1. Về kiến thức
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước ; ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.
2. Về thái độ
- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kì
-Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
127 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng - Trường THPT Hàm Yên - Nguyễn Quốc Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện ma túy.
- GV phân tích làm rõ nguyên ngân dân đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
- GV trình bày quá trình nghiện ma túy và giải thích.
- HS chú ý nghe để hiểu được quá trình nghiện ma túy diễn ra như thế nào.
- GV lấy ví dụ cho học sinh hiểu được.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
VD lối sống thực dụng buông thả
VD vụ giết người của 1 học sinh lớp 8 ở Hà Nội.
- GV nhấn mạnh trong hai nguyên nhân trên thì nguyên nhân chủ quan là quyết định.
- GV cho học sinh biết những dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy và liên hệ thực tiễn.
- GV phân tích rõ cho học sinh hiểu.
III- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
1- Quá trình và nguyên nhân nghiện ma túy.
a- Quá trình nghiện ma túy.
- Từ sử dụng ma túy lần đầu tiên đến trở thành người nghiện ma túy là một quá trình. Quá trình này có thể dài, ngắn và diễn biến khác nhau ở mỗi người nghiện nhưng thường qua một số bước: Sử dụng lần đầu tiênà Thỉnh thoảng sử dụngà Sử dụng thường xuyênà Sử dụng do phụ thuộc.
- Trong quá trình này người nghiện có thể sử dụng nhiều loại ma túy và thay đổi cách thức sử dụng ma túy.
b- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
* Nguyên nhân khách quan.
- Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của tuổi trẻ.
- Tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí học sinh ở một số địa phương chưa hiệu quả.
- Công tác quản lí địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt.
- Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập sinh hoạt của con.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy.
- Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình
2- Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
* Có thể nhận biết thông qua dấu hiệu sau:
- Trong cặp sách hoặc túy quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
- Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
- Thường xuyên xin tiền bố mẹ.
- Lực học giảm sút.
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt,da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm
4- Củng cố, luyện tập.
Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến nghiện ma túy?
A. Thiếu hiểu biết về ma túy.
B. Do thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ.
C. Do tâm lí đua đòi.
D. Cả A,B,C.
5- Dặn dò.
Về nhà đọc trước các phần còn lại của bài.
Ngày dạy:
A1.....................A5........................A9..........................A13..........................
A2.....................A6........................A10........................A14..........................
A3......................A7.......................A11.........................
A4......................A8.......................A12.........................
Tiết 34:
Bài 7
TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
I- Mục tiêu bài học.
1- Về kiến thức.
Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện.
2- Về kĩ năng.
Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.
3- Về thái độ.
- Biết yêu thương, chia sẻ, thông cảm với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện có ích cho xã hội.
- Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy, không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất dấu hoặc mua bán ma túy, có ý hức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1- Giáo viên.
- Nghiên cứu bài 7-SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Giáo án, tài liệu về phòng chống ma túy.
2- Học sinh.
- Đọc trước bài 7-SGK.
III- Tiến trình tổ chức dạy học.
1- ổn định và tổ chức lớp học.
Lớp
Sĩ số
Lớp
Sĩ số
A1
A8
A2
A9
A3
A10
A4
A11
A5
A12
A6
A13
A7
A14
2- Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
3- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 4: Xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong phong, chống ma túy.
- GV đưa ra câu hỏi: Nêu thủ đoạn của các đối tượng mua bán, tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét và kết luận.
- GV giải thích thêm: Đối tượng mà bọn buôn bán ma túy chú ý, rủ rê, lôi kéo là những học sinh kém, HS bị sử lí kỉ luật
- GV yêu cầu học sinh liên hệ bản thân và cộng đồng, để thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy.
IV- Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
* Thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, đó là chúng thường lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma túy và tham ra buôn bán ma túy.
* Trách nhiệm của học sinh:
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật.
- Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc những việc khác liên quan đến ma túy.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân không sử dụng ma túy hoặc tham ra vận chuyển, mua bán ma túy.
- Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn buôn bán ma túy cần báo cho cán bộ có trách nhiệm của trường.
- Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo
- Tích cực tham ra phong trào phòng, chống ma túy
- Hưởng ứng và tham ra thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú
- Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy
4- Củng cố, luyện tập.
Qua bài học các em cần thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội.
5- Dặn dò.
Về nhà ôn tập lại các bài đã học để chuẩn bị thi học kì.
Tiết 35:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : GDQP khối 10
Thời gian: 45 phút
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức.
Làm cho các em nhớ lại những kiến thức đã học trước đó.
2- Về kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng cẩn thận trong quá trình làm bài kiểm tra.
3- Về thái độ, hành vi.
Có thái độ nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1- Chuẩn bị của giáo viên.
Đề kiểm tra
2- Chuẩn bị của học sinh.
Giấy kiểm tra, bút
III- TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1- Ổn định tổ chức.
Lớp
Sĩ số
Lớp
Sĩ số
A1
A8
A2
A9
A3
A10
A4
A11
A5
A12
A6
A13
A7
A14
2- Đề kiểm tra.
Câu hỏi:
Câu 1: (3 điểm): Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh bom đạn thông thường.
Câu 2: (7 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về ma túy, tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
3- Đáp án
Câu 1: (3 điểm):
* Một số biện pháp phòng tránh thông thường đó là:
Tổ chức trinh sát, thông báo, cáo động
Ngụy trang, giữ bí mật, chống trinh sát của địch
Làm hầm, hố phòng tránh
Sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ họp đông người
Đánh trả
Khắc phục hậu quả
Câu 2: (7 điểm)
a- Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái tâm lí và sinh lí, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với bản thân và xã hội.
b- Tác hại của ma túy.
* Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng.
Ma túy được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: hút thuốc phiện, cần sa, hít, tiêm chích morphine, heroin, dung dịch thuốc phiện, uống, ngậm khi sử dụng các loại ma túy này nó sẽ có tác hại sau:
- Gây tổn hại về sức khỏe:
+ Rối loạn về sinh lí (hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp)
+Tai biến do tiêm chích, nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, C
+ Các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo: ghẻ, lở, viêm da
- Gây tổn hại về tinh thần:
+ Người nghiện thường có hội chứng quên, loạn thần kinh sớm( ảo giác, hoang tưởng, kích động), và loạn thần kinh muộn ( rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy)
+ Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lí, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt
- Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
+ Có thể dẫn tới khánh kiệt về kinh tế.
+ Hạnh phúc gia đình tan vỡ.
+ Suy thoái về đạo đức: thương xuyên xung đột với gia đình, ly hôn, lang thang, bụi đời, cướp giật, mại dâm
* Tác hại của ma túy đối với nền kinh tế.
- Xã hội chịu tốn kém tiền của để chạy chữa cho người nghiện.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội.
- Đầu tư nước ngoài giảm sút.
* Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội.
- Trật tự an toàn xã hội bị đe dọa: buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, an toàn giao thông
- Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS .
c- Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
* Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống ma túy, học sinh cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật với công tác phòng, chống ma túy
- Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
- Không tàng chữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc liên quan đến ma túy.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia vận chuyển, mua bán ma túy.
- Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn mua bán ma túy cần báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của trường.
- Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp.
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú.
- Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
4- Thu bài
File đính kèm:
- GDQP 10 tron bo.doc