I / Mục đích yêu cầu:
1.Mục đích:
Giới thiệu cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản về tác hại, cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom đạn.
2. Yêu cầu:
Hiểu rõ tác hại do bom đạn và thiên tai gây ra. Biết cách phòng tránh và thường xuyên cảnh giác bom đạn còn sót lại trong chiến tranh .
II / Nội dung, thời gian:
Nội dung: 2 phần, 2 mục, 1 tiết lý thuyết
1. Tác hại của một số loại bom đạn:
2. Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom đạn:
III / Tổ chức và phương pháp:
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 11: Thưởng thức phòng tránh một số loại bom đạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên tai gây ra. Biết cách phòng tránh và thường xuyên cảnh giác bom đạn còn sót lại trong chiến tranh .
II / Nội dung, thời gian:
Nội dung: 2 phần, 2 mục, 1 tiết lý thuyết
1. Tác hại của một số loại bom đạn:
2. Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom đạn:
III / Tổ chức và phương pháp:
1.Tổ chức:
- Lên lớp lý thuyết tập trung.
- Trao đổi GV, HS.
2.Phương pháp:
- GV:giảng giải minh họa tư liệu
- HS: ghi chép đầy đủ nội dung
3.V/c đảm bảo:
Giáo án, ghi sổ điểm
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
Phổ biến ý định giảng dạy:
GV: Nêu tên bài học
Mục đích yêu cầu
Nội dung, thời gian
Nội dung giảng dạy:
BOM, ĐẠN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiểu loại bom đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta nhiều thiệt hại to lớn.
Vì vậy, đối với mỗi chúng ta phải nắm được tác hại và tính năng cơ bản của một số loại bom đạn.
Bom đạn khi nổ ngoài việc gây sát thương, chết người bằng các mảnh vỏ bay ra theo hình phểu thì lượng thuốc nổ trong bom đạn khi nổ tạo ra áp suất rất lớn gây thiệt hại người tài sản nhân dân.
1. Đặc đi ểm, tác hại của một số loại bom, đạn:
Vũ khí là công cụ chiến đấu cực kỳ quan trọng trong đấu tranh vũ trang. Sự ra đời và quá trình phát triển của vũ khí gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ của mỗi quốc gia. Thế kỷ thứ 10 khi thuốc súng được nghiên cứu chế tạo đã đánh dấu cuộc cách mạng về KTQS.
Sự phát triển của Vũ khí – Đạn dược theo 3 hướng chính:
-Tăng tầm bắn: (khoảng cách từ mục tiêu đến người bắn);
Tăng độ chính xác bắn (bắn trúng, chụm);
Tăng tác dụng hủy diệt.
Quá trình phát triển của Vũ khí có thể chia thành 3 giai đoạn:
Vũ khí cổ điển;
Vũ khí thông thường;
Vũ khí công nghệ cao.
Là những vũ khí được nghiên cứu thiết kế chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng chiến - kỹ thuật, có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật quân sự, thậm chí tới tính chất của chiến tranh và nhiều lĩnh vực khác.
a. Tên lửa hành trình (Tomahawk)
Đây là các loại tên lửa đýợc phóng đi từ trên đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm hoặc trên máy bay đýợc điều khiến bằng nhiều phýõng pháp, theo chýõng trình tính sẵn đến mục tiêu đã định.
Dùng để đánh các mục tiêu cố định nhý nhà ga, nhà máy điện, cầu lớn, cõ quan lãnh đạo, chỉ huy, các thành phố lớn, nõi tập trung đông dân cư.
b. Bom có điều khiển:
Là các loại bom thường dùng trước đây, nhưng chúng được lắp thêm bộ phận điều khiển có khả năng bám mục tiêu và điều khiển quĩ đạo bay để diệt mục tiêu với độ chính xác cao, sai số trúng đích 5-10m, dưới đây là đặc điểm gây hại của một số loại bom đạn thường dùng:
Bom CBU-24 :
Là loại bom chùm dạng caxet rải bom bi dạng quả ổi
(BLU-26) để sát thương, bom mẹ chứa 200 bom con nổ trên không rải
bom con xuống mục tiêu, bom con có thể nổ ngay hoặc nổ chậm khi
nổ tạo thành hình phễu đường kính 0,2 – 0,3m, sâu 0, 2m bán kính
sát thương 10m.
