Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Mục đích :

- Giới thiệu cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại và biết cách phòng tránh thông thường với một số loại bom, đạn và thiên tai.

 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế.

2. Yêu cầu :

- Hiểu rõ tác hại thông thường do bom, đạn và thiên tai gây ra cho con người.

- Biết cách phòng tránh tác hại do bom, đạn và thiên tai gây ra.

- Thường xuyên cảnh giác với các loại bom, đạn còn sót lại trong chiến tranh, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng tránh bom, đạn và thiên tai.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN :

1. Nội dung : (2 tiết)

- Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn (25’).

- Thường thức phòng tránh một số thiên tai (25’).

- Ôn luyện (35’).

2. Trọng tâm : Cách phòng tránh một số loại bom, đạn, thiên tai.

III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP.

IV. ĐỊA ĐIỂM.

V. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM.

VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bom, đạn và thiên tai. II. NỘI DUNG, THỜI GIAN : 1. Nội dung : (2 tiết) - Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn (25’). - Thường thức phòng tránh một số thiên tai (25’). - Ôn luyện (35’). 2. Trọng tâm : Cách phòng tránh một số loại bom, đạn, thiên tai. III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP. IV. ĐỊA ĐIỂM. V. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM. VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ. PHẦN 2 : THỰC HÀNH GIẢNG DẠY NỘI DUNG I. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN : 1. Tác hại của một số loại bom đạn : Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiều loại bom, đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Hơn thế nữa nó còn hủy hoại về môi trường, để lại những di chứng của chiến tranh cho các thế hệ sau này. Ví dụ : Về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. ............... Ngày nay, nguy cơ của các cuộc chiến tranh trên thế giới chưa mất đi; vì vậy việc tìm hiểu để nắm được tác hại và tính năng cơ bản của một số loại bom, đạn từ đó để có biện pháp phòng tránh tích cực là hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta. Xin giới thiệu một số loại bom, đạn gây nguy hiểm mà địch thường dùng trong chiến tranh. Mức độ sát thương, hiệu lực của chúng. - Loại bom : * Bom phá : 250 (bảng Anh). Bán kính sát thương người không ẩn nấp là : 100 m tạo thành hố sâu 2 - 3 m. 500 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 4 - 5 m 750 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 5 - 7 m 1000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 6 m 2000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 7 - 9 m 3000 (BA) sát thương : 350 m - hố sâu 8 - 10 m * Bom chùm : thả bằng bom mẹ chứa 200 - 250 bom con Þ bom bi hình cầu, sát thương 10 - 15 m. * Bom cháy : (na pan, phốt pho) Na pan 6 - 10 kg gây cháy bán kính 3 - 5 m 100 kg 20 - 25 m có nhiệt độ từ 800 - 1000oC Phốt pho : 59,4 kg gây cháy bán kính 20 - 25 m * Các loại đạn : - Đạn đại bác 105 mm, độ sát thương 25 - 30 m 203 mm, độ sát thương 30 - 40 m - Đạn súng cối 81 mm, độ sát thương 15 - 20 m 127 mm, độ sát thương 20 - 25 m - Đạn phóng lựu M79, độ sát thương 10 m Lưu ý : Ngoài sức công phá sát thương bằng mảnh gây sát thương, khi bom, đạn nổ lượng thuốc sẽ tạo ra áp suất lớn gây hủy hoại môi trường, làm hư hại tài sản và tính mạng của nhân dân. 2. Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom, đạn : a/ Quan sát, báo động : Mục đích nhằm phát hiện hoạt động của địch, nhất là bằng máy bay, kịp thời phát tín hiệu báo động cho nhân dân phòng tránh, tín hiệu thường dùng bằng còi điện, loa truyền thanh, trống, mỏ, kẻng. b/ Làm hầm hố phòng tránh bom, đạn : Mục đích nhằm tránh tác hại khi bom , đạn nổ : - Mảnh bom, các loại đạn bắn thẳng. - Nhà đổ, đất đá do bom, đạn bắn ra. - Cháy thường và cháy do các chất hóa học tạo ra. - Ở từng vùng, từng địa phương tùy theo điều kiện vật liệu, địa hình đất đai để làm hầm hố tránh bom, đạn cho phù hợp. - Có thể làm hầm hố cá nhân. - Có thể là hầm hố tập thể. - Có thể là hào ẩn nấp, hay là địa đạo... Trong chiến tranh chống Mỹ, thường dùng hầm chữ A, hầm tròn, hào giao thông, địa đạo Vĩnh Mốc... - Thường người ta bố trí hầm hào ở những nơi thuận tiện như chỗ ở, nơi sản xuất, lớp học, những nơi công cộng. Chú ý khi có báo động phải nghe theo hướng dẫn để tới nơi trú ẩn. Chú ý người già, phụ nữ, trẻ em... Khi vào hầm, hố trú ẩn phải giữ trật tự, không được hốt hoảng chạy đi chạy lại nơi ẩn nấp, hoặc nhô ra khỏi hầm. Trường hợp khi không có hầm hố, hoặc chạy chưa kịp tới vị trí ẩn nấp, khi nghe bom rít thì nhanh chóng nằm sát đất cạnh các địa vật gần nhất như cống rãnh, mô đất, bờ ruộng, cây to. Khi nằm sấp, cần kê tay dưới ngực, hơi há miệng để tránh sức ép tới ngực và tai. c/ Che ánh sáng ngụy trang : - Nhằm hạn chế khả năng quan sát, phát hiện của F. d/ Sơ tán, phân tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá : - Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất về thiệt hại... e/ Khắc phục hạu quả địch đánh phá : - Cứu chữa người bị nạn Þ đối với người bị thương phải băng bó, đào bới tìm kiếm. - Dập tắt đám cháy : cháy lớn có lực lượng chuyên môn xử lý. ® Đối với bom na pan : Dùng đất, cát hoặc bao tải, chăn chiếu nhúng nước hoặc cành cây tươi để dập. ® Đối với phốt pho : Phốt pho là chất độc nên khi chữa cháy cần phải có găng tay, khẩu trang, dùng nước với lượng lớn dội liên tục để dập tắt, hoặc ta dùng xẻng xúc các mảnh phốt pho đang cháy đổ vào hố hoặc vũng nước để dập. ® Chôn cất người chết, làm vệ sinh môi trường. ® Giúp đỡ gia đình có người bị nạn để ổn định... ® Khi phát hiện bom, đạn địch chưa nổ phải đánh dấu báo cho người có trách nhiệm xử lý. Không được tự ý xử lý, hoặc đùa nghịch. (Hiện nay các loại bom, đạn sau chiến tranh vẫn còn... dễ xảy ra thương vong). ® Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường. II. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ THIÊN TAI : Như các em biết, hàng năm thiên tai thường xuyên xảy ra đối với nước ta gây ra thiệt hại rất lớn đến tính mạng con người và tài sản. Con người phải chống chọi với thiên nhiên từ ngàn xưa đến nay. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, con người đã chủ động ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả. Tuy nhiên các em cần nắm một số kiến thức để phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. 1. Đặc điểm gây hại của một số thiên tai : - Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có nhiều sông ngòi nên chịu nhiều tác động của thời tiết và các hiện tượng tự nhiên. Những tác động của tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như môi trường và điều kiện sống của con người nên chúng ta gọi chung là thiên tai. Chúng ta cần nắm đặc điểm gây hại và nguyên nhân của một số loại thiên tai để có biện pháp phòng chống hiệu quả, nhằm giảm mức thấp nhất do thiên tai gây ra. a/ Áp thấp nhiệt dới : Là hiện tượng thay đổi áp suất lớn trong không khí, tạo sự chuyển động mạnh của không khí (gió) từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, với sức gió từ cấp 6 đến cấp 7 (từ 39 - 61 km/h). Áp thấp nhiệt đới nó thường phát triển thành bão kèm theo mưa lớn. Ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của nhân dân. b/ Bão : Được hình thành như áp thấp nhiệt đới nhưng có sức gió mạnh hơn (từ 62 km/h trở lên). Bão thường được hình thành từ áp thấp nhiệt đới, gió đổi chiều hướng nhanh, sức giật mạnh thường kèm theo mưa lớn. Trong cơn bão lớn đã hình thành khu vực gió mạnh có đường kính từ 800 - 1000 km. Bão thường gây ra : - Ngập lụt. - Đe dọa tính mạng con người. - Tàn phá nhà cửa, các công trình, tài sản. - Nhấn chìm các tàu thuyền và phương tiện trên biển. c/ Lũ quét : Là hiện tượng thường xuất hiện nhanh ở các vùng núi với tốc độ dòng chảy cực lớn. Lũ quét tàn phá, hủy diệt môi sinh trên đường chúng đi qua. - Phạm vi ảnh hưởng của lũ quét không rộng nhưng sức tàn phá của nó lại nặng nề. Nó có thể cuốn trôi cả một bản làng, một công trình nơi nó đi qua. Việc phá rừng gây ra xói mòn đất là nguyên nhân cơ bản của các trận lũ quét. d/ Lụt : Hàng năm vào mùa mưa, ở một số địa phương thường xảy ra lũ, lụt. Các trận lũ, lụt lớn với thời gian dài và phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về người và của, phá hoại mùa màng, các công trình văn hóa, công cộng. * Ví dụ : Các trận lũ, lụt lớn ở địa bàn tỉnh... e/ Động đất : Là hiện tượng phá hủy các vùng thạch quyển do kiến tạo của trái đất. Sự phân vùng cấu tạo của vỏ trái đất là nguyên nhân xảy ra động đất thường xuyên ở một số nơi trên thế giới gây ra tai họa khủng khiếp cho con người. Người ta xác định chấn động do năng lượng của động đất gây ra tại vùng chấn tâm bằng độ rích-te. Việc xác định địa chấn sẽ làm giảm tối thiểu những thiệt hại do động đất gây ra. Ở nước ta, do cấu tạo của vỏ trái đất, tuy chưa có những trận động đất lớn, nhưng phải hết sức đề phòng. Khi có thông báo cần phải rời khỏi nhà, xưởng, công sở, trong vùng địa chấn... 2. Một số biện pháp phổ thông phòng, chống bão lụt : a/ Tích cực thực hiện việc bảo vệ đê : Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm và tích cực tham gia việc hộ đê thường xuyên. Tuyệt đối không tự động kích, chèn, đóng, mở cửa cống; không đào bới, xây dựng, làm nhà cửa vi phạm vào hành lang bảo vệ an toàn đê; không xẩy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở đê. Chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ đê... b/ Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng : Chúng ta biết rằng trong những năm qua do ý thức của một số người chỉ thấy lợi ích trước mắt đã phá đi nhiều khu rừng có giá trị về kinh tế và sinh thái của đất nước. Do vậy không bảo vệ được sự xói mòn, vữa trôi đất và hạn chế được các trận lũ quét, bão lụt cho đất nước. Vì thế chúng ta phải tăng cường công tác bảo vệ rừng và tích cực trồng rừng, vừa đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước vừa giữ được cân bằng sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai đối với con người. c/ Theo dõi chặt chẽ các bản tin báo bão và mực nước ở các triền sông : Việc này hết sức quan trọng, theo dõi các bản tin báo bão của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình và đài địa phương để mới chủ động và thực hiện đúng các quy định của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt của các cấp. Đối với học sinh phải nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống bão lụt của nhà trường và giúp gia đình làm những việc thiết thực để chống bão, lụt. Khi có bão cần chú ý không được đứng gần các công tơ, cột điện và tránh xa nơi có dây điện bị đứt. d/ Tổ chức sơ tán người và tài sản ở khu vực trọng điểm : - Từng người và từng gia đình ở trong khu vực có bão, lụt cần phải chuẩn bị sẵn sàng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương để có thể sơ tán nhanh chóng khi có lệnh, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do bão, lụt gây ra. e/ Khắc phục hậu quả bão, lụt : - Cấp cứu người bị nạn. - Làm vệ sinh môi trường, chôn cất người bị nạn. - Giúp đỡ gia đình có người bị nạn ổn định đời sống. - Khôi phục sản xuất và sinh hoạt. * Liên hệ tình hình bão lụt hàng năm ở Thừa Thiên Huế. Câu hỏi ôn tập : 1. Nêu một số biện pháp phòng, tránh bom, đạn địch ? 2. Nêu một số biện pháp phòng, chống bão, lụt ? Câu hỏi kiểm tra : - Em hãy nêu biện pháp phòng, tránh bom, đạn địch và phòng, chống bão, lụt ? - Đối với học sinh cần phải làm gì để hạn chế thiệt hại về thiên tai bão, lụt ?

File đính kèm:

  • docgdqp.doc