I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
Định nghĩa, phân loại, danh pháp.
Hiểu được :
Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.
2. Kĩ năng
Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị:
1. GV
Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH.
Hóa chất : ancol etilic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M và H2SO4 đặc.
2. HV : Học bài cũ - Bài mới
8 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 62, Bài 45: Axit cacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CŨ
Ngày soạn : Ngày dạy : Lớp :
Ngày dạy : Lớp :
Tiết 62– Bài 45: AXIT CACBOXYLIC (1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, danh pháp.
Hiểu được :
- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.
2. Kĩ năng
- Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị:
1. GV
Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH.
Hóa chất : ancol etilic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M và H2SO4 đặc.
2. HV : Học bài cũ - Bài mới
III. Tổ chức hoạt động:
1. KT bài cũ ( 5') : Viết CTCT các anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O và gọi tên chúng ?
2. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hv
Nội dung
Hoạt động 1
Nghiên cứu sgk cho biết định nghĩa axit cacboxylic
hv phát biểu
I.Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp
1. Định nghĩa : Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với ntử cacbon khác hoặc với ntử hidro.
* VD: H-COOH ; CH3-COOH...
Nhóm -COOH là nhóm chức của axit cacboxilic.
Hoạt động 2
từ các ví dụ, gv hướng dẫn hv phân loại axit
gv hướng dẫn cách gọi tên axit
Hv chỉ ra đặc điểm của từng loại axit, dẫn đến phân loại axit
Hv lắng nghe
2. Phân lọai
a. Axit no, đơn, mạch hở
CTchung : CnH2n+1COOH (n ≥ 0)
Hoặc CmH2mO (m ≥ 1)
b. Axit không no, đơn, mạch hở
CT chung :
CnH2n+1-2kCOOH (n ≥ 2)
c. Axit thơm, đơn chức
VD: C6H5-COOH...
d. Axit đa chức: Phân tử có nhiều nhóm COOH.
3. Danh pháp : axit no đơn, mạch hở.
* Tên thông thường :...
* Tên thay thế :
Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.
VD:......
Hoạt động 3
gv phân tích đặc điểm cấu tạo
Hv lắng nghe.
II. Đặc điểm cấu tạo
* Do nhóm chức có chứa nhóm -C=O có O có ĐAĐ lớn nên:
- H trong COOH của axit linh động hơn trong phenol và ancol.
- nhóm -OH trong axit cũng dễ bị đứt ra trong các phản ứng hơn phenol và ancol.
Hoạt động 4
gv yêu cầu hv nghiên cứu tính chất vật lý của axit , giúp hv giải thich nhiệt độ sôi của axit cao hơn của ancol có cùng M.
GDMT: Axit khi ra môi trường thì nó sẽ phản ứng được với nhiều chất khác. Không để axit ra môi trường vì sẽ gây ô nhiễm.
hv nêu tc vật lý
III. Tính chất vật lí
* Tạo liên kết hidro bền hơn ancol nên
- Ở đk thường : chất lỏng hoặc rắn.
- t0s tăng khi M tăng, và cao hơn các ancol có cùng M.
- HCOOH, CH3COOH tan vô hạn trong nước, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M.
- Chua.
3. Củng cố - luyện tập ( 4') :
Viết đồng phan và đọc tên axit của chất có CTPT C5H10O2.
4. Hướng dẫn HV tự học ( 1') : Về nhà soạn bài mới cho tiết sau.
GIÁO ÁN MỚI
Ngày soạn : Ngày dạy : Lớp :
Ngày dạy : Lớp :
Tiết 62– Bài 45: AXIT CACBOXYLIC (1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, danh pháp.
Hiểu được :
- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.
2. Kĩ năng
- Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị:
1. GV :Câu hỏi- Bảng phụ
2. HV : Học bài cùa- Chuẩn bị bài mới
III. Tổ chức hoạt động:
KT bài cũ ( 5') :
Hoàn thành nội dung bảng
CTCT
Phân loại theo gốc H-C
Phân loại theo số lượng nhóm-CHO
CH3CH=O
anđehit no
Đơn chức
CH3CH2CH=O
anđehit no
Đơn chức
CH2 = CH-CHO
anđehit không no
Đơn chức
CH3-CH=CH-CH=O
anđehit không no
Đơn chức
O=CH-CH=O
anđehit không no
Đa chức
anđehit thơm
Đơn chức
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Nội dung
Hoạt động 1:
GV sd slide 1:
? Nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các chất sau đây
(1)HCOOH
(2)CH2=CH-COOH
(3)C6H5COOH
(4)HOOC – COOH
(5)CH3COOH
(6)HC ≡ C – COOH
(7)HOOCCH2COOH
GV nhận xét nội dung trả lời của HV và cho biết đó là axit cacboxylic
Hãy nghiên cứu sgk và các ví dụ hãy cho biết định nghĩa axit cacboxylic
GV sd slide 3 định nghĩa
Axit cacboxylic
GV sd slide 4 giới thiệu một số axit cacboxylic có mặt trong tự nhiên
quả chanh
quả me
quả táo
cà chua
quả nho
giấm ăn
sữa chua
………..
HV nhận xét đặc điểm chung của các chất
Hv khác nhận xét bổ sung
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
I.Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp
1. Định nghĩa : 3’
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với ntử cacbon khác hoặc với ntử hidro.
* VD: H-COOH ; CH3-COOH...
Nhóm – COOH là nhóm chức của axit cacboxilic.
