Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 8+9 - Lê Tuấn Thanh

I/- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1/. Mục đích:

+ Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

+ Kỹ năng: Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm cụ bảo vệ an ninh quốc gia.

+ Ý thức: Tích cực tự giác trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2/. Yêu cầu: Nắm chắc nội dung, nghiêm túc trong giờ học, chú ý nghe, ghi chép.

II/. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM:

1/. Nội dung: Gồm có 02 phần

Phần 1: Những vấn đề chung về an ninh quốc gia.

Phần 2: Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.

2/. Trọng tâm: Cả 02 phần.

III/- THỜI GIAN:

1/. Tổng số: 135 phút.

2/. Lên lớp: 135 phút.

3/. Luyện tập:

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 8+9 - Lê Tuấn Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NINH THẠNH LỢI TỔ: TD-AN-MT-GDQP Môn: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH GIÁO ÁN Khối: 12 Bài 9 TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC. Giáo viên: Lê Tuấn Thanh Ngày. Tháng. năm 2011 PHÊ DUYỆT Ngày.tháng.năm 2011 Tổ trưởng ký duyệt Bài 8 TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC. Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I/- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/. Mục đích: + Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc. + Kỹ năng: Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm cụ bảo vệ an ninh quốc gia. + Ý thức: Tích cực tự giác trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. 2/. Yêu cầu: Nắm chắc nội dung, nghiêm túc trong giờ học, chú ý nghe, ghi chép. II/. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM: 1/. Nội dung: Gồm có 02 phần Phần 1: Những vấn đề chung về an ninh quốc gia. Phần 2: Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc. 2/. Trọng tâm: Cả 02 phần. III/- THỜI GIAN: 1/. Tổng số: 135 phút. 2/. Lên lớp: 135 phút. 3/. Luyện tập: 4/. Hội thao: IV/- TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/. Tổ chức: - Lên lớp: Biên chế lớp thành trung đội để giảng day. - Luyện tập: - Hội thao: 2/. Phương pháp: Phát vấn, diễn giảng, quy nạp, có điều chỉnh. V/- ĐỊA ĐIỂM: Lớp học. VI/- VẬT CHẤT: Tài liệu GDQP – AN 12 ( NXB GD- Bộ GD – ĐT) Phần 2: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN I/- TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 5 phút. 1/. Vị trí tập hợp, kiểm tra sỉ số, trang phục. 2/. Phổ biến các quy định: Giữ vệ sinh chung, không sử dụng điện thoaị trong giờ học. Phải tuyệt đối giữ trật tự, nghiêm túc trong giờ học. Trong giờ học nếu xảy ra tình huống gì phải tuyệt đối tuân theo lệnh của chỉ huy ( giáo viên ). 3/. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nội dung cơ bản trong công tác phòng không nhân dân ? 4/. Phổ biến ý định giảng bài: Bài: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Nội dung: gồm 2 nội dung chính. Phần 1: Những vấn đề chung về an ninh quốc gia. Phần 2: Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc. II/- THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 120 Phút. NỘI DUNG – THỜI GIAN HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH TUẦN 29 – TIẾT 1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA: 1. Bảo vệ an ninh quốc gia Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia: xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia - Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết dân tộc. - Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác. - Bảo vệ bí mật Nhà nước. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm. Hoạt động 1 - GV: giải thích An ninh quốc gia. Bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... Hoạt động 2 HS: Để bảo vệ an ninh quốc gia chúng ta phải bảo vệ những mặt nào? Củng cố. Dặn dò. Xuống lớp. HS trả như thế nào là an ninh quốc gia? HS Nêu các mặt hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia? Hs trả lời câu hỏi của giáo viên. TUẦN 30 – TIẾT 2 3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách - Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. - Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước. - Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá. b. Bảo vệ an ninh kinh tế - Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường. - Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh. c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng - Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng. - Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. - Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ. d. Bảo vệ an ninh dân tộc - Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc. e. Bảo vệ an ninh tôn giáo - Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. - Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo. - Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. g. Bảo vệ an ninh biên giới - Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển. - Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới. h. Bảo vệ an ninh thông tin - Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. - Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước. - Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng. Hoạt động 1 GV: nêu những nội dung cơ bản trong việc bảo vệ an ninh quốc gia ? GV: kết kuận chung. - Giáo viên gợi ý và trao đổi với HS những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia. Nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. - Chống lạm phát - Di tích lịch sử, phong tục - Tôn trọng quyền công dân - Tránh lợi dụng tôn giáo làm chuyện phi pháp. - Tôn trọng chủ quyền biên giới. - Thông tin liên lạc, thông tin đại chúng. Củng cố. Dặn dò. Xuống lớp. HS trả lời câu hỏi. Hs nghe và đóng góp ý kiến cho câu hỏi giáo viên gợi ý. HS: chú ý nghe ghi. HS: chú ý nghe ghi. TUẦN 31 – TIẾT 3 II. HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC: 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kì mới - Nhận thức được tính chât, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh tổ quốc,... - Tích cực học tập nâng cao kiến thức,... - Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực thạm gia phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc. - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia - Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. - Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không. - Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại. - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. - Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc - Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái. - Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu. - Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm. - Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Hoạt động 1 GV: nêu câu hỏi. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kì mới được thể hiện như thế nào ? Gv kết luận vấn đề. Hoạt động 2 HS để thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia hs cần làm gì? Gv nhận xét và kết luận vấn đề. Hoạt động 3 Gv giảng: Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. Củng cố. Dặn dò. Xuống lớp. HS trả lời. Hs chú ý nghe, ghi chép. Hs trả lời. Hs bổ sung. Hs chú ý nghe, ghi chép. Hs chú ý nghe, ghi chép. III. KẾT THÚC BÀI: 05 phút. 1. Giải đáp thắc mắc. 2. Hệ thống nội dung. 3. Câu hỏi ôn luyện: Câu 1: Trình bài nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ? Câu 2: Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia ? Câu 3: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ? 4. Nhận xét buổi học. 5. Kiểm tra vũ khí, học cụ,....

File đính kèm:

  • docGDQP khoi 12.doc