qui luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm; Ý nghĩa của bảng HTTH 2/ Kĩ năng: Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn; Biết cấu tạo của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. 3/ Thái độ: HS tích cực học tập. II/ Chuẩn bị: HS: đọc trước SGK GV: Bảng tuần hoàn phóng to, ô nguyên tố phóng to, chu kì 2, 3 phóng to, nhóm I, VII phóng to. III/ Tiến trình: 1/ Ổn định: KTSS 9A1 9A2 9A3 2/ KTBC: 3/ Bài mới Hoạt động GV Hoạt động HS III/ Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Y/c HS quan sát chu kì 2 trả lời câu hỏi: Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng chu kì biến đổi như thế nào? Sự biến đổi tính kim loại và phi kim như thế nào? Tương tự xét chu kì 3 *Rút ra kết luận về sự biến đổi trong chu kì Y/c HS quan sát nhóm I, VII trả lời câu hỏi: Số lớp e của cácnguyên tửtừ trên xuống dưới? Tính kim loại và phi kim trong cùng nhóm biến đổi như thế nào? 1/ Trong một chu kì: HS quan sát chu kì 2 trả lời câu hỏi Trong một chu kì khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: +Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 +Tính kimloại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 2/ Trong một nhóm: HS quan sát nhóm I, VII trả lời câu hỏi Trong mộtnhóm khi đi từ từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: +Số lớp e của nguyên tử tăng dần. +Tính kimloại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. IV/ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Y/c hs đọc vd SGK. Cho vd tương tự, y/c hs làm: Cho nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 19, chu kì 4, nhóm 1. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố B và so sánh với các nguyên tố lân cận. Y/c hs đọc SGK Tương tự làm BT 2/101 SGK. Hs đọc vd SGK Hs làm VD tương tự 1/ Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. Hs đọc SGK, làm BT 2/101 SGK. 2/ Biết cấu tạo của nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí, tính chất của nguyên tố đó. 4/ Củng cố: BT 3,4 SGK 5/ Dặn dò: Học bài; BT 6, 7 SGK. Xem trước bài 32 6/ Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ******************** Ngày soạn :17.1.2010 Tuần 22 Ngày dạy: 18.1.2010 Tiết ppct:41 Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về phi kim, cấu tạo và ý nghĩa của bảng HTTH 2/ Kĩ năng: Giải một số bài tập 3/ Thái độ: HS tích cực học tập. II/ Chuẩn bị: HS: Đọc trước SGK.Chuẩn bị trước nội dung ôn tập ở nhà GV: Các câu hỏi để hướng dẫn HS ôn tập III/ Tiến trình 1/ Ổn định: KTSS 9A1 9A2 9A3 2/ KTBC: Kết hợp trong quá trình ôn tập 3/ Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS I/ Kiến thức cần nhớ GV y/c HS thiết lập sơ đồ chuyển hóa thể hiện tính chất của phi kim từ các hợp chất: phi kim, hợp chất khí với hidro, oxit axit, muối. Cho các loại chất: clo, nước clo, khí hidro clorua, nước giaven, muối clorua. Y/c HS thiết lập sơ đồ biểu diễn tính chất hóa học của clo Y/c HS thiết lập sơ đồ 3 như cách trên. Y/c HS nhắc lại cấu tạo, qui luật biến đổi tính kim loại, phi kim theo chu kì, nhóm. HS thiết lập sơ đồ chuyển hóa thể hiện tính chất của phi kim từ các hợp chất: phi kim, hợp chất khí với hidro, oxit axit, muối. 1/ Tính chất của phi kim Sơ đồ 1(SGK) HS thiết lập sơ đồ biểu diễn tính chất hóa học của clo 2/Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể: a/ Tính chất hóa học của Clo Sơ đồ 2(SGK) b/ Tính chất hoá học HS nhắc lại cấu tạo, qui luật biến đổi tính kim loại, phi kim theo chu kì, nhóm. 3/ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học II/ Bài tập Gọi 1 HS lên bảng làm BT 1. Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2. Gọi 4 HS lên bảng làm BT 3. Gọi 1 HS lên bảng làm BT 4. 