I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800.
Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kỹ năng: Biết đo góc bằng thước đo góc; biết so sánh hai góc.
3. Thái độ: HS có ý thức đo góc cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Phấn màu, thước đo góc, bảng phụ vẽ hình 14,15, ?1 ?2 /Tr77,78/SGK.
2. HS: Thước đo góc, đọc tìm hiểu bài trước ở nhà.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tuần 23 - Nguyễn Phương Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn : §3. SỐ ĐO GÓC
Ngày soạn : 04/01/2014
Tiết theo PPCT : 18
Tuần dạy : 23
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800.
Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kỹ năng: Biết đo góc bằng thước đo góc; biết so sánh hai góc.
3. Thái độ: HS có ý thức đo góc cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Phấn màu, thước đo góc, bảng phụ vẽ hình 14,15, ?1ø ?2 /Tr77,78/SGK.
2. HS: Thước đo góc, đọc tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’) GV trình chiếu câu hỏi, gọi 1 HS lên bảng kiểm tra:
Câu hỏi:
- Vẽ góc xOy chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc.
- Vẽ tia Oz nằm giữa nằm giữa hai cạnh của góc xOy.
- Trên hình đã vẽ có mấy góc? Viết tên các góc đó.
HS lên bảng thực hiện.
- Đỉnh O; Hai cạnh: Ox, Oy
- Hình vẽ có 3 góc:
GV gọi HS nhận xét và cho điểm.
GV đặt vấn đề: Ta đã biết các khái niệm về góc, cách vẽ góc. Để nghiên cứu kĩ hơn về góc như : đo, so sánh, tính toán về góc, … ta cùng nhau tìm hiểu một khái niệm nữa về góc đó là: “số đo góc” đó là nội dung bài học hôm nay.
3. Tiến trình bài học: ( 30’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, , trực quan,…
b) Các bước của hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo góc: (17’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, , trực quan,…
b) Các bước của hoạt động:
- GV vẽ góc xOy lên bảng.
- GV giới thiệu: Để xác định số đo góc xOy ta dùng dụng cụ là thước đo góc.
- GV yêu cầu HS cầm thước đo góc của mình trên tay, quan sát thước đo góc rồi nêu cấu tạo của nó.
GV: Ta gọi tâm của nửa hình tròn là tâm của thước.
- GV trình chiếu minh họa cách đo góc, vừa giải thích và hướng dẫn HS thực hiện cách đo góc như sau:
+ Ta đặt tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, đồng thời điều chỉnh sao cho một cạnh của góc đi qua vạch số 0 của thước (chẳng hạn cạnh Ox).
+ Khi đó, ta quan sát xem cạnh Oy còn lại đi qua vạch số mấy trên thước thì đó chính là số đo của góc xOy.
- GV hướng dẫn HS đọc số đo và viết kí hiệu số đo của góc xOy.
- GV vẽ góc sIt lên bảng:
- GV gọi 1HS lên đo lại góc xOy ; 1HS lên đo góc sIt và cho biết góc sIt là góc gì? .
- GV yêu cầu HS nhận xét:
+ Mỗi góc có mấy số đo?
+ Số đo của góc bẹt là bao nhiêu?
+ Số đo mỗi góc so với 1800?
GV trình chiếu nhận xét SGK.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm ?1: Đo độ mở của kéo (h11) và của compa (h12).
- GV gọi vài HS nêu kết quả, HS khác nhận xét.
- GV trình chiếu BT11 và H.18/Tr79/SGK, yêu cầu HS làm : Xem hình vẽ 18, đọc số đo các góc xOy, xOz, xOt ?
GV trình chiếu kết quả đúng.
GV đặt vấn đề về việc đo các góc tOz, tOy, … ta thấy cách đặt thước, cách đọc số trở nên phức tạp hơn.
GV: Theo em, trên thước đo góc người ta ghi các số từ 00 đến 1800 ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau có tác dụng gì?
GV: Uốn nắn …. Để thuận tiện cho việc đo góc ở nhiều vị trí khác nhau.
