I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu:
* Hóa trị trong hợp chất ion.
* Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị.
* Số oxi hóa là gì?
2. Về kĩ năng: Vận dụng các qui tắc để xác định hóa trị và số oxi hóa trong hợp chất ion và cộng hóa trị.
II. CHUẨN BỊ:
HS: SGK
GV: Các bài tập ví dụ các trường hợp xác định hóa trị và số oxi hóa theo từng qui tắc trong hợp chất ion và cộng hóa trị
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu:
* Hóa trị trong hợp chất ion.
* Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị.
* Số oxi hóa là gì?
2. Về kĩ năng: Vận dụng các qui tắc để xác định hóa trị và số oxi hóa trong hợp chất ion và cộng hóa trị.
II. CHUẨN BỊ:
HS: SGK
GV: Các bài tập ví dụ các trường hợp xác định hóa trị và số oxi hóa theo từng qui tắc trong hợp chất ion và cộng hóa trị
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Dùng ví dụ minh họa và bài tập để khắc sâu kiến thức.
IV. KIỂM TRA BÀI CŨ:
HS 1
HS 2
Xác định liên kết tạo thành trong các chất (theo đâđ):
HF, Cl2, H2S, Br2, MgCl2, AlCl3.
Viết CT electron, CTCT các hợp chất sau: Cl2, H2S, N2
V. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Cho hs nghiên cứu SGK, trả lời:
- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion là gì?
- Cách xác định?
* Chú ý:
Hóa trịhợp chất ion = Điện hóa trị (điện tích ion)
Muốn xác định điện hóa trị phải xác định được điện tích của nguyên tố trong hợp chất đó
Hoạt động 2:
Cho hs nghiên cứu SGK, trả lời:
- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị là gì?
- Cách xác định?
* Chú ý:
Muốn xác định cộng hóa trị phải viết được công thức cấu tạo của phân tử.
Hoạt động 3:
Cho hs nghiên cứu SGK, trả lời:
- Số oxi hóa của nguyên tố là gì?
- Cách xác định?
I. HÓA TRỊ
Hoá trị trong hợp chất ion:
- Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
VD: NaCl
* Điện hóa trị của Na: 1+
* Điện hóa trị của Cl: 1–
VD: MgCl2
* Điện hóa trị của Mg: 2+
* Điện hóa trị của Cl: 1–
Chú ý: - Điện hóa trị: ”số trước, dấu sau”
Kim loại nhóm IA, IIA, IIIA: có điện hoá trị 1+, 2+, 3+
Phi kim nhóm VIA, VIIA: có điện hoá trị 2-,1-
Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị:
- Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị
VD: CH4
* Cộng hóa trị của C: 4
* Cộng hóa trị của H: 1
VD: HCl H – Cl
* Cộng hóa trị của H: 1
* Cộng hóa trị của Cl: 1
Chú ý: Cộng hóa trị: ”Không có dấu”
II. SỐ OXI HÓA
Định nghĩa:
- Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
Quy tắc xác định:
- Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
VD: Fe, Cl2, S, … có số oxi hóa là 0
- Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.
- Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
VD: Ba2+ có số oxi hóa: +2
Cl– có số oxi hóa: –1
- Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
- Trong hợp chất, số oxi hóa của hidro bằng +1 (trừ hidrua kim loại),số oxi hóa của oxi bằng –2(trừ peoxit).
VD: NH3 số oxi hóa của H: +1
số oxi hóa của N: –3
Chú ý: Ghi số oxi hóa ở phía trên nguyên tử của nguyên tố, “dấu trước, số sau”.
* CỦNG CỐ BÀI:
VD: Xác định số oxi hóa của S, N trong các chất:
H2S, H2SO4, H2SO3, SO2
HNO3, NO2, NO, NO3-, NH4+
* DẶN DÒ: Bài tập sgk,
File đính kèm:
- Bai 15.doc