Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1: Phương pháp tự lập luyện TDTT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

a. Mục đích:

 HS nắm được phương pháp tự tập luyện TDTT để vận dụng vào việc

 tập luyện hàng ngày.

 b. Yêu cầu: HS hiểu được ý nghĩa việc tự tập luyện, củng cố và nâng cao sức khoẻ

 HS phải tự tập luyện ở nhà theo sự hướng dẫn giáo viên TD, HS phải

 tập TDVS buổi sáng và tập bài TD do giáo viên giao cho.

II. NỘI DUNG:

 

 1. Ý nghĩa của việc tự tập luyện TDTT:

 Muốn có sức khoẻ và cơ thể cường tráng, mỗi người phải tự tập luyện TDTT

 nhiều công trình Khoa học đã chứng minh. Người tập TDTT đều có chỉ số thể lực, sức khoẻ cao hơn những người ít & không tập. Việc tập luyện TDTT chính là đáp ứng nhu cầu khách quan của tuổi trẻ tạo nên nhân tố kích thích cho cơ thể phát triển. Hiện nay các tiết học trong chương trình chưa đủ để mang lại hiệu quả tập luyện, bởi vậytự tập luyện bổ xung cho đủ lượng vận động. Tự tập luyện phải phù hợp với lứa tuổi , giới tính, với điều kiện sức khoẻ, phù hợp với trạng thái thể lực với điều kiện sinh hoạt và học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1: Phương pháp tự lập luyện TDTT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Lý thuyết: Phương pháp tự tập luyện TDTT Ngày soạn 05/09/2005 Ngày dạy: Tuần 1 I. Mục đích yêu cầU: a. Mục đích: HS nắm được phương pháp tự tập luyện TDTT để vận dụng vào việc tập luyện hàng ngày. b. Yêu cầu: HS hiểu được ý nghĩa việc tự tập luyện, củng cố và nâng cao sức khoẻ HS phải tự tập luyện ở nhà theo sự hướng dẫn giáo viên TD, HS phải tập TDVS buổi sáng và tập bài TD do giáo viên giao cho. II. Nội dung: 1. ý nghĩa của việc tự tập luyện TDTT: Muốn có sức khoẻ và cơ thể cường tráng, mỗi người phải tự tập luyện TDTT nhiều công trình Khoa học đã chứng minh. Người tập TDTT đều có chỉ số thể lực, sức khoẻ cao hơn những người ít & không tập. Việc tập luyện TDTT chính là đáp ứng nhu cầu khách quan của tuổi trẻ tạo nên nhân tố kích thích cho cơ thể phát triển. Hiện nay các tiết học trong chương trình chưa đủ để mang lại hiệu quả tập luyện, bởi vậytự tập luyện bổ xung cho đủ lượng vận động. Tự tập luyện phải phù hợp với lứa tuổi , giới tính, với điều kiện sức khoẻ, phù hợp với trạng thái thể lực với điều kiện sinh hoạt và học tập. 2. yêu cầu nội dung và phương pháp tự tập luyện: a.Yêu cầu: Tập thường xuyên hàng ngày,đủ mức mỗi ngày 15 --> 45p tập từ thấp đến cao. b. Nội dung: * TDVS: ( TD buổi sáng ) Làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn, khắc phục hiện tượng ngái ngủ sớm thích nghi với yêu cầu của ngày lao động.TDVS buổi sáng không đòi hỏiphương tiện dụng cụ và mất nhiều thì giờ ( chỉ cần 5-7p )với một bài TD tay không không cần sân bãi rộng chúng ta sẽ tập được. Tập TDVS buổi sáng cần tuân thủ những phương pháp sau: + Duy trì tập luyện thường xuyên + Tập đúng và đảm bảo cường độ vận động: Động tác phải làm đủ biên độ, dùng đủ sức, duy trì đúng nhịp điệu và làm đủ số lần cần thiết. + Định kỳ thay đổi bài tập: Khoảng 1 tháng hay 1,5 tháng thay đổi bài tập 1 lần để cơ thể thường xuyên tiếp nhận các kích thích mới, tác động mới có lợi cho việc tăng cường thể chất. + Thời điểm tập hợp lý: Tập ngay sau khi ngủ dậy và tập ở nơi thoáng khí, mùa đông tập khi nóng rồi mới cởi bớt áo, cuối buổi tập thì lau người hoặc tắm rửa. * TDVS ( Buổi tối ) Tiến hành buổi tối trước khi đi ngủ nhằm xua tan trạng thái căng thẳng thần kinh, chuyển cơ thể từ hưng phấn sang ức chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ ngon và quá trình hồi phục + Nội dung tập: Tập các bài tập dạng thả lỏng, vươn thở, đi bộ nhẹ nhàng + Phương pháp tập: Trước giờ đi ngủ khoảng 20- 30 p thời gian tập khoảng 5- 6p Tập với nhịp độ chậm kéo dài, nhẹ nhàng êm dịu, không dùng lực mạnh , tập ở nơi thoáng khí có nhạc nhẹ càng tốt, Sau khi TD xong về đánh răng, rửa mặt đi ngủ. * TD chống mệt mỏi: - Nội dung bài tâp: Các bài tập ưu tiên tác động đến các bộ phận mà cơ thể mà trong quá trình làm việc ít vận động. Sử dụng các động tác vươn thở, gập thân với biên độ lớn, các bài tập đứng lên ngồi xuống -Thời gian tập: Khi bắt đầu dấu hiệu của sự mệt mỏi. Nâng cao tác dụng của TD chống mệt mỏi. Các em tiến hành sau tiết 2 hoặc 3. ( t ): 3 - 4', từ 5 đến 6 động tác. * Các bài tập trên lớp: - Chú ý: khả năng tự tập luyện của HS đặc biệt sử dụng các bài tập phát triển chung và các bài tập phát triển thể lực.( sức mạnh, sức bền), các bài tập có dụng cụ ( vật nặng, gậy, dây, thang gióng, ghế thể dục, xà kép, xà đơn ...) - Tự tập luyện cần phải tiến hành thường xuyên, hàng ngày. ( t ):Từ 30-40'. Khi tập phải khởi động kỹ. * TD thể hình: Là một hình thức tập luyện tạo nên vẻ đẹp cho cơ thể ( phát triển sức khoẻ ), rèn luyện TD thẩm mỹ thường xuyên thì cơ thể phát triển cân đối ( tư thế đi, đứng, ngồi chính xác ). Khi tập chọn bài tập phù hợp. * Những nội dung khác: - Nếu các em hứng thú thể thao có thể đuổi tập một môn thể thao nào đó ( bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, điền kinh...) dưới hình thức tự tập có sự hướng dẫn của huấn luyện viên hay giáo viên TD. Riêng nữ có thể tập TD nhịp điệu. Chú ý lượng vận động tập luyện không quá mức. Bài tập và câu hỏi: Bài tập: Mỗi HS về nhà tự tập luyện TD buổi sáng: Chạy 1000 m mỗi ngày. Câu hỏi: 1. Vì sao phải tự tập luyện TDTT? ở nhà em có tự tập luyện không? 2. Vì sao phải tập TD buổi sáng? TD buổi sáng tuân thủ những điều gì? 3. Khi mệt mỏi nghỉ bằng cách gì thì có lợi? Khi tập phải chú ý điều gì?

File đính kèm:

  • docGA TD 11(3).doc
Giáo án liên quan