Giáo án Hình học 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia

I. MỤC TIÊU:

1). Kiến thức:

- Học sinh biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.

- Học sinh biết thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau.

2). Kĩ năng:

- Học sinh biết vẽ tia, biết đọc tên của một tia.

- Biết phân loại 2 tia chung gốc.

3). Thái độ:

Phát biểu chính xác các mệnh đề toán học, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ (BT 22-112 SGK).

 HS: Thước thẳng, bút khác màu.

III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Vẽ đường thẳng xy, vẽ điểm O trên đường thẳng xy.

- Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần?

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 /09/ 2013 Ngày dạy: ......./...../....... Tuần 05- Tiết thứ: 05 Bài 5: TIA I. MỤC TIÊU: 1). Kiến thức: - Học sinh biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau. - Học sinh biết thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau. 2). Kĩ năng: - Học sinh biết vẽ tia, biết đọc tên của một tia. - Biết phân loại 2 tia chung gốc. 3). Thái độ: Phát biểu chính xác các mệnh đề toán học, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của HS. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ (BT 22-112 SGK). HS: Thước thẳng, bút khác màu. III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Vẽ đường thẳng xy, vẽ điểm O trên đường thẳng xy. - Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần? 3. Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 : (13 phút) Tia gốc O GV nhận xét bài kiểm tra và giữ lại hình vẽ đường thẳng xy và điểm O . GV giới thiệu tia bằng cách tô đậm bằngphấn màu hai phần cảu đường thẳng xy được chia ra bởi điểm O Hỏi: Tia gốc O là gì ? Nó cồngị là gì nữa ? HS vẽ một tia gôc A và đọc tên nó và ghi ký hiệu GVgiới thiệu phần giới hạn và không giới hạn của một tia ( chẳng hạn tia Ax) . HS làm bài tập số 25 SGK . Hoạt động 2 : ( 10 phút) Hai tia đối nhau - Trên hình vẽ bàikiểm. Có nhận xét gì về hai tia Ox, Oy . GV giới thiệu hai tia đối nhau . - Hai tia đối nhau phải thoã mãn những điều kiện nào ? (chung gốc và tạo thành đường thẳng) . - Mỗi điểm trên đường thẳng xy có phải là gốc chung của hai tia đối nhau không ? HS làm bài tập ?1 Vì sao hai tia Ox, Oy trên hình bên không gọi là hai tia đối nhau ? Hoạt động 3 : (10 phút) Hai tia trùng nhau GVgiới thiệu hai tia trùng nhau qua hình vẽ. Trên hình vẽ, ta có thể nói hai tia Ax và Bx trùng nhau không ? Hai tia trùng nhau có thể xem như một tia không ? GV giới thiệu hai tia phân biệt. HS làm bài tập ?2 SGK 1/ Tia gốc O Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O được gọi là tia gốc O (còn gọi là nửa đường thẳng gốc O) Ví dụ : Tia Ax 2/ Hai tia đối nhau Hai tia chung gốc Ox, Oy và tạo thành đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau. Nhận xét : Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau . 3/ Hai tia trùng nhau Hai tia Ax và AB trùng nhau Chú ý : SGK 4). Củng cố: (5 phút) Trên hình sau đây, hãy chỉ ra hai tia chung gốc A, hai tia gốc D trùng nhau, hai tia gốc B đối nhau Hai tia trùng nhau và hai tia đối nhau có gì giống nhau và khác nhau ? HS làm bài tập 22 SGK 5). Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - HS học thuộc và nắm vững định nghĩa, ký hiệu tia , hai tia đối nhau, trùng nhau . - Làm các bài tập 24, 25 . - Tiết sau : Luyện tập các bài tập 26 - 29 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG (13/09/2013) Dương Văn Điệp

File đính kèm:

  • docHH 6-5.doc