I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nắm được và củng cố một số kiến thức về oxi, không khí, hiđro.
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
- Liên hệ, so sánh, làm bài tập tính theo PTHH.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, làm việc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Các kiến thức ôn tập trong học kì II.
- Một số bài tập vận dụng.
b.Học sinh: Chuẩn bị kiến thức trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 68: Ôn tập học kì II (Tiết 1) - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 35 Ngày soạn: 17/04/2014
Tiết : 68 Ngày dạy: 21/04/2014
ÔN TẬP HỌC KÌ II (T1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nắm được và củng cố một số kiến thức về oxi, không khí, hiđro.
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
- Liên hệ, so sánh, làm bài tập tính theo PTHH.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, làm việc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Các kiến thức ôn tập trong học kì II.
- Một số bài tập vận dụng.
b.Học sinh: Chuẩn bị kiến thức trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’)
8A1…….…………………………………......8A2……..………………………………………….
8A3…….……………………………………..8A4……..………………………………………….
8A5…….……………………………………..8A6……..……………….……………………………
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong chương trình học kì II, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về oxi, không khí, hiđro, dung dịch….. nhằm giúp các em củng cố và nắm chắc hơn những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập học kì II.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(20’).
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời một số câu hỏi sau :
1. Sự oxi hóa là gì?
2. Phản ứng hóa hợp , phản ứng thế là gì?
3. Cách gọi tên oxit, axit, bazơ, muối.
4. Thành phần chính của không khí?
5. Sự cháy? Sự oxi hóa chậm? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy?
6. Cách điều chế oxi ?
- GV: Yêu cầu HS trả lời và chỉnh sửa kiến thức cho HS.
- HS: Các nhóm thảo luận 5 phút và trả lời lần lượt từng câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS: Trả lời và ghi nhớ những nhắc nhở của GV trong quá trình trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2. Bài tập (23’).
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu và làm một số bài tập sau :
Bài tập 1: Cho các công thức hóa học sau: CaO, NO2, HCl, NaOH, CuSO4, P2O5, Fe2O3,Al(OH)3, CaCO3.
Hãy phân loại các chất trên và đọc tên chúng.
- GV: Hướng dẫn HS kẻ bảng và gọi 4HS lên bảng làm bài tập, thu vở 5 HS chấm điểm.
Bài tập 2: (Bài tập 4 SGK/84)
- GV: Hướng dẫn các bước làm bài tập:
+ Tính số mol của P và O2.
+ Lập PTHH và so sánh tỉ lệ để biết chất nào dư, chất nào hết.
+ Dựa vào PTHH để tính số mol chất hết , chất dư.
+ Tính khối lượng oxit tạo thành.
Bài tập 3: Lập PTHH của oxi với các chất sau: Cacbon, nhôm, hiđro. Hãy gọi tên chúng.
- HS: Suy nghĩ và thảo luận để làm bài tập 1:
- HS: Lên bảng làm bài tập và nộp vở bài tập cho GV chấm điểm.
- HS: Suy nghĩ và làm bài tập theo các bước GV đã hướng dẫn:
4P + 5O2 2P2O5
4 5 2
0,4mol 0,5mol 0,2mol
a. Ta có => O2 dư
=> dư = 0,53 – 0,5 = 0,03(mol)
=> dư = n.M = 0,03 . 32 = 0,96(g)
b.
- HS: Tiến hành làm bài tập trong 3’:
C + O2 CO2 Cacbon đioxit.
4Al + 3O2 2Al2O3. Nhôm oxit.
2H2 + O2 2H2O Nước.
3. Dặn dò (1’):
- GV: + Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học bài chuẩn bị ôn tập tiếp theo.
+ Yêu cầu HS làm lại các bài tập Gv đã hướng dẫn và làm các bài tập tương tự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- tiet 68 hoa 8.doc