Giáo án Hình học 9 - Học kỳ II - Tiết 50: Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp

A.MỤC TIÊU

-Học sinh hiểu được định nghĩa, khái niệm và tính chất của đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp một đa giác.

-Biết bất kỳ đa giác đều nào cũng có một đường tròn nội tiếp và một đường tròn ngoại tiếp.

- Biết xác định tâm và vẽ đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của một đa giác đều cho trước.

-Biết tính độ dài các bán kính đường tròn ngoại tiếp R, bán kính đường tròn ngoại tiếp r theo độ dài a cạnh của đa giác đều và ngược lại

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Học kỳ II - Tiết 50: Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: 28/02/2009 Tiết: 50 Ngày dạy: 06/03/2009 ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP, ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP. A.MỤC TIÊU -Học sinh hiểu được định nghĩa, khái niệm và tính chất của đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp một đa giác. -Biết bất kỳ đa giác đều nào cũng có một đường tròn nội tiếp và một đường tròn ngoại tiếp. - Biết xác định tâm và vẽ đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của một đa giác đều cho trước. -Biết tính độ dài các bán kính đường tròn ngoại tiếp R, bán kính đường tròn ngoại tiếp r theo độ dài a cạnh của đa giác đều và ngược lại. B.CHUẨN BỊ: -HS: Bảng phụ nhóm , com pa, thước thẳng , thước đo góc, eke. Ôn tập khái niệm đa giác đều, cách vẽ các đa giác đều: tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, ôn tập tứ giác nội tiếp, định lý về các góc trong đường tròn, tỷ số lượng giác các góc đặc biệt. -GV: Thước thẳng, compa, phấn màu. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1) Kiểm tra (4 phút) HS: Phát biểu định nghĩa và các định lý về đa giác nội tiếp đường tròn. - Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh. 2) Bài mới : ( 30’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG -Giáo viên treo hình 49 SGK lên bảng và giới thiệu: đường tròn (O;r);(O:R) lần lượt được gọi là đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp hình vuông ABCD. Vậy thế nào là đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp một đa giác? -Học sinh nêu định nghĩa trong SGK trang 89. - Cho 1 HS đọc nội dung ? -Giáo viên lần lượt gọi HS lên bảng trình bày. +HS1: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm. - Làm thế nào để vẽ lục giác đều ABCDEF? HS: Ta có đều (vì OA =OB và = 600).Do đó AB = OA = R. Vìvậy ta vẽ các dây cung: AB = BC = CD = DE = EF = FA =R - Vì sao tâm O cách đều các cạnh lục giác đều. HS: vì các dây cung: AB = BC = CD = DE = EF = FA. các dây cách đều tâm. -Em hãy nêu cách vẽ đường tròn nội tiếp (O;r). H: theo em thì một đa giác đều có bao nhiêu đường tròn nội tiếp và bao nhiêu đường tròn ngoại tiếp . GV khẳng định: Bất kỳ đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn nội tiếp và một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp. 1- Định nghĩa: (SGK) ? (SGK) Hình vẽ: 2- Định lý: Bất kỳ đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn nội tiếp và một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp. 3) Củng cố và luyện tập (10’): Bài tập 62/91 SGK. Hướng dẫn: -Em hãy vẽ đều. -Em hãy nêu cách vẽ đường tròn ngoại tiếp . HS: Vẽ hai đường trung trực của tam giác ABC, Gọi O là giao điểm của hai đường này thì O là tâm của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp . -Em hãy nêu cách tính R? HS: Ta có vuông tại H nên: AH = AB.Sin600 =(cm) R = OA = AH =.=(cm) - Em hãy nêu cách tính r = OH? HS: r = OH =AH = (cm) 4) Dặn dò :(1’) – Học bài và làm 61; 63;64 trang 90 SGK . D. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docH50.doc
Giáo án liên quan