Giáo án Hóa học 10 - Chương: Halogen

1. Kiến thức:

* HS biết:

- Thành phần của nước javen, clorua vôi và ứng dụng, cách điều chế.

* HS hiểu:

- Nguyên nhân làm cho nước javen và clorua vôi có tính tẩy màu, sát trùng.

2. Kĩ năng :

- Dựa vào cấu tạo phân tử để suy ra tính chất của chất.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập PTHH của phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

3. Thái độ :

- Tích cực, tư duy và sáng tạo.

- Say mê và yêu thích môn học.

II. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại.

III. Chuẩn bị:

* GV: Giáo án và SGK.

* HS:

- SGK, vở ghi.

- Đọc trước bài ở nhà.

 

doc28 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chương: Halogen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Hoạt động 3: GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS: hoàn thành (viết sản phẩm và cân bằng) PTPƯ điều chế clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. Sau 2 phút yêu cầu 3 HS viết 3 phương trình trong phiếu học tập: to MnO2 + HCl KMnO4 + HCl Đpdd có màng ngăn NaCl + H2O Điều chế: xem sgk Hoạt động 4: GV yêu cầu HS nhắc lại phương pháp nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I-, viết các phương trình phản ứng vào phiếu học tập số 4 và cho biết màu kết tủa: NaF + AgNO3→ NaCl + AgNO3→ NaBr+ AgNO3→ NaI + AgNO3→ GV yêu cầu 2 học sinh lên hoàn thành các phương trình trên. Nhận biết: bằng dung dịch AgNO3 NaF + AgNO3→ Không tác dụng. NaCl + AgNO3→ AgCl↓(Màu trắng) + NaNO3 NaBr+ AgNO3→ AgBr↓(màu vàng nhạt) + NaNO3 NaI + AgNO3→ AgI↓(màu vàng) + NaNO3 Hoạt động 5: GV đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để học sinh làm Khi học sinh chọn thì GV yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn phương án trên: Câu 1: Trong các tính chất sau, tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen ? A. Phân tử gồm 1 nguyên tử B. Ở nhiệt độ thường, chất ở thể rắn. C. Có tính oxi hóa mạnh. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ? Từ F2 đến I2 tính oxi hóa…(1)…Vì từ F đến I …(2)... giảm dần ,(3)...tăng dần. Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các Halogen? A. I2, Br2, Cl2, F2 B. F2, Cl2, Br2, I2 C. Cl2, Br2, I2, F2 D. Br2, Cl2, F2, I2 Câu 4: Số oxi hoá của clo trong các hợp chất là: A. –1 , 0 B. –1 C. 0 D. –1 , +1, +3, +5, +7 Câu 5: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tính axit? A. HF, HCl, HI, HBr. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HF, HCl, HBr, HI. D. HI, HF, HBr, HCl. Câu 6 : Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl dư, hiện tượng xảy ra là : A. có kết tủa trắng. B. không có hiện tượng gì. C. có khí không màu thoát ra. D. có khí màu vàng thoát ra. Câu 7: Trong phân tử axit HClO thì Cl có số oxi hóa là: -1 +1 +3 +5 Câu 8 : Dãy chất nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl? A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2. C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. Ag(NO3), MgCO3, BaSO4. Câu 9 : Clo không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D.NaBr Câu 10 : Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại ? A. Fe B. Cu C. Zn D. Ag Câu 11 : Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,1M và NaCl 0,1M. Kết tủa tạo thành có khối lượng : A. 1,532g B. 2,705g C. 2,870g D. 1,435g GV gợi ý cho HS: viết ptpư, từ đó tính số mol kết tủa tạo thành. Câu 12: Đổ 100g dung dịch HBr 8,1% vào 50ml dung dịch NaOH 1M. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào ? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu . D. Không xác định được. GV gợi ý cho HS: tính khối lượng HBr dựa vào khối lượng dung dịch và nồng độ phần trăm từ đó tính số mol HBr đã cho, tính số mol NaOH từ thể tích và nồng độ mol/lit.Viết ptpu từ đó tính số mol chất dư và xác định môi trường. Câu 13 : Cho 0,48 gam một kim loại X có hóa trị II, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Kim loại X là : A. Mg B. Zn C. Fe D. Ca GV gợi ý cho HS: tính số mol khí, viết phương trình phản ứng, sau đó dựa vào phương trình tính số mol X→ khối lượng mol của X và xác định X. Câu 14: Trong phương trình phản ứng: HCl + KMnO4 ® KCl+ Cl2 + MnCl2+ H2O Tổng hệ số nguyên (đơn giản nhất) của các chất trong phản ứng trên là : A. 25 B. 35 C. 30 D. 28 GV gợi ý cho HS: cân bằng phản ứng và tính tổng hệ số cân bằng. Vận dụng: Trắc nghiệm: Đáp án C. Đáp án: (1) giảm dần (2) độ âm điện (3) bán kính nguyên tử. Đáp án: A. Đáp án: D. Đáp án: C. Đáp án: C. Đáp án: B. Đáp án B. Đáp án B. Đáp án C. Đáp án: D. Lời giải: Chỉ có NaCl phản ứng. nNaCl = 0,1 * 0,1 = 0,01 mol. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3 0,01 mol 0,01 mol → mkết tủa = 0,01* 143,5= 1,435 gam Đáp án: A. Lời giải: mHBr = (C% * mdd)/100 = 8,1 gam. → nHBr = 0,1 mol. nNaOH = CM* V =1* 0,05 = 0,05 mol. NaOH + HBr → NaBr + H2O 0,05 mol → 0,05 mol →nHBr dư = 0,05 mol→ dung dịch thu được có môi trường axit nên làm cho giấy quỳ hóa đỏ. Đáp án: A Lời giải: nkhí= V/ 22,4 = 0,448/ 22,4 = 0,02 mol. X + 2HCl → XCl2 + H2↑ →nkhí = nX = 0,02 mol → MX = 0.48/0.02 = 24 → X là Mg. Đáp án: B. Hoạt động 6: Câu 1: Nhận biết các 6 bình đựng các dung dịch sau bằng 2 hoá chất : NaCl, NaF, NaBr, HCl, NaOH, HNO3. GV gợi ý cho HS:chỉ được dùng 2 hóa chất để nhận biết 6 dung dịch trên.Có thể chia ra thành các nhóm: axit, bazơ, muối. Phân biệt axit và bazơ bằng hóa chất gì,phân biệt các muối bằng hóa chất gì. GV yêu cầu HS phân biệt các dung dịch trên. Câu 2:Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có : Fe → FeCl2 → NaCl → Cl2 → HCl FeCl3 GV yêu cầu 2 HS lên hoàn thành 2 chuỗi phản ứng trên. Tự luận: Câu 1: Không đổi màu AgNO3 Câu 2: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ FeCl2 +2 NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ đpdd có mn 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ H2 + Cl2 → 2HCl↑ 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 FeCl3 + 3 NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓ Hoạt động 7: Câu 3: Sục khí Clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,40 gam NaCl thì thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu?( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn ). GV gợi ý cho HS: viết ptpư, từ ptpư tính tổng số mol Cl2 đã tham gia pư, sau đó tính thể tích Cl2. Câu 4: Cho a gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí ở đktc. Giá trị của a là? GV gợi ý cho HS: tính số mol khí sinh ra, viết ptpư, từ ptpư tính số mol KMnO4 và tính a. Câu 5 : Cho hỗn hợp gồm 5,4 g Al và 3,2 g Cu, tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được ở đktc là ? GV gợi ý cho HS:viết ptpư và tính số mol khí tạo thành dựa vào phương trình, từ đó tính thể tích khí. Câu 6: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2 , biết rằng khí clo sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dung dịch NaI. GV gợi ý cho HS: viết ptpư của clo phản ứng với NaI, từ đó tính số mol khí clo đã tham gia phản ứng. Viết ptpư của HCl và MnO2, từ số mol clo sinh ra đã tính ở trên tính số mol của HCl rồi suy ra khối lượng của HCl cần tìm. Câu 7: Một dung dịch có hòa tan hai muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của hai muối trong dung dịch, biết rằng 50 gam dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch AgNO3 8 %, có khối lượng riêng là D= 1,0625g/ cm3. GV gợi ý cho HS: tính khối lượng dung