I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được: hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Qui ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II, hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O
- Quy tắc hóa trị: trong hợp chất 2 nguyên tố thì: a.x = b.y ( a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A và B). Quy tắc hóa trị đúng khi cả A và B là nhóm nguyên tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố theo CTHH cụ thể
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận khi tính hoá trị của nguyên tố.
II . PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm nhỏ.
III . PHƯƠNG TIỆN:
1. GV: Bảng 1,2 SGK trang 42, bảng phụ.
2. HS: Đọc trước bài.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị - Trần Thị Xuân Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết:13
Bài 10: HOÁ TRỊ
Ngày soạn: 19/09/11
Ngày dạy: 28/09/11
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được: hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Qui ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II, hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O
- Quy tắc hóa trị: trong hợp chất 2 nguyên tố thì: a.x = b.y ( a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A và B). Quy tắc hóa trị đúng khi cả A và B là nhóm nguyên tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố theo CTHH cụ thể
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận khi tính hoá trị của nguyên tố.
II . PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại.
Nêu và giải quyết vấn đề.
Hợp tác nhóm nhỏ.
III . PHƯƠNG TIỆN:
1. GV: Bảng 1,2 SGK trang 42, bảng phụ.
2. HS: Đọc trước bài.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS báo cáo sỉ số
+ Thế nào là công thức hoá học của đơn chất? Hợp chất? Viết công thức?
+ Nêu ý nghĩa của CTHH ? Thí dụ? Khí Clo?
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
1'
3. Mở bài:
-Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hoá trị là con số biểu thị khả năng đó. Khi biết hoá trị ta sẽ viết đúng và lập được CTHH của hợp chất.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
15/
I . Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định bằng cách nào:
1. Cách xác định:
a/ H hoá trị I ( hoá trị H là 1 đơn vị ).
Thí dụ: Xét:
+ HCl ® Nguyên tố Clo hoá trị I
+ H2O ® Nguyên tố oxi hoá trị II.
+ NH3 ® nguyên tố nitơ hoá trị III.
+ CH4 ® Nguyên tố cacbon hoá trị IV.
- Dựa vào sự liên kết của nguyên tử H.
b/ O hoá trị II ( Hoá trị O bằng 2 đơn vị ).
Thí dụ: Xét:
+ Na2O ® Nguyên tố Na hoá trị I.
+ CaO ® Nguyên tố Canxi hoá trị II.
+ CO2 ® Nguyên tố Cacbon hoá trị IV.
- Dựa vào sự liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi.
c). Nhóm nguyên tử:
Thí dụ:
+ H2SO4 ® Nhóm SO4 hoá trị II.
+ H2O (H-OH) ®Nhóm OH hoá trị I.
2. Kết luận:
- Hoá trị của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( nhóm nguyên tử ) được xác định theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O làm hai đơn vị.
Hoạt động 2: Làm thế nào xác định được hoá trị của 1 nguyên tố.
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục I.1 dựa vào 1 HS biết được muốn so sánh, đều phải chọn mốc so sánh, tức đơn vị so sánh, ở đây chọn H có hoá trị I.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Xét những hợp chất : HCl, H2O, NH3, CH4:
+ Trong 4 hợp chất có nguyên tố nào giống nhau?
+ Nguyên tử Clo, oxi, nitơ, cacbon lần lượt liên kết với bao nhiêu nguyên tử H?
® GV dẫn đến KL: Căn cứ vào số nguyên tử H® Clo hoá trị I.
+ Hãy cho biết hoá trị của nguyên tố O,N,C?
+ Hoá trị 1 nguyên tố trong hợp chất với H được qui định như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về hoá trị của 1 nguyên tố?
- GV đặt vấn đề: Nếu hợp chất không có hiđro thì hoá trị của nguyên tố xác định như thế nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào 1 thảo luận trả lời câu hỏi:
Xét các hợp chất: Na2O, CaO, CO2:
+ Trong 3 hợp chất trên có nguyên tố nào giống nhau?
+ Số nguyên tử O lần lượt là bao nhiêu?
+ 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C lần lượt liên kết với bao nhiêu nguyên tử O?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
+ Hãy cho biết hoá trị của nguyên tố Na, Ca, C?
+ Hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất với O được xác định như thế nào?
- GV: Từ cách xác định hoá trị của nguyên tố ® cách xác định hoá trị của nhóm nguyên tử.
Xét công thức hoá học của: H2SO4, H2O.
+ Từ công thức hoá học cho biết số nguyên tử H?
+ Nhóm SO4, OH lần lượt có hoá trị là bao nhiêu?
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục I.2 trả lời câu hỏi:
+ Hoá trị của 1 nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là gì?
+ Khi xác định hoá trị lấy hoá trị của nguyên tố nào làm đơn vị?
- GV đưa ra kết luận.
- HS đọc 1 mục I.1
- HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nguyên tố H.
+ 1 nguyên tử H, 2 nguyên tử H, 3 nguyên tử H, 4 nguyên tử H.
+ Hoá trị O: II, N: III, C: IV.
+ Khả năng liên kết.
+ Hoá trị của H
- HS tự rút ra kết luận.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nguyên tố O
+ 1 nguyên tử O
+ 2 nguyên tử O
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
+ Hoá trị Na : I, Ca: II, C: IV.
- HS nghe giảng.
- HS cá nhân trả lời.
+ 2 nguyên tử H.
+ SO4 có hóa trị II.
+ OH có hóa trị I
- HS đọc 1 SGK
- HS cá nhân trả lời.
+ Nguyên tố H, O.
- HS tự rút ra kết luận.
20/
II. Quy tắc hoá trị:
1. Quy tắc:
“Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia”
x.a = y.b
2. Vận dụng:
a). Tính hoá trị của 1 nguyên tố :
- Thí dụ: Tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3, biết Clo hoá trị I.
Giải:
- Gọi hoá trị của Fe là a
- Ta có: 1.a = 3.I.
a = 3
- Vậy: hoá trị của Fe là III.
Hoạt động 3 : Qui tắc hoá trị
- GV hướng dẫn HS lập thành tích giữa hoá trị và chỉ số nguyên tử của từng nguyên tố.
- GV nêu thí dụ cách tính từ công thức hoá học của NH3, CO2?
- Nhận xét về các tích số này? Có bằng nhau không?
- GV lưu ý: Cách ghi hoá trị lên đầu kí hiệu.
+ Phát biểu qui tắc về hoá trị
- GV hướng dẫn HS cách tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3.
+ Muốn tính hoá trị gọi hoá trị của Fe là a.
+ Lập thành 1 tích.
- GV yêu cầu HS dựa vào qui tắc về hoá trị lập thành 1 tích.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cách tính hoá trị của 1 nguyên tố?
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
III I
NH3
1 x III ? 3 x I.
IV II
CO2
1 x IV = 2 x II.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
FeCl3.
1.a = 3.I.
- HS tự rút ra kết luận.
Dựa vào quy tắc về hoá trị tính hoá trị của 1 nguyên tố.
4’
Củng cố – đánh giá:
- Hoá trị của 1 nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là gì?
-Khi xác định hoá trị, lấy hoá trị của nguyên tử nào làm đơn vị?
-Phát biểu qui tắc về hoá trị?
- Cho HS làm BT 1,2 SGK tr 38.
Học sinh trả lời câu hỏi và nhận xét
- Làm BT vào vở BT.
1’
Dặn dò:
- Học bài “ Hóa trị”
- Làm BT 3,4 SGk trang 38.
- Đọc bài đọc thêm.
- Xem bài tiếp theo “Hoá trị (tt)”
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- Hoa Tri.doc