Giáo án Hình học 6 - Tiết 1-3 - Dương Thị Thúy

I) Mục tiêu:

 1) kiến thức

- Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì.

 - Hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng

 2) Kỹ năng:

 - Biết vẽ điểm, đường thẳng

 - Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng

 - Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu .

 3) Thái độ

 Tính chính xác và tính tư duy liên hệ thực tế

II) Chuẩn bị:

 Giáo viên: Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ.

 Học sinh: Thước thẳng, mảnh bìa

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 1-3 - Dương Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: Ngày dạy: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG I) Mục tiêu: 1) kiến thức - Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì. - Hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng 2) Kỹ năng: - Biết vẽ điểm, đường thẳng - Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng - Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu . 3) Thái độ Tính chính xác và tính tư duy liên hệ thực tế II) Chuẩn bị: Giáo viên: Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ. Học sinh: Thước thẳng, mảnh bìa III) Tiến trình dạy và học: 1) ổn định lớp 2) kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đặt vấn đề: Câu hỏi 1: Em hãy nêu vài bề mặt được coi là phẳng ( Đáp án: Mặt tủ kính, mặt nước hồ khi không gió...) Câu hỏi 2: Chiếc thước dài các em đang kẻ có đặc điểm điểm gì ? ( Đáp án: Thẳng, dài...) * Vậy những ví dụ trên là hình ảnh của những khái niệm nào trong hình học ? 3) . Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Gv giới thiệu hình ảnh của điểm trong thực tế. - Cho HS quan sát H1: Đọc tên các điểm và nói cách viết tên các điểm, cách vẽ điểm. - Quan sát bảng phụ và chỉ ra điểm D - Đọc tên các điểm có trong H2 - Giới thiệu hai điểm trùng nhau, hai điểm phân biệt - Giới thiệu hình là một tập hợp điểm. - Hãy chỉ ra các cặp điểm phân biệt trong H1 - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK: Hãy nêu hình ảnh của đường thẳng. - Quan sát H3, cho biết : + Đọc tên các đường thẳng + Cách viết tên cách viết - Cho HS quan sát H4: Điểm A, B có quan hệ gì với đường thẳng d ? - Có thể diễn đạt bằng những cách nào khác ? - Treo bảng phụ tổng kết về điểm, đường thẳng. - Điểm A, B, M - Dùng các chữ cái in hoa - Dùng một dấu chấm nhỏ - Điểm A và C chỉ là một điểm - Cặp A và B, B và M ... - Sợi chỉ căng thẳng, mép thước ... - Đường thẳng a, p - Dùng chữ in thường - Điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B không nằm trên đường thẳng d. 1. Điểm (h1) A C (h2) (Bảng phụ) - Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau - Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm. Điểm cũng là một hình. p 2. Đường thẳng a (h3) - Đường thẳng là một tập hợp điểm. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. Vẽ đường thẳng bằng một vạch thẳng. 3. Điểm thuộc đường ... B A d (h4) ở h4: A d ; B d Cách viết Hình vẽ Kí hiệu Điểm M M Đường thẳng a a a 4) Củng cố +) Gv củng cố lý thuyết theo nội dung bài +) Yêu cầu HS làm các bài tập sau: Bài tập 1: Cách đặt tên cho điểm Bài tập 3: Nhận biết điểm đường thẳng Bài tập 4: Vẽ điểm đường thẳng 5) Hướng dẫn học ở nhà - Học bài theo SGK - Làm các bài tập 2 ; 5 ; 6 SGK, 2 ; 3 SBT. Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng Ngày duyệt: Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: Ngày dạy: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG I) Mục tiêu: 1)Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng - Hiểu được quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng 2) Kỹ năng: - Biết vẽ ba điểm thẳng hàng 3) Thái độ: Tính chính xác, khả năng đọc hình và quan sát II) Chuẩn bị: Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu Học sinh: Thước thẳng III) Tiến trình dạy và học: 1) ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS làm bài tập 1, 4 SGK 3) Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Xem H8a và cho biết: Khi nào ta nói ba điểm A, B, D thẳng hàng ? - Xem H8b và cho biết: Khi nào ta nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng - Nhận xét về quan hệ giữa ba điểm A, B, C - Trong ba điểm thẳng hàng có thể có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và làm bài tập 11 - Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi - Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi - Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi Có một điểm duy nhất. - Các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét và thống nhất câu trả lời 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. H8a Khi ba điểm A, B, D cùng nằm trên một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng H8b Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất cứ đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. A C B H9 ở H9, ta có: - Điểm C nằm giữa điểm A và B - Điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C - Điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B - Điểm Bvà C nằm cùng phía đối với điểm A * Nhận xét: SGK - 106 Bài tập 11.(SGK-tr.107) - Điểm R nằm giữa điểm M và N - Điểm M và N nằm lhác phía đối với điểm R - Điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M .... 4) Củng cố - Nhắc những nội dung chính cần nắm được - Làm bài tập 10 + Yêu cầu HS lên bảng vẽ + Muốn vẽ ba điểm thẳng hàng ta làm thế nào ? - Làm bài tập 12: 5) Hướng dẫn học ở nhà - Học bài theo SGK - Làm bài tập 8 ; 9 ; 13 ; 14 SGK Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng Ngày duyệt: Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: Ngày dạy: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM I) Mục tiêu: - Học sinh hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt - Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm - Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng: cắt nhau, song song, trùng nhau - Vẽ hình chính xác đường thẳng đi qua hai điểm II) Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, bảng phụ. HS: Thước thẳng III) Tiến trình dạy và học: 1) ổn định lớp : 2) Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? Nêu cách vẽ ba điểm thẳng hàng ? Trả lời bài tập 11 SGK - 107 ? Nêu cách vẽ ba điểm không thẳng hàng. Làm bài tập 13Sgk - 107 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Cho điểm A, vẽ đường thẳng a đi qua A. Có thể vẽ được mấy đường thẳng như vậy ? - Lấy điểm B A, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B. Vẽ được mấy đường như vậy? - Đọc thông tin trong SGK: Có những cách nào để đặt tên cho đường thẳng ? - Đọc tên những đường thẳng ở hình H1. Chúng có đặc điểm gì? - Các đường thẳng ở H2 có đặc điểm gì? - Các đường thẳng ở H3 có đặc điểm gì ? - Vẽ hình và trả lời câu hỏi - Làm bài tập 15. Sgk: Làm miệng - Dùng một chữ cái in thường, hai chữ cái in thường, hai chữ cái in hoa - Làm miệng ? Sgk - Đường thẳng a, HI - Chúng trùng nhau - Chúng cắt nhau - Chúng song song với nhau 1. Vẽ đường thẳng * Nhận xét: Có một và chỉ một đường thảng đi qua hai điểm phân biệt 2. Tên đường thẳng 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. a. Đường thẳng trùng nhau H1 b. Đường thẳng cắt nhau H2 b a c. Đường thẳng song song H3: Chú ý: - Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào. 4) Củng cố: - Gv củng cố theo nội dung bài học Làm bài tập 16 Cho ba điểm và một thước thẳng. Làm thế nào để biết ba điểm đó có thẳng hàng không? Làm bài tập 17 Sgk Làm bài tập 19 Sgk 5) Hướng dẫn học ở nhà: Học bài theo SGK Làm bài tập 18 ; 20 ; 21 SGK Đọc trước nội dung bài tập thực hành. Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng Ngày duyệt:

File đính kèm:

  • doct1,3.doc
Giáo án liên quan