1. Kiến thức : Biết được:
+ Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.
+ Cách gọi tên axit ,bazơ.
+ Phân loại axit, bazơ.
2. Kĩ năng:
+ Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
+ Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.
+ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
+ Tính được khối lượng một số axit ,bazơ tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
+ Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm :
+ Định nghĩa axit, bazơ.
+ Cách gọi tên axit ,bazơ.
+ Phân loại axit, bazơ.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3908 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 56, Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (Tiết 1) - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 Ngày soạn: 07/03/2014
Bài 37 : AXIT – BAZƠ - MUỐI (T1)
Tiết : 56 Ngày dạy : 10/03/2014
I. MỤC TIÊU : Sau tiết này HS phải :
1. Kiến thức : Biết được:
+ Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.
+ Cách gọi tên axit ,bazơ.
+ Phân loại axit, bazơ.
2. Kĩ năng:
+ Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
+ Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.
+ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
+ Tính được khối lượng một số axit ,bazơ tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
+ Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm :
+ Định nghĩa axit, bazơ.
+ Cách gọi tên axit ,bazơ.
+ Phân loại axit, bazơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên : 2 bảng phụ kẻ trước có tên, CTHH của một số hợp chất axit, bazơ .
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp : Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
8A1…….…………………………………......8A2……..………………………………………….
8A3…….……………………………………..8A4……..………………………………………….
8A5…….……………………………………..8A6……..……………….…………………………
2 Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm quen với 1 loại hợp chất có tên là oxit. Trong các hợp chất vô cơ còn có các lọai hợp chất khác : axit, bazơ, muối. Vậy thì chúng là những chất như thế nào? Có công thức hóa học và tên gọi ra sao? Được phân loại như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
b. Các hoạt động chính :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Axit (17’)
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/126 và kể tên 3 chất axit mà em biết?
- GV: Nhận xét thành phần phân tử của các axit đó?
- GV giới thiệu: Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.
- GV: Hóa trị của gốc axit biểu diễn bằng một gạch nối ( - )
- GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn tên axit, CTHH. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với các nội dung sau
1. Thành phần ( số nguyên tử H và gốc axit)
2. Dựa vào thành phần axit được phân làm mấy loại? Cho ví dụ
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu cách gọi tên của axit
- GV: Yêu cầu HS gọi tên các axit
HBr, HCl, H2SO3, H2SO4
- HS: Đọc thông tin SGK và trả lời : HCl, HNO3, H2SO4
- HS: Quan sát và nhận xét.
- HS: Nghe giảng
- HS: Nghe giảng
- HS: Quan sát bảng phụ và tiến hành thảo luận nhóm:
1. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro
2. Dựa vào thành phần axit được phân làm 2 loại:
Axit có oxi: HNO3, H2SO4
Axit không có oxi: HCl, HBr
- HS: Cách gọi tên axit
Axit + tên phi kim + hidric
- HS: HBr: axit brom hidric
HCl: axit clo hidric
H2SO3: axit sunfurơ
H2SO4: axit sunfuric
I. AXIT
1. Khái niệm
- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
2. Công thức hóa học của axit: HxA
- Trong đó: A là gốc axit
x là chỉ số của H
3. Phân loại : 2 loại
Axit có oxi: HNO3, H2SO4
Axit không có oxi: HCl, HBr
4. Tên gọi
a. Axit không có oxi
Axit + tên phi kim + hidric
b. Axit có oxi
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi
Axit + tên phi kim + ic
+ Axit có ít nguyên tử oxi
Axit + tên phi kim + ơ
Hoạt động 2: Bazơ (18’)
- GV: Dựa vào SGK và kể tên một số CTHH của bazơ mà em biết?
- GV: Nhận xét thành phần phân tử của bazơ đó?
- GV: Thông báo nhóm ( - OH ) có hoá trị I.
- GV: Treo bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận với các nội dung sau :
Thành phần ( nguyên tử kim loại , nhóm OH), hóa trị của kim loại?
- GV: Dựa vào tính tan bazơ được chia làm mấy loại? Cho ví dụ cụ thể?
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết cách đọc tên của bazơ?
- GV: YC HS gọi tên các bazơ:
LiOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
- HS: KOH, Zn(OH)2
- HS: Nhận xét
- HS: Nghe giảng
- HS: Quan sát bảng phụ,thảo luận nhóm.
- HS: Dựa vào tính tan bazơ được phân làm 2 loại
+ Bazơ tan KOH, NaOH
+ Bazơ không tan: Fe(OH)2,
- HS: Tên kim loại (hóa trị)+ hidroxit
- HS: Trả lời
II. BAZƠ
1. Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit ( - OH )
2. Công thức hóa học M(OH)n
- Gồm 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm OH .
3. Phân loại : 2 loại
- Bazơ tan KOH, NaOH
- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Fe(OH)3
4. Tên gọi
Tên kim loại + hidroxit
VD:
LiOH: Liti hidroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hidro xit
3. Cũng cố - nhận xét dặn dò: (5’)
a. Cũng cố: (5’)
- YC HS làm bài tập:Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau : CaO, Fe2O3, SO2, CO2, SiO2, SO3, ZnO, P2O5, MgO, K2O .
b. Dặn dò về nhà(3’): Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2/ 130 .
Chuẩn bị bài “ Tiếp phần Muối”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 56.doc