1. Về kiến thức:
HS biết:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, trong đó ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
HS hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
2. Về kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 29: Oxi - Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC
Bài 29:OXI - OZON
(LỚP 10CB)
A . MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức:
HS biết:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, trong đó ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
HS hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Về kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan
B. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- HS: Ôn lại bài cũ và xem bài mới.
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định lớp:
Tiến trình bài mới:
Vào bài: - GV các em cho cô biết chúng ta có thể nhịn ăn trong bao nhiêu ngày?
Nhịn uống trong bao nhieu ngày? Và có thể nín thở trong bao lâu? Con người chúng ta có thể nhịn ăn trong 80 ngày, nhịn uống trong 3 ngày và nín thở trong vài ba phút tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người...vậy việc hít thở rất quang trọng với mỗi chúng ta và oxi chiếm 1 phần không thể thiếu nhưng chúng ta có biết được oxi có cấu tạo, tính chất thế nào không? Thì hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nó...các em ghi mới.
bài 29: oxi - ozon
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo
- GV cho 8O yêu cầu HS cho biết cấu hình electron của nguyên tử oxi, từ đó suy ra oxi ở nhóm mấy? Chu kì mấy ?
GV:- Trong không khí oxi chiếm 21 % , oxi ở dạng đơn chất là O2 vậy CTCT là gì?
- Nhắc lại bài củ: liên kết đôi giữa 2 oxi là liên kết cộng quá trị, không cực.
Hoạt động 2: Tính chất vật lý
GV yêu cầu HS cho nhận xét về tính chất vật lí của oxi.
GV đưa ra kết luận: oxi ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị. Ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ - 1830C, có màu xanh và có tính thuận từ.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
GV thuyết trình HS biết độ âm điện của oxi lớn ( chỉ kém hơn flo). Oxi dễ nhận 2e để đạt cấu hình bền ècó tính oxi hóa mạnh. Yêu cầu HS dựa vào tính chất đó dự đoán oxi có tính chất hóa học gì ?
Yêu cầu HS xem video và viết phương trinh phản ứng.
GV yêu cầu HS viết thêm ptpu oxi tác dụng với một số phi khim khác như: C, S...
GV làm thí nghiệm etanol cháy trong không khí, yêu cầu Hs quan sát, nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
Hoạt động 4: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của oxi mà các em biết.
- GV yêu cầu các em về nghiên cứu thêm SGK.
Hoạt động5: Điều chế
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm mà các em đã được học, viết ptpư.
- Giới thiệu ngắn gọn về cách sản xuất oxi trong công nghiệp.
Hoạt động 6: Tính chất của ozon
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, so sánh tíh chất vật lí, tính chất hóa học của ozon và oxi.
Hoạt động 7: ozon trong tự nhiên
- GV cầu HS tham khảo sgk và giới thiệu cho hs sự tạo thành ozon trong khí quyển và nêu lên vai trò quan trọng của tầng ozon đối với con nguời và sinh vật.
Hoạt động 8: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trong đời sống và nghiên cứu SGK rút ra các kết luận về ứng dụng của ozon.
- HS suy nghĩ trả lời yêu cầu của GV.
-HS : CTCT : O=O
HS tham khảo SGK trả lời yêu cầu GV, tự ghi chép vào vở bài học.
- HS do có tính oxi hóa mạnh nên oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), các phi kim (trừ halogen), tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- HS xem video và viết ptpu
Hs hoàn thành những phương trình oxi tác dụng với C, S...
Hs quan sát GV làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
- HS nêu những ứng dụng đã biết và xem SGK.
- HS nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, viết ptpư.
- HS lắng nghe theo dõi và ghi chép.
- HS quan sát sgk, nghiên cứu so sánh tính chất vật lí, tính chất hóa học của ozon và oxi.
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
- HS tham khảo sgk và ghi chép bài.
A. OXI
I. Vị trí và cấu tạo
- Cấu hình electron nguyên tử: 8O:1s22s22p4
è + Chu kì: 2
+ Nhóm: VIA
+ Z = 8
-Công thức phân tử và công thức cấu tạo:
+ CTPT: O2
+ CTCT: O=O
II. Tính chất vật lí:
- Oxi ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí:
d = ≈ 1,1
-Oxi tan ít trong nước, dưới áp suất khí quyển hóa lỏng ở - 1830C.
III. Tính chất hóa học:
- Độ âm điện: = 3,44 (chỉ nhỏ hơn độ âm điện của flo là 3,98)
Oxi là phi kim hoạt động, dễ nhận thêm 2e. Nó thể hiện tính oxi hóa mạnh:
1.Tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng với hầu hết kim loại ( trừ Au, Pt…)
VD: 0 0 +2 -2
2Mg + O2 2MgO
0 0 +8\3 -2
3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Tác dụng với phi kim
Oxi tác dụng hầu hết các phi kim ( trừ halogen)
VD: 0 0 +4 -2
C + O2 CO2
0 0 +4 -2
S + O2 SO2
0 0 +5 -2
4P + 5O2 2P2O5
3.Tác dụng với các hợp chất
Oxi tác dụng nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ:
VD:
-2 0 +4 -2 -2
C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O
Kết luận: Oxi có tính oxi hóa mạnh, trong các hợp chất nó có số oxi hóa -2 (trừ hợp chất với flo và trong peoxit).
IV. Ứng dụng
Oxi có rất nhiều ứng dụng như:
Dùng luyện gang, thép.
Dùng trong y học,...(SGK)
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
Oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và không bền với nhiệt:
VD:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
2KNO3 2KNO2 + O2
2. Trong công nghiệp
- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng→ oxi( phương pháp vật lý)
- Từ nước: phương pháp hóahọc
Điện phân
2H2O 2H2 + O2
B. OZON
I. Tính chất:
*Tính chất vật lý:
Ozon ở trạng thái khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -1120C, tan trong nước nhiều hơn oxi khoảng 15 lần.
*Tính chất hóa học:
- Ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi:
Ozon oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) , nhiều phi kim và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ.
-Ozon oxi hóa được Ag ở điều kiện thường ,còn oxi thì không→ đây là phương trình phản ứng phân biệt oxi và ozon.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
II. Ozon trong tự nhiên
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện (tia chóp). Trên mặt đất ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
- Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao cách mặt đất 20 - 30 km. Tầng ozon được hình thành là do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các nguyên tử oxi thành ozon.
Tia tử ngoại
3O2 2O3
- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí bảo vệ con người và sinh vật trên trái đất.
III. Ứng dụng:
-Tầng ozon bảo vệ con người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của các tia tử ngoại.
-Trong công nghiệp dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,...
-Trong y học dùng để chữa sâu răng.
-Trong đời sống dùng để sát trùng nước.
D. Củng cố bài
- Câu hỏi củng cố ( tiết 1): Dãy nào sau đây không tác dụng được với oxi?
Fe, Mg, C2H5OH, C
Al, SO, S, C2H5OH
S, Fe, CO, C2H5OH
C2H5OH, CO, Fe, Cl2
- Câu hỏi củng cố ( tiết 2): Ozon và oxi có tính chất hóa học gì giống và khác nhau? Lấy thí dụ minh họa.
*Nhận xét của GVHD:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày…tháng…năm 2014
GVHDGD GSTT
LẠI KIÊN LÂM TẠ CẨM GIANG
File đính kèm:
- bai 29oxi ozon.doc