Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21-22

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Hiểu đư¬ợc:Trong một PƯHH, tổng khối l¬ượng của các chất phản ứng bằng tổng khối l¬ượng các sản phẩm.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra đ¬ợc kết luận về sự bảo toàn khối l¬ượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết đư¬ợc biểu thức liên hệ giữa khối l¬ượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính đ¬ược khối l¬ượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lư¬ợng của các chất còn lại.

3. Thái độ: Giáo dục tính tích cực, củng cố niềm tin khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1- Dung cụ: Cân, 2 cốcTT

2- Hóa chất: Dd BaCl2; Dd Natri sunfat

3- Tranh vẽ: H2.5 (SGK-48)

4- Bảng phụ: có đề các bài tập vận dụng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức: 8A

 8B

2. Kiểm tra : Phản ứng hóa học là gì ? Viết phương trình chữ của phản ứng đốt cháy khí hidro trong khí oxi tạo thành nước.

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21-22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2013 Ngày giảng: 29/10/2013 Tiết 21-Bài 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được:Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra đợc kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học. - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể. - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. 3. Thái độ: Giáo dục tính tích cực, củng cố niềm tin khoa học. II. CHUẨN BỊ Dung cụ: Cân, 2 cốcTT Hóa chất: Dd BaCl2; Dd Natri sunfat Tranh vẽ: H2.5 (SGK-48) Bảng phụ: có đề các bài tập vận dụng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 8A 8B 2. Kiểm tra : Phản ứng hóa học là gì ? Viết phương trình chữ của phản ứng đốt cháy khí hidro trong khí oxi tạo thành nước. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV Giới thiệu mục tiêu của bài; GV Giới thiệu nhà bác học Lô-mô-nô-xôp và La-voa-diê GV làm thí nghiệmH2.7 + Nêu tên 2dd có trong 2 ố no + Đặt cốc TT chứa 2 ố no ddBariclorua và Natrisunfat lên cân ?Hãy quan sát cân và xác định khối lượng 2 chất? + Đổ dd ở ố no1 vào ố no 2. Qsát hiện tượng và rút ra kluận ?Dấu hiệu nào chứng tỏ có PƯHH xảy ra GV giới thiệu sảnphẩm ?Hãy viết PT chữ của PƯHH này? ?Em hãy quan sát cân và xác định khối lượng của sản phẩm? ? Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng các chất TG và tổng KL của sản phẩm Đó là nội dung cơ bản của định luật ? Nhắc lại ý cơ bản của định luật. GV Gọi HS đọc nội dung định luật ?Nếu kí hiệu khối lượng mỗi chất là m thì công thức về khối lượng của PT chữ trên được biểu diễn ntn? Giả sử có chất tham gia PƯ là A và B, và chất sản phẩm là C và D ?Hãy viết PT chữ và công thức của ĐLBTKL? ?Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng ngtử?Có gì thay đổi trong PƯHH? GV Treo tranh H2.5 ?Bản chất của PƯ hoá học là gì ? ?Số ng tử mỗi ngtố có thay đổi không ? ?Khối lương mỗi ngtử trước PƯ và sau PƯ có thay đổi không? Lưu ý: Chất PƯ chỉ tính phần khối lượng PƯ (không tính phần khối lượng dư ko PƯ) GV đưa ra bài tập 1, yêu cầu HS thảo luận GV hướng dẫn HS làm từng bước GV đưa ra bài tập 2, yêu cầu HS thảo luận GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm từng bước. 1.Thí nghiệm: HS quan sát trả lời: + Htg: có chất rắn, trắng xuất hiệnđã có PƯHH xảy ra. PT chữ: Bari Clorua + Natri sunfat Barisunfat + NatriClorua +Khối lượng ban đầu (khi chưa đổ hai ố no vào nhau) bằng với khối lượng sau phản ứng (sau khi đổ hai ố no vào nhau). Nhận xét : -Tổng khối lượng các chất tham gia = tổng KL sản phẩm. 2*Định luật : -Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia PƯ. Bari Clorua + Natri sunfat Barisunfat + NatriClorua mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisufat + m Natriclorua PƯHH: A + B ® C + D Theo ĐLBTKL có : mA+ mB = mC + mD + Vì me rất nhỏ, ko đáng kể + Trong PƯHH chỉ có thay đổi liên quan đến sự sắp xếp các electronlớp ngoài không ảnh hưởng đến klg hạt nhân Giải thích: - Trong PƯHH, chỉ liên kết giữa các ngtử thay đổi làm cho phân tử này BĐ thành phân tử khác - Số ngtử của mỗi ng tố trước và sau PƯ không đổi (bảo toàn) Khối lượng của mỗi ngtử không đổi Tổng khối lượng của các chất được bảo toàn 3*Áp dụng: mA+ mB = mC + mD mA = (mC + mD) - mB -Dựa vào ĐLBTKL, ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại nếu biết được khối lượng của các chất khác trong PƯ. Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P trong không khí , ta thu được 7,1g hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5) a.Viết PT chữ của phản ứng b. Tính khối lượng oxit đã PƯ HS thảo luận làm bài tập, yêu cầu nêu được: a. Photpho + Khí oxi Đi photpho pentaoxit b. Theo ĐLBTKL có: mphotpho + mkhí oxi = mđiphotpho pentanoxit m khí oxi = mđiphotpho pentanoxit - mphotpho = 7,1 - 3,1 = 4 (g) Bài tập 2: Nung đá vôi (có thành phần chính là CaCO3) người ta thu được 112kg Canxioxit (vôi sống )và 88 kg khí CO2 a .Viết PT chữ của PƯ b.Tính klượng của Canxi cacbonat đã PƯ HS thảo luận làm bài tập, yêu cầu nêu được: a. Canxicacbonat® Canxioxit+Cacbonic b. Theo ĐLBTKL có: mCacxicacbonat = mcanxioxit + mCacbonic = 112 +88 = 200kg 4- Củng cố - HS nhắc lại ND chính của bài - Phát biểu nội dung ĐLBTKL - Giải thích ĐL 5- Hướng dẫn về nhà Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 (SGK- 54) Ngày soạn : 26/10/2013 Ngày giảng : 31/10/2013 TIẾT 22 PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học. 2. Kĩ năng Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia)và sản phẩm. 3. Thái độ. Giáo dục ý thức tích cực học tập, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ HS: Ôn tập các kiến thức: CTHH; ý nghĩa của CTHH; hoá trị, quy tắc hoá trị Tranh H2.5 Bảng phụ ghi nội dung bài luyện tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 8A  8B 2. Kiểm tra Phát biểu nội dung ĐLBTKL và biểu thức của ĐL. 2 HS lên chữa bài 2,3 (lưu lại dùng cho bài mới ) 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV. Theo ĐLBTKL, số ngtử mỗi ngtố trước và sau PƯ không đổi . ? Hãy cho biết số ngtử oxi ở 2 vế PT ® cân bằng ? Bây giờ số số ngtử Mg ở mỗi vế là ? ®cân bằng +Bây giờ PT đã lập đúng - GV Cho HS phân biệt các số 2 trong PT (chỉ số, hệ số) GV Treo tranh 2.5 yêu cầu HS lập PT - Viết PT chữ: Hiđro + oxi ® nước - Viết CTHH các chất có trong PƯ H2 + O2 ® H2O. - Cân bằng PT: 2H2 + O2 ® 2H2O ?Phương trình hóa học là gì? GV: yêu cầu các Hs thảo luận nêu các bước lập PTHH. GV: Thông báo cho hs một số lưu ý khi lập PTHH GV Gọi HS cho biết CTHH các chất tham gia và sản phẩm: GV Hướng dẫn HS cân bằng với nhóm ngtử I . Lập phương trình hoá học : 1. Phương trình hoá học : - HS. Viết CTHH các chất có trong PTPƯ - dựa vào PT chữ BT3 Mg + O2 ® MgO Mg + O2 ® 2 MgO 2Mg + O2 ® 2MgO 2Mg + O2 ® 2MgO -Phương trình hoá học biểu diễn một cách ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp HS thảo luận rút ra các bước lập PTHH 2. Các bước lập PTHH Bước 1 : Viết sơ đồ phản ứng (gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm) Bước 2: Cân bằng số ngtử của mỗi ngtố (tìm hệ số thích hợp đặt trước các CTHH) Bước 3:Viết PTHH. - HS: Nghe và ghi nhớ Bài 1:Biết phot pho khi bị cháy trong oxi thu được hợp chất đi phot pho penta oxit ®Hãy lập phương trình của PƯ HS nêu cách cân bằng P + O2 ® P2O5 P + 5O2 ® 2P2O5 4P + 5O2 ® 2P2O5 Bài tập 2: Lập phương trình của các PƯ sau: a. Fe + Cl2 ® FeCl3 b. SO2 + O2 ® SO3 c. Na2SO4 + BaCl2 ® NaCl + BaSO4 d. Al2O3 + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + H2O HS lên bảng làm , HS khác nhận xét bổ xung a. 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 b. 2SO2 + O2 ® 2SO3 c. Na2SO4 + BaCl2 ® 2NaCl + BaSO4 d. Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 +3H2O 4- Củng cố: - HS đọc KLC (SGK- 57) Trò chơi: Sắp xếp các CTHH của các chất với các hệ số thích hợp để được PTHH đúng: Al2O3; Al; O2 và hệ số: 4, 2, 3 P; P2O5; O2 hệ số: 5; 4; 2 Mg; MgO; O2 hệ số: 2; 1; 2 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 2, 3, 4a, 5a (SGK- 58) Tổ duyệt tiết 21,22

File đính kèm:

  • doctiet 21,22.doc
Giáo án liên quan