dịch AgNO3, từ đó tính khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng, sau đó tính tiếp số mol AgNO3. Viết các ptpu từ phương trình đó lập hệ phương trình tính số mol của 2 muối ban đầu. Do nồng độ phần trăm của hai muối và khối lượng dung dịch bằng nhau nên khối lượng 2 muối là bằng nhau. Giải hệ phương trình tìm được số mol của muối, từ đó tính được khối lượng và nồng độ C%. Câu 8: Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85 gam NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34 gam AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc. Tính khối lượng chất kết tủa thu được. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể. GV gợi ý: viết phương trình phản ứng, tính số mol NaCl và số mol AgNO3, dựa vào phương trình phản ứng để xem chất nào dư, dựa vào số mol của chất phản ứng đủ để tính số mol kết tủa và sản phẩm. Trong nước lọc vừa có sản phẩm còn lại, vừa có chất còn dư. Câu 3: Giải: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl+ Br2 x (mol) 2x (mol) Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 y (mol) 2y (mol) Ta có: 2x + 2y = 23.4/58.5 = 0.4 mol → x+ y = 0.2 mol → thể tích khí Cl2 đã phản ứng là: V = 0.2* 22.4 = 4.48 lit. Câu 4: số mol khí : n= 5.6/22.4 = 0.25 mol 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2↑ +8H2O 2 mol 5 mol x mol 0.25 mol → x= 0.1 mol→ a = 0.1* 158 = 15.8 gam. Câu 5 : chỉ có Al phản ứng với HCl tạo thành khí H2. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ 0,2 mol 0,3 mol → Vkhí = 0,3 * 22,4 = 6,72 lit. Câu 6: nI2 = 12,7/ 254 = 0,05 mol Cl2 + 2NaI → I2 + 2NaCl 0,05 mol ← 0,05 mol to 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2↑ + H2O 0,2mol 0,05 mol → mHCl = 0,2 * 36,5 = 7,3 gam. Câu 7: mddAgNO3 = 50 * 1,0625= 53,125 gam. →nAgNO3= (53,125*8) / (170* 100) = 0,025 mol. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3 x mol x mol NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 y mol y mol x+y= 0,025 (1) C% bằng nhau và mdd bằng nhau → khối lượng = nhau: 103 x = 58,5 y (2) Giải (1) và (2) → x= 0,009 y=0,016 mNaBr= mNaCl = 0,927g →C% = (0,927* 100)/50 = 1,85%. Câu 8: nNaCl = 5,85/ 58,5 = 0,1 mol. nAgNO3 = 34/ 170 = 0,2 mol. Phương trình phản ứng: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 0,1 mol→ 0,1 mol → 0,1 mol → 0,1 mol →mAgCl = 0,1 * 143,5 = 14,35 gam. Vdd = 200 + 300 = 500 ml. CM NaNO3 = 0,1/ 0,5 = 0,2 mol/l. n AgNO3 dư = 0,1 mol. → CM AgNO3 dư = 0,1/ 0,5 = 0,2 mol/ l. Dặn dò: Đọc trước bài thực hành để chuẩn bị cho tiết sau. Làm các bài tập còn lại trong Sgk và sách bài tập để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết PHIẾU HỌC TẬP: Phiếu học tập số 1: Viết cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố Halogen và cấu tạo phân tử Halogen: Nguyên tố halogen F Cl Br I Cấu hình e lớp ngoài cùng (ns2np5) Cấu tạo phân tử Phiếu học tập số 2: viết các phản ứng của các halogen với kim loại, H2 và H2O, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: X2 Với kim loại Phản ứng với kim loại tạo muối ……………. : ? Cl2 + Na → ………. I2 + Al …………… Với H2 ? ? H2+ F2 ……………….. ? H2 + Cl2 ……………. ? H2 + Br2 ……………. H2 + I2 …………… Với H2O F2 + H2O …………. Cl2 + H2O ………….. Br2 + H2O ………….. I2 + H2O …………… Phiếu học tập số 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp sau: MnO2 + HCl ……………………………………. KMnO4 + HCl …………………………………… Đpdd có màng ngăn NaCl + H2O …………………………. Phiếu học tập số 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, cho biết màu kết tủa (nếu có): NaF + AgNO3→……………………………… NaCl + AgNO3→…………………………….. NaBr+ AgNO3→……………………………... NaI + AgNO3→……………………………….

File đính kèm:

  • docchuong halogen hoa 10 co ban.doc
Giáo án liên quan