I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học .
- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học .
2. Kỹ năng: Làm TN và quan sát TN
3. Thái độ : Chính xác, cẩn thận .
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ H 2.1
* Hóa chất : Bột sắt khử, bột lưu huỳnh (tỉ lệ 7:4 về KL -3:1 về thể tích) , nước, muối ăn, đường
* Dụng cụ : Đèn cồn , nam châm , kẹp gỗ , ống nghiệm, cốc, giá đỡ
- HS: n/c trước bài sự biến đổi chất .
Nghiên cứu trước thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối , đốt cháy đường
III. Tiến trình giảng dạy
1. Tổ chức: 8A
8B
2. Kiểm tra: kết hợp bài mới
3. Bài mới
ĐVĐ : Trong chương trước các em đã học về các chất, trong điều kiện bình thường mỗi chất đều có những t/c nhất định . Nhưng không phải các chất chỉ có biểu hiện về t/c mà chất có thể có những biến đổi khác nhau . Chúng ta tìm hiểu xem chất có thể xảy ra những biến đổi gì? Thuộc hiện tượng nào qua bài sự biến đổi các chất .
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17-18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày giảng: 15/10/2013
CHƯƠNG II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
TIẾT 17 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học .
- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học .2. Kỹ năng: Làm TN và quan sát TN
3. Thái độ : Chính xác, cẩn thận .
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ H 2.1
* Hóa chất : Bột sắt khử, bột lưu huỳnh (tỉ lệ 7:4 về KL -3:1 về thể tích) , nước, muối ăn, đường
* Dụng cụ : Đèn cồn , nam châm , kẹp gỗ , ống nghiệm, cốc, giá đỡ …
- HS: n/c trước bài sự biến đổi chất .
Nghiên cứu trước thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối , đốt cháy đường
III. Tiến trình giảng dạy
1. Tổ chức: 8A
8B
2. Kiểm tra: kết hợp bài mới
3. Bài mới
ĐVĐ : Trong chương trước các em đã học về các chất, trong điều kiện bình thường mỗi chất đều có những t/c nhất định . Nhưng không phải các chất chỉ có biểu hiện về t/c mà chất có thể có những biến đổi khác nhau . Chúng ta tìm hiểu xem chất có thể xảy ra những biến đổi gì? Thuộc hiện tượng nào qua bài sự biến đổi các chất .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng vật lí
GV: Y/c h/s quan sát hình vẽ 2.1 sgk tr 45 .
Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi như thế nào?
Trong các quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái , nhưng không có sự thay đổi về chất
GV: y/c h/s đọc sgk “ Hoà tan …trở lại ”
Hướng dẫn h/s làm TN :
- Hoà tan muối ăn vào nước – quan sát
- Dùng kẹp gỗ kẹp 1/3 ống nghiệm đun trên đèn cồn( quay miệng về phía không có người) .
Quan sát ghi lại quá trình biến đổi .
Qua 2 TN trên em có nhận xét gì ( về trạng thái , về chất )
Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lí . Vậy thế nào là hiện tượng vật lí?
HĐ2: Tìm hiểu về hiện tượng hoá học
GV: Làm TN1
* Sắt tác dụng với lưu huỳnh
-1/Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh ,chia2 phần
- 2/ Đưa nam châm lại gần phần một :
- 3/ Đổ phần 2 vào ống nghiệm đun nóng
Y/c h/s quan sát màu sắc của hỗn hợp
- 4/ Đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được
à Chứng tỏ điều gì?
Em hãy rút ra kết luận .
Gv cho HS phân tích sự khác nhau giữa hỗn hợp ( S và Fe) và hợp chất tạo thành trong ống nghiệm giưã S và Fe khi được đun nóng
Trong hỗn hợp gồm 2 đơn chất (S và Fe), h/c tạo bởi 2 ntố (S và Fe)
Trong hỗn hợp mỗi chất còn giữ nguyyên tính chất và có thể tách bằng PPVL .
