Giáo án Hóa học 8 - Tiết 50, Bài 34: Bài luyện tập 6 - Hoàng Thị Lan

I Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:

1 Kiến thức

-Củng cố hệ thống các kiện thức và các khái niệm hóa học về tính chất vật lí, tính chất hóa học của khí Hiđro, các ứng dụng và cách điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm.

- HS nhận biết được phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.

2 Kĩ năng

-Rèn luyện kỹ năng viết PTHH về tính chất hóa học của hidro,các phản ứng điều chế hidro

-Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

-Kĩ năng phân tích, tổng hợp làm việc với SGK.

-Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán tính theo phương trình hóa học.

3 Thái độ

- Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học, ý thức tự giác học tập.

 II Chuẩn bị

1 Giáo viên

2 - Máy chiếu, tài liệu liên quan đến môn học.

3 - Chuẩn bị bảng kiến thức tổng hợp cần nhớ, phiếu học tập

2Học sinh

- Ôn tập các kiến thức về tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế khí Hiđro.

-Xem trước các bài tập

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 50, Bài 34: Bài luyện tập 6 - Hoàng Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường CĐSP ĐÀ LẠT Đoàn TTSP năm 3 Tên giáo sinh:KA SĂ RA CHEL Lớp: Sinh - Hóa K 36 GVHD: Hoàng Thị Lan Tuần 26 Ngày soạn : 29/02/2014 Tiết : 50 Ngày dạy :04/03/2014 Lớp : 8A5 Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6 I Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được: 1 Kiến thức -Củng cố hệ thống các kiện thức và các khái niệm hóa học về tính chất vật lí, tính chất hóa học của khí Hiđro, các ứng dụng và cách điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm. - HS nhận biết được phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. 2 Kĩ năng -Rèn luyện kỹ năng viết PTHH về tính chất hóa học của hidro,các phản ứng điều chế hidro -Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. -Kĩ năng phân tích, tổng hợp làm việc với SGK. -Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán tính theo phương trình hóa học. 3 Thái độ - Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học, ý thức tự giác học tập. II Chuẩn bị 1 Giáo viên - Máy chiếu, tài liệu liên quan đến môn học. - Chuẩn bị bảng kiến thức tổng hợp cần nhớ, phiếu học tập 2Học sinh - Ôn tập các kiến thức về tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế khí Hiđro. -Xem trước các bài tập III. Các bước lên lớp Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Ở các tiết trước chúng ta đã được nghiên cứu tính chất, điều chế ứng dụng của Hiđro, phản ứng thế. Để củng cố kiến thức vững chắc hơn chúng ta cùng luyện tập trong bài hôm nay. Bài 34 “BÀI LUYỆN TẬP 6” GV giới thiệu mục tiêu bài học. b. Phát triển bài: Đi từ bài tập để củng cố kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS GHI BẢNG * GV chiếu bài tập 1 lên màng hình: Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của H2 với các chất : O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO . (Ghi rõ điều kiện phản ứng. ). Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ? - Gọi một HS đọc -GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, còn các HS còn lại làm bài vào giấy. Sau 5 phút GV thu một số bài và sửa bài tập. - Từ đó yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của hidro. * Bài tập 2:Hoàn thành PTHH của các phản ứng sau( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) ·Zn + HCl ? + ? (1) ·H2SO4 +Fe FeSO4 + ? (2) ·H2SO4 + Zn ? + H2 (3) · 3H2SO4( l)+2Al ? + 3H2 (4) to ·KMnO4 K2MnO4 +MnO2 + ? (5) - GV giới thiệu thêm: Các axit HCl, H2SO4 ở nồng độ loãng. Nếu dùng ở nồng độ đậm đặc thì một số kim loại sẽ không phản ứng vì nó thụ động với axit đậm