Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 1 đến Bài 7

I. Việt Nam đánh giậc giữ nước

1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên

a) Cuộc kháng chiến chống quân Tần( TK III trước CN- Khoảng năm214- 208 TCN)

- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn văn lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo

- Quân Tần: 50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ huy

- Sau khoang 5-6 năm( 214- 208 TCN) chiến đấu, quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết

b) Đánh quân Triệu Đà ( TK II, 184-179 TCN)

- Nhân dân Âu Lạc, do An Dương Vương lãnh đạo: xây thành cổ loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc

- An Dương Vương chủ quan, matá cảnh giác mắc mưu giặc(Chuyện Mỵ Nương- Trọng Thuỷ)

- Đất nước ta rơI vào thảm hoạ > 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ( Thời kỳ Bắc thuộc)

2. Các cuộc chiến tranh giành lại độc lập

a. Từ TK II TCN đến TK X

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 1 đến Bài 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ. - Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu - Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn) dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau. - Lau chùi đất, cát, đờm dãi (nếu có) ở mũi, miệng để khai thông đường thở. - Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. - Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, nếu có điều kiện cho ngửi a-mô-ni-ắc, dấm, hoặc đốt bồ kết thổi nhẹ cho khói bay vào hai lỗ mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh. - Nếu nạn nhân đã tỉnh, chân tay lạnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước lã đun sôi cho uống. - Nếu nạn nhân chưa tỉnh, nhanh chóng kiểm tra đed63 phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim như : + Vỗ nhẹ vào người nêu nạn nhân không có phản ứng gì là mất tri giác, cảm giác và vận động. + Aùp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi xuống ngực nếu thấy lồng ngực, bụng không phập phồng, tai mũi, miệng không có hơi ấp, có thể thở rất yếu hoặc đã ngừng thở. + Bắt ngay mạch bẹn (hoặc mạch cảnh) không thấy mạch đập, có thể đã ngừng tim (thời gian kiểm tra không được kéo dài quá 1 phút). - Nếu xác định nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim, cần tiến hành ngay biện pháp : thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần (nếu có 2 người làm) hoặc thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm), phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới dừng. * Đề phòng - Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập. - Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. - Phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tạo cho cơ thể có thêm khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường. 5. Ngộ độc thức ăn a. Đại cương -Ngộ độc thức ăn rất hay gặp ở những nước nghèo, chập phát triển và các nước nhiệt đới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như : + Aên phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn : thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng, rau sống, hoa quả, nguồn nước bị ô nhiễm, không được xử lí kĩ trong quá trình chế biến thức ăn. + Aên phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc : nấm độc, sắn + Aên phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa từng người : tôm, cua, dứa - Ở nước ta, thường xảy ra vào mùa hè, gây nên những vụ dịch nhỏ, tản phát, có liên quan đến các tập thể : Đơn vị bộ đội, nhà trẻ, một gia đình hoặc một số gia đình trong cùng thôn, xóm cũng có khi gây thành vụ dịch lớn do môi trường bị ô nhiễm nặng. b. Triệu chứng - Người bị nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với ba hội chứng điển hình là : + Hội chứng nhiểm khuẩn, nhiểm độc : sốt 38-39o C, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê. + Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa : đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa khắp ổ bụng, đau quặn bụng. Buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, nôn ra nước lẫn thức ăn, ỉa chảy nhiều lần, nhiều nước như tháo ra, đôi khi lẫn thức ăn chưa tiêu. + Hội chứng mất nước, điện giải : khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng, chân tay lạnh. - Với cơ thể khỏe mạnh thường khỏi sau 2-3 ngày, đôi khi ỉa lỏng có thể kéo dài hàng tuần. Với trẻ nhỏ, người già yếu rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. - Ngộ độc nấm : + Các triệu chứng đau bụng, nôn, ỉa chảy thường xuất hiện dữ dội, kéo dài hàng ngày làm nạn nhân mất nhiều nước, da khô, khát nước, gầy sút nhanh. + Tùy loại nấm độc, có người lả đi, có người thần kinh bị kích thích, nói lung tung như người say rượu, mắt mờ dần. Trường hợp nặng có thể chết do biến chứng tim mạch và thần kinh. - Ngộ độc sắn : + Các triệu chứng thường xuất hiện 4-5 giờ sau khi ăn, có khi muộn hàng ngày sau. + Thoạt đầu nạn nhân thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, người rạo rực khó chịu, sắc mặt tím tái, khó thở. + Sau đó xuất hiện đau quặn bụng, nôn nhiều lần, người rất mệt. Trường hợp nặng các triệu chứng tăng lên, người mệt lả, lịm dần rồi hôn mê, có thể chết vì trụy tim mạch. - Dị ứng do ngộ độc dứa : Các triệu chứng xuất hiện rất sớm chỉ vài phút đến 1 giờ sau khi ăn : + Đau bụng dữ dội, nôn và ỉa chảy rất nhiều lần trong ngày. + Ngứa và phát ban khắp người, càng gãi càng ngứa, toàn thân mẩn đỏ và nổi lên các nốt ban. Có khi tạo thành từng mảng đỏ hồng bằng đồng xu, mi mắt sưng húp, bàn tay căng mọng. + Trường hợp nhẹ có thể một vài ngày sẽ khỏi, trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu : Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thức ăn, biện pháp xử trí cấp cứu chung là : - Chống mất nước : + Chủ yếu cho truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1-2 lít. Chú trong đặc biệt với trẻ nhỏ và người già. + Nếu không có điều kiện truyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng. + Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ (than hoạt). + Ngộ độc sắn nên cho uống nước đường, sữa, nước mật mía, mật ong - Chống nhiễm khuẩn : Thông thường cho uống Ganidan, Cloroxit, hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như : Amplicilim, Bactrim (cẩn thận với trẻ nhỏ). - Chống trụy tim mạch và trợ sức : Chủ yếu dùng long não, vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thần. - Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1-2 bữa để ruột được nghỉ ngơi. => Nói chung các loại ngộ độc thức ăn không nên dùng các loại thuốc chống nôn và ỉa chảy, vì đó là phản ứng của cơ thể để thải chất độc ra ngoài (trừ trường hợp ngộ độc nặng và kéo dài). Với các trường hợp ngộ độc nấm, sắn, phải cho nôn hết các phần thức ăn còn lại trong dạ dày, bằng mọi biện pháp : kích thích họng, dùng thuốc gây nôn * Trường hợp ngộ độc nặng và các loại gây độc nguy hiểm : nấm, sắn, cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. * Đề phòng : - Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. - Phải đảm bảo tốt khâu vệ sinh công nghiệp thực phẩm và nội trợ. Chấp hành đầy đủ 10 điều quy định của bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Không nên để những người đang mắc các bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, viêm tai, mũi, họnglàm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ - Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống : + Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi. + Không ăn sống, tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp đã hỏng. + Phải bảo quản kĩ, không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn. + Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặc nấm lạ. + Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc ăn. 6. Nhiễm độc lân hữu cơ a. Đại cương - Lân hữu cơ là các hợp chất hóa học như : Tiôphốt,Vôphatốcdùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Trong nông nghiệp càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến. - Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng gây chết người. Chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường trực tiếp qua da. b. Triệu chứng - Trường hợp nhiễm độc cấp : Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt là đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán, đáng giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc và theo dõi được kết quả điều trị. - Trường hợp nhiễm độc nhẹ : Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng - Cấp cứu ban đầu : + Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atrophin liều cao. + Nếu thuốc vào đường tiêu hóa bằng mội biện pháp gây nôn. + Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng. + Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối. + Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức : cafein, coramin, vitamin B1, Ccấm dùng mocphin. + Chuyển ngay đến các cơ sơ y tế để kịp thời cứu chữa. - Đề phòng : + Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản, và sử dụng. + Khi phun thuốc trừ sâu phải : pha đúng liều lượng, có các phương tiện để bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay) quay lưng về hướng gió, và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó mới tiếp tục phun. + Không dùng thuốc trừ s6u để chữa ghẻ, diệt chấy, rận + Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc. Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng. Hết

File đính kèm:

  • docgiao an gdqp an nhieu 6.doc