GV trình chiếu nội dung chú ý a) và minh họa cách đo như H.13
- Giới thiệu tiếp chú ý b): Có nhiều đơn vị đo góc khác nhau, nhưng đơn vị đo thường dùng là “độ”; nhỏ hơn độ là phút (kí hiệu: ’) và giây (kí hiệu: ”)
* Ta có: 10 = 60’; 1’ = 60”
- HS quan sát, vẽ vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát thước đo góc và nêu cấu tạo:
Thước đo góc là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau, được ghi từ 0 ® 180 theo hai vòng cung ngược nhau.
- HS: Quan sát, lắng nghe và đo góc theo hướng dẫn.
- HS chú ý theo dõi, tự đo góc của mình vẽ trong tập, đọc số đo và ghi kí hiệu.
- 1HS lên bảng đo lại góc xOy và 1HS đo góc sIt.
là góc bẹt.
- HS nhận xét.
+ Mỗi góc có 1 số đo.
+ Số đo của góc bẹt là 1800
+ Số đo mỗi góc không vượt quá 1800
HS đọc lại nhận xét.
- HS đo trong SGK.
2HS lên bảng đo
- HS nêu kết quả, nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ và đọc số đo.
HS lắng nghe.
- HS quan sát thước đo góc, nêu ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
- HS lắng nghe.
I. ĐO GÓC:
1) Dụng cụ đo: Thước đo góc
2) Cách đo: (SGK)
- Ta nói: góc xOy có số đo 65 độ.
- Kí hiệu: = 650
Hay: = 650
* Nhận xét: (SGK)
?1 - Hình 11: 600
- Hình 12: 520
* Bài 11/Tr79/SGK:
hình 18/Tr79 có:
;
* Chú ý: (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách so sánh hai góc: (8’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, trực quan, …
b) Các bước của hoạt động:
- GV: Để so sánh hai góc, ta so sánh số đo của chúng.
+ Nếu số đo của chúng bằng nhau thì hai góc đó bằng nhau.
+ Góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn và ngược lại.
- GV treo bảng phụ H.14, 15, gọi 2HS lên bảng đo và so sánh các cặp góc.
- GV nhận xét và giới thiệu:
+ Nếu hai góc bằng nhau, ta kí hiệu vào góc các cung tròn giống nhau.
+ Nếu hai góc không bằng nhau, ta kí hiệu vào góc các cung tròn khác nhau.
- GV yêu cầu HS bổ sung các kí hiệu vào hình vẽ.
- Treo bảng phụ hình 16 SGK, yêu cầu HS làm ?2
GV cho HS nhận xét và chỉnh sửa.
- HS chú ý lắng nghe.
2HS lên bảng đo và so sánh các cặp góc.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát và thực hiện:
- HS đọc ?2 hình 16 SGK/78
- HS thực hiện đo, trả lời
HS chú ý làm vào tập.
II. SO SÁNH HAI GÓC:
Hay:
?2
<
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm: “Góc vuông, góc nhọn, góc tù” (5’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, , trực quan,…
b) Các bước của hoạt động:
GV trình chiếu .17/Tr79/SGK Giới thiệu góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Lắng nghe, quan sát hình vẽ, đọc số đo, ghi vào vở.
III. GÓC VUÔNG, GÓC NHỌN, GÓC TÙ: (SGK)
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố: (6’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
- Mỗi góc có mấy số đo?
- Số đo của góc bẹt là bao nhiêu?
- Số đo các góc như thế nào so với 1800?
- Để so sánh hai góc ta dựa vào đâu?
- Thế nào gọi là góc vuông, góc nhọn, góc tù?
- GV trình chiếu BT12,13 và H.19,20/Tr79/SGK, yêu cầu HS làm theo nhóm trong 3 phút.
Gọi các nhóm nêu kết quả, nhận xét chéo.
HS lần lượt trả lời.
HS: hoạt động nhóm đo ở SGK
Nửa lớp làm BT12.
Nửa lớp làm BT13.
Các nhóm nêu kết quả, nhận xét chéo.
* Bài 12/Tr79/SGK:
* Bài 13/Tr79/SGK:
2. Dặn dò: (1’)
- Học bài, nắm vững cách đo góc; so sánh hai góc; nhận biết góc nhọn, vuông, tù, bẹt.
- Làm tiếp các bài tập 14,15,16/Tr79,80/SGK
- Đọc trước “§5. Vẽ gĩc cho biết số đo”. Chuẩn bị thước đo góc.
File đính kèm:
- TUAN 23HINH HOC 6.doc