1 HS lên bảng làm BT 1. Bài tập 1 (1) S+ H2 H2S (2) S + Fe FeS (3) S + O2 SO2 2 HS lên bảng làm BT 2 Bài tập 2: (1) Cl2 + H2 2HCl (2) 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 (3 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO (4) Cl2 + H2O HCl + HClO 4 HS lên bảng làm BT 3. Bài tập 3 (1) C + CO2 2CO (2) C + O2 CO2 (3) 2CO + O2 2CO2 (4) CO2 + C 2CO (5) CO2 + CaO CaCO3 (6)CO2 +2NaOHNa2CO3 + H2O (7) CaCO3 CaO + CO2 (8) Na2CO3+ 2HCl 2NaCl+H2O+ CO2 1 HS lên bảng làm BT 4. Bài tập 4: Điện tích hạt nhân của A là 11+. A có 11 e; 3 lớp e; lớp ngoài cùng có 1 e. A ở đầu chu kì 3 nên A là kim loại hoạt động mạnh. A(Na) là kim loại mạnh hơn Li, Mg. A(Na) là kim loại yếu hơn K. 4/ Củng cố: Kết hợp trong quá trình ôn tập. 5/ Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 5, 6 SGK. Xem trước bài 33: Thực hành 6/ Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ******************* Ngày soạn :19.1.2010 Tuần :22 Ngày dạy: 20.1.2010 Tiết ppct:42 Bài 33: THỰC HÀNH – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về phi kim,tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua. 2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học. Khả năng làm bài tập hoá học 3/ Thái độ: Gd tính cẩn thận, tiết kiệm… trong học tập và thực hành hoá học II/ Chuẩn bị HS: Đọc trước nội dung thực hành, chuẩn bị phiếu thực hành GV: + Làm thử các TN + Hoá chất: Bột CuO, bột than, nước vôi trong [Ca(OH)2], NaHCO3 bột, NaCl (rắn), Na2CO3 (rắn), CaCO3, dd HCl, dd AgNO3, nước cất. + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, nút cao su, ống dẫn khí, đèn cồn. III/ Tiến trình 1/ Ổn định: KTSS 9A1 9A2 9A3 2/ KTBC: 3/ Bài mới Hoạt động GV Hoạt động HS Hướng dẫn HS cách tiến hành Tổ chức cho HS TN Quan sát, theo dõi Hướng dẫn HS cách tiến hành Tổ chức cho HS TN Quan sát, theo dõi Hướng dẫn HS cách tiến hành Tổ chức cho HS TN Quan sát, theo dõi Làm TN 1, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH 1/ Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao. Cách tiến hành: Trộn hỗn hợp CuO: C theo tỉ lệ: 1:2. Cho 1 ít hh vào ống nghiệm. Lắp dụng cụ như hình 3.9 SGK. Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng: Xuất hiện kim loại màu đỏ; nước vôi trong bị đục. Giải thích: C đã khử CuO thành Cu và giải phóng khí CO2 PTHH:C + 2CuO2Cu + CO2 Kết luận: C có tính khử. Làm TN 2, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH b/ Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3 Cách tiến hành: Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 cho vào ống nghiệm. Lắp dụng cụ như hình 3.16 SGK Đun nóng đáy ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng: Xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm; nước vôi trong bị đục. Giải thích: Ở nhiệt độ cao NaHCO3 bị phân huỷ. PTHH: 2NaHCO3 Na2CO3+H2O + CO2 Kết luận: Muối NaHCO3 bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Làm TN 3, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH 3/ Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua. Cách tiến hành: Đánh số thứ tự mỗi lọ; Lấy từng lượng nhỏ mỗi chất để thử. Cho 2ml nước lần lượt vào 3 mẫu thử lắc đều+Mẫu thử nào tan là NaHCO3 và NaCl. +Mẫu thử không tan là CaCO3. Cho 1ml dd HCl lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại: +Mẫu thử nào có sủi bọt khí là NaHCO3 +Mẫu thử còn lại là NaCl PTHH: NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 II/ Viết bảng tường trình: HS hoàn thành bảng tường trình. 4/ Củng cố:Kết thúc buổi thực hành HS: Hoàn thành bảng tường trình; dọn vệ sinh. GV: Nhận xét buổi thực hành về: trật tự, an toàn, mức độ thành công. 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài 34. 6/ Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docchuong_III.doc
Giáo án liên quan