BOM CBU-55
Cỡ 500 bảng (225kg), lắp trên máy bay loại nhẹ như A-37, OV-10, UH-1 ở độ cao khoảng 600m, chứa 3 bom con BLU-73: dài 2,285m, khối lượng 235kg, đường kính 0,35m, mỗi bom con có khối lượng 45kg, chứa 32,6 kg nhiên liệu FAE là oxit etylen lỏng.
Mỹ dùng năm 1975 ở Xuân Lộc.
Bom CBU-55(còn gọi là bom phát quang):
Là loại bom chùm dạng caxet, kiểu nổ xon khí chứa 3 bom con BLU -73. Khi nổ văng oxit etylen thành các đám mây xon khí có đường kính 15-17m, dày 2,5- 3m được kích nổ ở độ cao 1m, bán kính sát thương 50m. dùng để phát quang cây cối dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng, hoặc dùng để gây tâm lý hoang mang cho đối phương bởi uy lực hủy diệt của chúng, cùng họ có bom BLU -82 được điều khiển bằng radar
Bom GBU-17:
Bom xuyên tự dẫn bằng Lade bán chủ động có đầu
nổ kép kiểu lõm và phá dùng để đánh các công trình kiên cố như hầm
ngầm, bê tông. Khi trúng mục tiêu, lượng nổ lõm tạo lỗ sâu để bom
chui vào, sau đó ngòi nổ chậm hoạt động, kích nổ bom, được Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990- 1991) Nam Tư (1999).
Bom GBU-29/30/31/32/15JDAM:
Là loại bom tiến công trực tiếp vào
các mục tiêu kiên cố như cầu cống, sân bay, đài phát thanh, truyền hình.
Bom hóa học : Là loại bom chứa các loại khí độc chủ yếu để sát
thương sinh lực đối phương, kích thích chảy nước mắt, rát bỏng, ho,
ngứa ngáy gây suy nhược thần kinh, chóng mặt nôn.
BOM GBU-17
GBU- guided Bom Unit- chế tạo năm 1982 dài 3,6m đường kính 0,82m dùng cho máy bay F-4, F-111, sai số trúng đích 10m khả năng xuyên phá được các tấm bê tông dày 4,5m, có thể xuyên sâu vào đất 7,5m. Đầu nổ kép gồm lượng nổ lõm và nổ phá.
BOM GBU-29JDAM
Bom dựa trên cơ sở bom phá MK-84 hoặc BLU-109, có khối lượng 2000 bảng. Bom được lắp hệ quán tính với thiết bị đo gia tốc dọc trục và kết hợp với hệ dẫn GPS để tăng độ chính xác. Cánh đuôi bom có thể di động để tăng khả năng phóng rải của bom. Độ chính xác 10-13m, cự ly ném bom 20 km. Dùng máy bay B-2 để mang (16 quả).
Bom cháy:
Sử dụng chất cháy (hỗn hợp Nhôm, Phốt Pho, Na pan hoặc các chất dễ cháy như : xăng, dầu hoả, Benzen, Toluen..) dưới dạng keo hoặc bột, là phương tiện sát thương sinh lực đối phương.
Bom mềm:
Bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương, không sát thương sinh lực. Khi nổ tung ra không gian hàng trăm ngàn sợi graphit bám vào dây điện gây đoản mạch điện, phá hỏng các thiết bị và hệ thống điện.
Bom điện từ: Bom chuyên dùng đánh phá các thiết bị điện tử. Khi nổ tạo ra trường điện từ cường độ lớn trong thời gian rất ngắn tác động vào các linh kiện vi mạch, bán dẫn, của các thiết bị điện phá huỷ các khí tài vô tuyến điện tử, máy tính, thiết bị quang điện, truyền hình.
Bom Từ trường:
MK-82 (500 bảng), 117 (750 bảng) dùng để đánh phá giao thông. Khi có sắt thép đi qua, ngòi nổ cảm nhận tạo tín hiệu điện gây nổ. Thời gian mở bảo hiểm từ 15 phút đến vài tháng, có thể tự huỷ 6- 8 tháng.
2.Một số biện pháp phòng tránh thông thường
a. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động
- Mục đích là nhằm phát hiện các hoạt động đánh phá của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh.
- Tín hiệu báo động được phát bằng còi ủ, loa truyền thanh, trên vô tuyến hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, kết hợp với các phương tiện thô sơ như trống mõ, kẻng... Do ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở từng khu vực đảm nhiệm
b. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác giữ bí mật mục tiêu và các khu sơ tán.
- Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch.
- Thực hiện nghiêm các qui định về phòng gian giữ bí mật do ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân qui định.
c. Làm hầm hố phòng tránh.
- Để phòng tránh tác hại của bom đạn địch thì tuỳ theo tình hình cụ thể Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở từng địa phương tổ chức triển khai đào hầm hố, giao thông hào, đắp tường chắn cho lớp học, nhà xưởng, bệnh viện; ở từng gia đình, trên đường đi, nơi công cộng, nơi làm việc học tập và công tác.
- Khi có báo động mọi người không có nhiệm vụ cần nhanh chóng xuống hầm trú ẩn ở nơi gần nhất, một cách trật tự, không hoảng loạn, chạy đi chạy lại dễ làm lộ mục tiêu, tránh nhiều người trong một gia đình trú cùng một chỗ.
- Khi không kịp xuống hầm phải lợi dụng địa hình, địa vật, như bờ ruộng, gốc cây, mô đất, rãnh nước khi nghe bom rít phải che tay dưới ngực, miệng hơi há để giảm bớt sức ép của bom đạn.
d. Sơ tán phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp khu chế xuất, tránh tụ họp đông người.
Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn địch gây ra, đây là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến, sản suất và đời sống của nhân dân, vì vậy mọi người phải khắc phục khó khăn, tích cực tự giác tham gia, cũng như tuyên truyền vận động nhân dân thực hành sơ tán theo qui định của chính quyền địa phương.
e. Đánh trả.
Việc đánh trả tiến công đường không của địch là góp phần cho phòng tránh được an toàn, do lực lượng vũ trang đảm nhiệm. Để duy trì cho lực lượng chiến đấu được liên tục lâu dài, công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu phải được toàn dân tham gia, tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người.
f. Khắc phục hậu quả.
- Tổ chức cứu thương: Từng gia đình, cá nhân tự cứu là chính, nhanh chóng báo cho các đội cấp cứu biết để nhanh chóng đưa người bị nạn đến nơi an toàn.
- Tổ chức lực lượng cứu sập, cứu hoả, cứu hộ trên sông: khi có sự cố (sập hầm, cháy nhà.... nhanh chóng báo cho đội chuyên trách biết. Trong khi chờ đợi phải tìm cách cứu người trước, tổ chức đào bới tìm kiếm người bị nạn, cách li khu vực cháy, không cho lan rộng, dùng đất cát lấp những mảnh bom cháy dở...
- Đối với bom Na pan: Dùng đất cát hoặc bao tải, chăn chiếu nhúng nước trùm lên đám cháy. Nếu đám cháy nhỏ thì dùng cành cây tươi để dập tắt. nếu Na pan đang cháy bám lên quần áo, da người thì dùng chăn màn nhúng nước trùm lên chỗ bị cháy hoặc có thể nhanh chóng cởi quần áo.
- Đối với bom Phốt pho: Phốt pho là chất độc, vì vậy khi chữa cháy cần phải chuẩn bị dụng cụ phòng độc, như găng tay, khẩu trang dùng nước với lượng lớn để dập tắt hoặc dùng xẻng xúc các mảnh Phốt pho đang cháy dở đổ vào hố, vũng nước, nếu không may bị dính vào người phải bình tĩnh dùng que quấn bông, hoặc vải gạt nhẹ ra không được xiết mạnh, làm cho Phốt Pho ngấm sâu vào cơ thể, có thể thấm vết bỏng bằng dung dịch phèn xanh (sun phát đồng) tỉ lệ 2%, sau đó đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất.
- Chôn cất người chết, phòng chống dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường,giúp đỡ gia đình có người bị nạn, ổn định đời sống.
- Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường.
Cần lưu ý: Hiện nay trên đất nước ta tuy không có chiến tranh nhưng bom đạn địch vẫn còn sót lại trong lòng đất ở khắp mọi nơi, vì vậy khi phát hiện phải giữ nguyên hiện trường đánh dấu bằng phương tiện giản đơn (cành cây, gạch đá) và báo cáo ngay nguời có trách nhiệm, để xử lý, tuyệt đối không làm thay đổi vị trí, cũng như tự động xử lý.
4. Củng cố:
5. Dặn dò học tập:
File đính kèm:
- Bai 6 Ky thuat su dung luu dan tiet 2.doc