TN2: Đun nóng đường
GV hướng dẫn các bước tiến hành TN :
1/ Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm
2/ Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn : q/s và nhận xét
- Sự biến đổi mầu sắc của đường ntn?
- Trên thành ống nghiệm có hiện tượng gì?
- Khi đun nóng đường có sự xuất hiện những chất nào?
Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
Đó là hiện tượng hoá học . Vậy hiện tượng hoá học là gì?
Muốn phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hoá học ta dựa vào dấu hiệu nào?
I . Hiện tượng vật lí
a/ Quan sát
* Thí nghiệm ( sgk tr 45)
Nước Nước Nước
( rắn) (lỏng) ( hơi )
Chỉ có sự biến đổi về thể
Muối ănrắn hoà tan vào nước dd muối muối ănrắn
Chỉ có sự biến đổi về hình dạng
Trong các quá trình rên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất .
H/s đọc sgk
* Khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng ta nói đó là hiện tượng vật lí.
II. Hiện tượng hoá học
a/ Thí nghiệm1
HS theo dõi TN và rút ra nhận xét
-Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang
sang màu xám đen .
- Sản phẩm không bị nam châm hút
chứng tỏ là chất rắn thu được không còn t/c của sắt nữa.
** Qúa trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất ( có chất mới được tạo thành )
b/ Thí nghiệm 2: HS tiến hành TN theo nhóm rút ra nhận xét.
* Nhận xét :
- Đường chuyển dần sang màu nâu , rồi đen
- Thành ống nghiệm có xuất hiện những giọt nước
- Than và nước
Không , vì có sinh ra chất mới
* Hiện tượng hoá học là quá trình biến đổi có tạo ra chất khác.
* Muốn phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hoá học ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra hay không
- Cá nhân n/c trả lời :
HTVL : a,b (vì không có chất mới)
HTHH : c,d (có sinh ra chất mới)
Chất ban đầu là sắt , chất mới là gỉ sắt
Chất ban đầu là xenlulozơ, chất mới là than và nước
4. Củng cố
Trong số những quá trình kể dưới đây :cho biết đâu là HTVL- HTHH ? Giải thích
a) Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
b) Hoà tan axit axetic vào nước được dd axit …loãng dùng làm giấm ăn .
c) Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong kk bị gỉ
d) Đốt cháy gỗ củi
5. Dặn dò
- Bài tập 1à 3 tr 47 SGK
- N/c trước bài phản ứng hoá học ( Thế nào là chất tham gia, sản phẩm, tìm hiểu diễn biến của PƯHH qua H2.5 SGK. Điều kiện phản ứng xảy ra .)
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày giảng: 17/10/2013
Tiết 18 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được PỨHH là một quá trình biến đổi chất nàythành chất khác. Chất phản ứng (ctg) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra. Biết được bản chất của PỨHH là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử , làm cho p.tử này biến đổi thành p.tử khác. Biết được các điều kiện để có PƯHH .
2. Kỹ năng: Viết PT chữ , phân biệt chất tham gia và chất tạo thành trong một phản ứng hoá học
3. Thái độ: Tích cực, say mê
II. Chuẩn bị
- GV-Tranh vẽ H2.5 SGK tr 48 “sơ đồ tượng trưng cho PỨHH giữa hiđro và oxi à nước
- Hoá chất : dd HCl , Zn ( viên )
- Dụng cụ : kẹp ống nghiệm, ống nghiệm
- HS : n/c trước bài PƯHH ( phần I, II, III)
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 8A
8B
2. Kiểm tra
Xét các hiện tượng sau đây và chỉ rõ đâu là HTVL đâu là HTHH?
A/Dây sắt được cắt thành từng đoạn làm đinh sắt .
B/ Nhựa đường được đun nóng chảy lỏng .
C/ Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gĩ .
D/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi .
E/ Khí cacbonic làm đục nước vôi .