đặc. - GV : Qua các phương trình trên ,thì PTHH nào dùng để điều chế khí hidro nêu nguyên liệu điều chế thí nghiệm . và có mấy cách thu khí hidro? - Cũng qua các phản ứng trên yêu cầu HS nhắc lại thế nào la phản ứng thế? - Chiếu câu hỏi trắc nghiệm để nói sơ về ứng dụng của khí hidro. * Bài tập 3: Bài tập nhận biết -GV chiếu bài tập lên màng hình: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các khí : oxi, hiđro, không khí. Bằng thí nghiệm hoá học nào có thể nhận ra các chất khí trong mỗi lọ ? -GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Hỏi: Theo em để nhận biết 3 khí này bằng 1 thí nghiệm hóa học thì ta làm như thế nào? -GV chiếu “TN ảo” để nhận biết 3 chất khí trên. - GV mô tả thí nghiệm: Ta có 3 lọ mất nhãn chứa 3 khí trên. Ta dùng que đóm đang cháy bỏ vào trong 3 lọ: +Lọ đầu tiên không làm thay đổi ngọn lửa. +Lọ thứ 2 làm cho que đóm cháy sáng bùng. +Lọ thứ 3 khí cháy với ngọn lửa xanh mờ. - HS quan sát thí nghiệm ảo . Hỏi: Vậy theo em, lọ đầu tiên chứa khí gì? Lọ 2 chứa khí gì? Lọ 3 chứa khí gi? - Yêu cầu HS hoàn thành vào vở và viết PTHH Bài 4: : BÀI TẬP TÍNH TOÁN a)Hãy viết PTHH của các phản ứng giữa H2 với hỗn hợp đồng (II) oxit và Sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp. b) Nếu thu được 6,00g hỗn hợp 2 kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hidro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu? - Gọi 1 HS tóm tắt đề bài Hướng dẫn giải: - Quan sát - Đọc - PTHH: 2 H2 + O2 2 H2O (Phản ứng hóa hợp vì chất tham gia : 2 chất ; sản phẩm : 1 chất ) to 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O to 3H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O to H2 + PbO Pb + H2O => phản ứng thế vì chất tham gia và sản phẩm : 2 chất tham gia ( 1 đơn chất, 1 hợp chất) - HS nêu được: + Tác dụng với oxi + Tác dụng với một số oxit kim loại + H2 có tính khử -PTHH: ·Zn + HCl ZnCl2 + H2 ·H2SO4+Fe FeSO4+ H2 ·H2SO4 + Zn ZnSO4 + H2 ·3H2SO4+2Al Al2(SO4)3 + 3H2 to ·2KMnO4 K2MnO4 +MnO2+ O2 => 4 phản ứng đầu là Phản ứng thế vì chất tham gia và sản phẩm : 2 chất( 1 chất đơn chất, 1 chất hợp chất). Phản ứng thứ 5 là p/ứ phân hủy dùng để điều chế oxi - Nghe -HS nêu được: + PT 1 , 2 ,3,4 + Nguyên liệu: dd axit ( HCl, H2SO4 (l) ) và một số kim loại ( Al, Fe, Zn) + Có 2 cách thu: Bằng cách đẩy nước và đẩy không khí ( đặt úp ống nghiệm) - Trả lời: Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất - Đọc - HS nêu hướng nhận biết của mình - HS quan sát Giải - Dùng 1 que đóm đang cháy cho vàomẩu thử mỗi lọ: + Lọ làm cho que đóm cháy sáng bùng là lọ chứa khí oxi + Lọ có khí cháy với ngọn lửa xanh mờ là lọ chứa khí hiđro PTHH: to H2 + O2 2H2O + Lọ không làm thay đổi ngọn lửa của que đóm là lọ chứa không khí Tóm tắt cho biết mFe + mCu= 6 g mFe = 2,8 (g) V H2 = (l)(đktc) Giải a. Viết PTHH 1) CuO + H2 Cu + H2O 1 mol 1 mol 1 mol 1mol ? mol 0,05 mol 2) Fe2O3 + 3H2 2 Fe + 3H2O 1 mol 3 mol 2 mol 3mol (đktc) ? mol 0,05 mol b, V H2 = ? (l) => n H2 = n H2(1) + n H2(2) = 0,125(mol) Đáp số: 2,8 lít I . Kiến thức cần nhớ 1. Tính chất hóa học - Tác dụng với oxi 2 H2 + O2 2 H2O - Tác dung với một số oxit kim loại: CuO + H2 Cu+ H2O H2 có tính khử 2. Điều chế : + Nguyên liệu: dd axit ( HCl, H2SO4 (l) ) và một số kim loại ( Al, Fe, Zn) + Có 2 cách thu: Bằng cách đẩy nước và đẩy không khí ( đặt úp ống nghiệm) 3. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất II. BÀI TẬP So sánh 3: Dặn dò - Làm bài tập 3,6 vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài thực hành. - Chuẩn bị báo cáo thực hành Nhận xét của GVHD ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chữ ký của GVHD .....................................................

File đính kèm:

  • docbai 36 luyen tap 6.doc
Giáo án liên quan