Hoạt động 1: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
GV:
1. Thế nào là tính kim loại, tính phi kim ? Các tính chất đó biến đổi như thế nào trong cùng một chu kỳ hay một nhóm ?
2. So sánh tính kim loại của Na(Z=11), Mg(Z=12), K(Z=19).
HS: Trả lời. HS khác nghe và nhận xét, sửa và bổ sung cho câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, tổng kết và cho điểm.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10:
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
Về kỹ năng
Giải các bài tập: quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, quan hệ giữa vị trí và tính chất, so sánh tính chất của mộ nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy học
Nội dung tóm tắt
Hoạt động 1: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
GV:
Thế nào là tính kim loại, tính phi kim ? Các tính chất đó biến đổi như thế nào trong cùng một chu kỳ hay một nhóm ?
So sánh tính kim loại của Na(Z=11), Mg(Z=12), K(Z=19).
HS: Trả lời. HS khác nghe và nhận xét, sửa và bổ sung cho câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 3: Mở đầu bài giảng
GV: Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn của các tính chất như tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, …, định luật tuần hoàn. Nhưng ý nghĩa của bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
HS: Chia thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời vào phiếu học tập số 1.
Phiếu số 1: Cho nguyên tử S(Z=16):
- Cấu tạo nguyên tử:
Số electron: …………………………………………
Số proton: ……………………………………………
Cấu hình electron: …………………………………
Số lớp: ………………………………………………
Số electron lớp ngoài cùng: ………………………
- Vị trí trong bảng tuần hoàn:
Stt ô nguyên tố: ………………………………………
Chu kỳ: ………………………………………………
Nhóm: …………………………………………………
- Tính chất:
Tính kim loại hay phi kim:…………………………
Vì: ……………………………………………………………
Hóa trị cao nhất với oxi:……………………………
Công thức phân tử oxit cao nhất và hydroxit: …………………………………………………………
Tính chất của oxit và hydroxit: ……………………
Hóa trị trong hợp chất khí với hydro: ……………
- So sánh tính chất của S với P và Cl:
Tính phi kim: …………………………………………
Độ âm điện: …………………………………………
Tính chất của oxit: …………………………………
Tính chất của hydroxit: ……………………………
(nhóm 2 trả lời vào phiếu học tập tương tự nhưng với 1 nguyên tố khác ví dụ Mg(Z=12))
HS: Cử đại diện lên trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Qua bài tập trên, chúng ta thấy rằng dựa vào bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn, chỉ cần biết số hiệu của 1 nguyên tử chúng ta có thể suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố đó, so sánh nó với các nguyên tố lân cận. Đó chính là ý nghĩa của bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
GV: Có thể mở rộng: Dựa vào bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn chúng ta còn có thể dự đoán những tính chất của 1 nguyên tố chưa tìm ra. Như Mendeleev, ông đã dự đoán được rất chính xác 2 nguyên tố chưa tìm ra vào thời của ông được ông gọi là êka nhôm và êka silic.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử.
GV: Dựa vào bài tập chúng ta đã thảo luận ở trên, các em hãy trả lời vào phiếu học tập số 2.
Phiếu số 2: Ghép đôi một ý ở cột vị trí với một ý tương ứng ở cột cấu tạo:
Vị trí
Cấu tạo
1. Ô nguyên tố
A. Số lớp electron
2. Chu kỳ
B. Số electron (số proton, số hiệu nguyên tử)
3. Nhóm
C. Số electron lớp ngoài cùng
1……… 2……… 3………
HS: Trình bày câu trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
GV: Tổng kết thành bài học.
GV: Cho ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1: vị trí → cấu tạo
- Ví dụ 2: cấu tạo → vị trí
HS: Tự làm các ví dụ của GV. Lên bảng trình bày.
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của một nguyên tố.
GV: Để trả lời các câu ở phần tính chất trong phiếu số 1, em dựa vào yếu tố nào ? Hãy trình bày cách suy luận của em.
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng kết thành bài học.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
GV: Em dựa vào yếu tố nào để trả lời cho câu hỏi ở phần so sánh tính chất ? Hãy trình bày lại cách suy luận của em.
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng kết thành bài học.
Hoạt động 6: Củng cố bài giảng và cho bài tập về nhà
GV: Củng cố bài giảng bằng những bài tập cụ thể, tương tự như phiếu học tập số 1.
GV: Hướng dẫn và học sinh làm bài tập về nhà.
Bài 10:
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ
Số thứ tự của nguyên tố = Số hiệu = Số đơn vị ĐTHN = Số proton = Số elctron.
Số thứ tự chu kỳ = Số lớp electron
Số thứ tự của nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng = Số electron hóa trị
QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ
Nhóm
IA→IIIA
IVA→VIIA
Tính chất
Kim loại
Phi kim
Hóa trị cao nhất với oxi
= số thứ tự nhóm
Hóa trị trong hợp chất khí với hydro
Không
= 8 – số thứ tự nhóm
Tính chất oxit và hydroxit
Tính bazơ
Tính axit
SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN
Tính chất
Chu kỳ
Nhóm
Tính kim loại
Giảm
Tăng
Tính phi kim
Tăng
Giảm
Độ âm điện
Tăng
Giảm
Tính axit của oxit và hydroxit
Tăng
Giảm
Tính bazơ của oxit và hydroxit
Giảm
Tăng
jgdfkgk
File đính kèm:
- Bai 10.doc