I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
+ Định nghĩa muối theo thành phần phân tử.
+ Cách gọi tên muối.
+ Phân loại axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng:
+ Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thể.
+ Viết được CTHH của một số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
+ Đọc được tên một số muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
+ Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm :
+ Định nghĩa muối.
+ Cách gọi tên muối.
+ Phân loại axit, bazơ,muối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Bảng phụ có tên muối và CTHH.
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đam thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
8A1 . .8A2 . .
8A3 . .8A4 . .
8A5 . .8A6 . .
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1: Viết công thức chung của axit? Cho VD và gọi tên.
- HS2: Viết công thức chung của bazơ. Cho ví dụ và gọi tên.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57, Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (Tiết 2) - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29 Ngày soạn: 14/03/2014
Bài 37 : AXIT – BAZƠ - MUỐI (T2)
Tiết : 57 Ngày dạy : 17/03/2014
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
+ Định nghĩa muối theo thành phần phân tử.
+ Cách gọi tên muối.
+ Phân loại axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng:
+ Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thể.
+ Viết được CTHH của một số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
+ Đọc được tên một số muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
+ Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm :
+ Định nghĩa muối.
+ Cách gọi tên muối.
+ Phân loại axit, bazơ,muối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Bảng phụ có tên muối và CTHH.
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đam thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
8A1…….…………………………………......8A2……..………………………………………….
8A3…….……………………………………..8A4……..………………………………………….
8A5…….……………………………………..8A6……..……………….…………………………
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1: Viết công thức chung của axit? Cho VD và gọi tên.
- HS2: Viết công thức chung của bazơ. Cho ví dụ và gọi tên.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Vậy là chúng ta đã được tìm hiểu về axit, bazơ. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sang một hợp chất nữa đó là muối. Vậy muối là gì? Được phân loại và cách gọi tên như thế nào?
b. Các hoạt động chính :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Muối (25’).
- GV: Yêu cầu HS viết lại các công thức của muối mà em biết
- GV: Em hãy nhận xét về thành phần của muối.
- GV: Yêu cầu HS rút ra định nghĩa.
- GV: Từ các nhận xét trên em hãy viết công thức chung của muối.
- GV: Gọi HS giải thích công thức.
- GV: Nêu nguyên tắc gọi tên.
- GV: Gọi HS đọc tên các muối sau.
Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3
- GV: Hướng dẫn cách gọi tên muối axit
-GV: YC HS đọc tên 2 muối sau:
KHCO3, NaH2PO4
- GV thuyết trình: muối được chia làm 2 loại là muối axit và muối trung hòa.
- GV: Nêu định nghĩa 2 muối trên và cho ví dụ minh họa.
- GV: Nhận xét.
- HS: Al2SO4, NaCl,Fe(NO3)3
- HS: Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
- HS: Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
-HS: MXAY
- HS: Trong đó M là nguyên tử kim loại ,A là gốc axit.
- HS: Tên muối: Tên Kim loại + tên gốc axit
Al2SO4: Nhôm sunfat
NaCl: natri clo rua
Fe(NO3)3: Sắt III nitrat
- HS: Lắng nghe
- HS:
KHCO3: Kali hidro cacbonat
NaH2PO4: natri dihidro phophat
- HS: Nghe giảng
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
III. MUỐI
1. Khái niệm
- Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
2. Công thức hóa học
- MXAY
- Trong đó: M là nguyên tử kim loại
A là gốc axit
3. Tên gọi
Tên kim loại + tên gốc axit
VD :
Al2SO4: Nhôm sunfat
NaCl: Natri clo rua
Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
KHCO3: Kali hidro cacbonat
NaH2PO4: Natri dihidro phophat
4. Phân loại : 2 loại
- Muối trung hòa : Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3
- Muối axit: KHCO3, NaH2PO4
Hoạt động 2. Củng cố (10’).
- GV: Gọi HS nêu lại các khái niệm axit, bazơ, muối.
- GV: Phát phiếu học tập cho HS
Bài tập: Lập công thức của các muối sau và gọi tên :
a. Canxi nitrat
b. Magiê clorua
c. Nhôm nitrat
d. Barisunfat
e. Canxiphotphat
f. Sắt (III) sun fat
- HS: Nhắc lại
- HS: Làm bài tập vào phiếu học tập
Ca(NO3)2 : Canxi nitrat
MgCl2 : Magie clorua
Al(NO3)3 : Nhôm nitrat
BaSO4 : Bari sunfat
Ca3(PO4)2 : Canxi photphat
Fe2(SO4)3 :Sắt (III) sunfat
4. Dặn dò (3’):
- Dặn các em làm bài tập về nhà: 6 SGK/ 130
- Ôn tập kiến thức bài : Axit – Bazơ – Muối để tiết sau “Bài luyện tập 7”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 57.doc