I) MỤC TIÊU:
- Hs được nghe bài Quốc ca và biết bài Quốc ca được hát khi nào.
- Giáo dục Hs thái độ khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Giúp Hs thấy được mối liên quan giữa âm nhạc đối với đời sống thông qua
câu chuyện “Câu chuyện Nai Ngọc”.
II) CHUẨN BỊ CỦA HS:
- Máy nghe , băng nhạc bài Quốc ca.
- Nắm rõ nội dung câu chuyện “Nai Ngọc”.
- Nắm nội dung trò chơi “Tên bạn, tên tôi”.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hát nhạc 1 - Tiết 16 Nghe quốc ca - kể chuyện âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 16
- Nghe Quốc ca
- Kể chuyện âm nhạc
I) MỤC TIÊU:
- Hs được nghe bài Quốc ca và biết bài Quốc ca được hát khi nào.
- Giáo dục Hs thái độ khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Giúp Hs thấy được mối liên quan giữa âm nhạc đối với đời sống thông qua
câu chuyện “Câu chuyện Nai Ngọc”.
II) CHUẨN BỊ CỦA HS:
- Máy nghe , băng nhạc bài Quốc ca.
- Nắm rõ nội dung câu chuyện “Nai Ngọc”.
- Nắm nội dung trò chơi “Tên bạn, tên tôi”.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
25’
3’
1’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
Nghe Quốc ca
Hoạt động 2:
Kể chuyện âm nhạc “Câu chuyện Nai Ngọc”.
Hoạt động 3:
Trò chơi “Tên bạn, tên tôi”
4) Củng cố:
5) Dặn dò:
- Kiểm tra sỉ số lớp, nhắc nhở Hs ngồi ngay ngắn.
- Gv cho Hs khởi động giọng:
Ma . . . . .
- Gv cho Hs nhắc lại tên các bài hát đã ôn ở tiết trước.
- Gv cho Hs hát lại các bài đã ôn và vỗ tay theo phách, tiết tấu.
- Hs nhận xét và đánh giá.
- Gv giới thiệu đôi nét ngắn gọn về Quốc ca: là bài hát chung cho cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây có tên là bài Tiến quân ca.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng như thế nào?
- Gv nhắc lại cho Hs hiểu và ghi nhớ: Quốc ca được hát khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về phía Quốc kì.
- Gv cho Hs nghe bài Quốc ca qua băng đĩa.
- Gv hướng dẫn Hs đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ nghiêm trang.
- Gv giới thiệu về câu chuyên
- Gv kể cho Hs nghe “Câu chuyện Nai Ngọc”.
- Hs đặt câu hỏi:
+ Tại sao các loài vật quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng?
+ Tại sao đêm khuya mà dân làng không ai muốc về?
- Gv gọi Hs kể lại câu chuyện
- Hs kết luận để Hs ghi nhớ:
Tiếng hát của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi muôn thú phá hoại mùa màng , nương rẫy. Mọi người đều yêu quý Nai Ngọc và tiếng hát của em.
- Hs hướng dẫn Hs tham gia trò chơi “Tên bạn, tên tôi” theo tiết tấu cùa bài Sắp đến Tết rồi: Em thứ nhất nói tên mình và hỏi tên bạn bên cạnh theo tiết tấu. Em được hỏi sẽ nói tên mình và tiếp tục hỏi tên bạn bên cạnh.
Có thể thay giới thiệu tên mình bằng giới thiệu về cây hoặc con vật.
- Hs đặt câu hỏi:
+ Bài Quốc ca được hát khi nào?
+ Ai là tác giả?
+ Bài Quốc ca còn có tên là gì?
- Hs cho Hs nhắc lại các chi tiết chính trong “Câu chuyện Nai Ngọc”.
- Hs nhắc nhở Hs ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ , hát Quốc ca.
- Lớp ổn định tổ chức, ngồi ngay ngắn.
- Hs khởi động giọng
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời các câu hỏi.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- Hs lắng nghe.
- Hs tập đứng chào cờ và nghe Quốc ca nghiêm túc.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs trả lời:
+ Vì mãi mê nghe tiếng hát của em bé.
+ Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá.
- Hs kể lại câu chuyện
- Hs nghe và ghi nhớ.
- Hs tham gia trò chơi theo hướng dẫn.
- Hs tập luyện nhiều lần để thuộc câu nói trước khi tham gia trò chơi.
- Hs trả lời:
+ Khi chào cờ.
+ Nhạc sĩ Văn Cao.
+ Tiến quân ca.
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện.
File đính kèm:
- Giao an 1 Tuan 16.doc