Hoạt động 2
Từ các ví dụ, gv hướng dẫn hvphân loại axit
? Dựa vào các ví dụ trên hãy cho biết cơ sở phân loại các axit
Yêu cầu HV hoàn thiện PHT
GV sd sd slide 5
HVchỉ ra đặc điểm của từng loại axit, dẫn đến phân loại axit
-Theo gốc hiđrocacbon
-Theo số nhóm -COOH
2. Phân lọai : 8’
a. Axit no, đơn, mạch hở
CTchung : CnH2n+1COOH (n ≥ 0)
Hoặc CmH2mO (m ≥ 1)
b. Axit không no, đơn, mạch hở
CT chung :
CnH2n+1-2kCOOH (n ≥ 2)
c. Axit thơm, đơn chức
VD: C6H5-COOH...
d. Axit đa chức: Phân tử có nhiều nhóm COOH.
Đặc điểm phân tử
Loại axit
Ví dụ
*1 nhóm -COOH
Axit đơn chức
HCOOH,
Gốc hiđrocacbon là H hoặc no
Axit no, mạch hở
CH3COOH
Gốc hiđrocacbon
không no
Axit không no
CH2=CH-COOH,
CH ≡ C – COOH
Gốc hiđrocacbon là vòng thơm
Axit thơm
C6H5COOH
* Từ 2 nhóm
– COOH trở lên
Axit đa chức
HOOC – COOH,
HOOCCH2COOH
GV sd slide 6
Yêu cầu HV vận dụng làm BT sau: Cho biết trong số các axit cacboxylic sau, chất nào thuộc loại axit no, đơn chức, mạch hở. Xây dựng CTTQ của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở
C3H7COOH
C2H5COOH
C3H5COOH
HOOCC6H4COOH
C4H9COOH
sd slide 7
HV dựa vào kiến thức đã học tìm câu trả lời
Bài tập vận dung:
C3H7COOH
C2H5COOH
C3H5COOH
C4H9COOH
CTTQ:
CnH2n+1COOH (n ≥ 0)
Hoặc CmH2mO2 (m ≥ 1)
Hoạt động 3
Yêu cầu HV nghiên cứu SGK đưa ra cách gọi tên thay thế và tên tt, nhận xét câu trả lời của HV và sd slide 8
Giới thiệu cách gọi tên
Yêu cầu HV vận dung là BT sau : Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của các axit cacboxylic có công thức phân tử C5H10O2
Nghiên cứu trả lời
Vận dụng thực hiện viết CTCT - gọi tên
3. Danh pháp : 10’
(axit no đơn, mạch hở)
* Tên thông thường :...
* Tên thay thế :
Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.
VD:......
BÀI TẬP ÁP DỤNG
CH3 –CH2 – CH2 – CH2 – COOH
CH3 – CH2 – CH – COOH
|
CH3
CH3 – CH –CH2 – COOH
|
CH3
CH3
|
CH3 – C – COOH
|
CH3
Hoạt động 4
GV sd slide 9 gv phân tích hiệu ứng dich chuyển electron
HV lắng nghe.
II. Đặc điểm cấu tạo 5’
* Do nhóm chức có chứa nhóm -C=O có O có ĐAĐ lớn nên:
- H trong COOH của axit linh động hơn trong phenol và ancol.
- nhóm -OH trong axit cũng dễ bị đứt ra trong các phản ứng hơn phenol và ancol.
Hoạt động 5
Yêu cầu HV nghiên cứu nêu các tính chất vật lý cơ bản của axit ….theo hướng dẫn :
Trạng thái
Nhiệt độ sôi
Tính tan
? Vì sao axit axit cacboxylic có nhiệt độ sôi …..
GV sd slide 10 – 11 yêu cầu hv nghiên cứu tính chất vật lý của axit , giúp hv giải thich nhiệt độ sôi của axit cao hơn của ancol có cùng M.
GDMT: Axit khi ra môi trường thì nó sẽ phản ứng được với nhiều chất khác. Không để axit ra môi trường vì sẽ gây ô nhiễm.
HV nghiên cứu nêu các tính chất vật lý cơ bản của axit ….theo hướng dẫn :
Trạng thái
Nhiệt độ sôi
Tính tan
Do tạo liên kết hidro ….
III. Tính chất vật lí 10’
- Trạng thái: ở điều kiện thường, axit cacboxylic ở trạng thái lỏng hoặc rắn
- Nhiệt độ sôi: Tăng theo chiều tăng của phân tử khối. tos cao hơn anđehit, xeton và ancol tương ứng có cùng nguyên tử C
- Tính tan: do có liên kết hiđro với nước, các axit tan trong nước
- Chua.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
So sánh nhiệt độ sôi của các chất lỏng sau? Giải thích?
GV sd slide 12
HV thảo luận nhóm trình bày
- Giữa các phân tử axit và phân tử ancol có liên kết hiđro
Giữa các phân tử anđehit không có liên kết hiđro
Nhiệt độ sôi:
CH3COOH, C2H5OH > CH3CHO
Liên kết giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol
Nhiệt độ sôi:
CH3COOH > C2H5OH > CH3CHO
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Giữa các phân tử axit và phân tử ancol có liên kết hiđro
Giữa các phân tử anđehit không có liên kết hiđro
Nhiệt độ sôi:
CH3COOH, C2H5OH > CH3CHO
Liên kết giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol
Nhiệt độ sôi:
CH3COOH > C2H5OH > CH3CHO
3. Củng cố - luyện tập ( 4') :
Một axit no, đơn chức, mạch hở (A) có tỉ khối hơi so với hiđro là 30. Tìm CTCT (A).
Giải : CTTQ: CnH2n+1 COOH
daxit/H2 = 30 . CnH2n+1 COOH
Ta có: 14n + 46 = 60→ n = 1 Vậy axit : CH3COOH
4. Hướng dẫn HV tự học ( 1') : Về nhà soạn bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- GA DM PP HOA 11.doc