3. Bài mới
Các em đã biết khi có biến đổi từ chất này thành chất khác . Ta nói đó là hiện tượng hoá học . Sự biến đổi này diễn ra theo một quá trình , quá trình này gọi là gì ? Vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Từ TN1 (bột S và bột Fe nung nóng )
TN2 (Đun nóng đường ) ở bài trước
GV cho HS hình thành chất ban đầu (chất phản ứng ) và chất mới sinh ra (SP)
* GV cung cấp sơ đồ phản ứng, HS rút ra định nghĩa .
A + B C
A + B C + D
A B + C
* GV hướng dẫn cách đọc
- a/ Lưu huỳnh phản ứng (hay tác dụng) với sắt tạo ra (sinh ra) sắt (II) sunfua .
- b/ Đường phân huỷ thành than và nước .
* Dấu + ở CTG đọc là phản ứng hay t/dụng .
* Dấu + ở SP đọc là và.
BT1:Ghi lại PT chữ của PƯ sau :
Nung nóng canxi cácbonat ta thu được canxi oxit và khí cacbonic ,
Lưu ý:Các quá trình cháy của một chất trong k2 thường là t/d của chất đó với oxi (có trong kk)
BT2:Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau : hiện tượng nào làHTVL, hiện tượng nào HTHH ? viết các PT chữ của các PỨHH sau :
a.Đốt cồn (rượu etylic) trong khí không tạo khí
cacbonic và nước .
b.Chế biến gỗ thành giấy , bàn ghế
c.Đốt bột nhôm trong không khí tạo nhôm oxit
d.Điện phân nước thu hiđro và oxi
HĐ2:Tìm hiểu diễn biến của PƯHH
GV hướng dẫn hs quan sát hình 2.5 sgk tr48
Và nêu hệ thống câu hỏi :
1) Trước PỨ (hình a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
2) Trong PỨ (hình b) Các nguyên tử nào liên kết với nhau ? so sánh nguyên tử hiđro và oxi trong PỨ b và trước PỨ a?
3) sau PỨ c có các P. tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau?
4/Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về :Số nguyên tử mỗi loại, liên kết trong phân tử
GV phân tích thêm :Vậy các nguyên tử được bảo toàn
à Rút ra kết luận về bản chất của PỨHH?
I. Định nghĩa
1à2 HS nhắc lại quá trình diễn ra TN1 và TN2 ở bài trước
HS thảo luận nhóm rút ra : Tên các chất phản ứng à tên các sản phẩm .
TN1 : Lưu huỳnh + sắt Sắt (II) sunfua
TN2 : Đường Nước + than
* Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Chất ban đầu gọi là: chất tham gia phản ứng
- Chất mới sinh ra gọi là : chất tạo thành ( chất sản phẩm).
* Cá nhân hoàn thành BT
BT1 :
Canxicacbonat Canxi oxit + cacbonic
( chất t/g) ( chất sản phẩm )
BT2 :
Hiện tượng vật lí là : b
Hiện tượng hoá học là : a, c, d.
Phương trình chữ :
Rượu etylic + oxi cacbonic + nước
(chất t/g) ( chất sp)
Nhôm + oxi nhôm oxit
Nước Điện phân hiđro + oxi
II. Diễn biến của PỨHH
HS thảo luận nhóm hoàn thành BT
* 1/Có 2 phân tử hiđro và 1 p.tử oxi
2 H liên kết với nhau àH2
2 O liên kết với nhau àO2
2/Trong PỨ các nguyên tử chưa liên kết với
nhau
Số nguyên tử oxi và hiđro ở b bằng Số nguyên tử oxi và hiđro ở a.
3 /Sau PỨ có các p.tử nước (H2O) được tạo thành trong đó 1O liên kết với 2H
4/ Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi ,liên
kết giữa các nguyên tử thay đổi
*Trong PỨHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
4. Củng cố : GV cho HS làm BT5 SGK tr 51
5. Dặn dò
- Làm bài tập 1à4 sgk tr 50
- n/c phần còn lại của bài (IV) “ Làm thế nào nhận biết có PƯHH xảy ra ”
Tổ duyệt tiết 17,18
File đính kèm:
- tiet 17,18.doc