I. ĐĂC ĐIỂM VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH :
Trong chiến tranh vũ khí ngày càng hiện đại, thì cơ cấu vết thương càng phức tạp, gồm những loại vũ khí sau :
1. Vũ khí lạnh : Gươm giáo, lê, dao găm, chông. Các tổn thương do vũ khí lạnh gây ra nói chung đơn giản, ít để lại di chứng.
2. Vũ khí nổ : (còn gọi là vũ khí thông thường).
- Vũ khí nổ bao gồm : Súng bộ binh hỏa lực pháo binh, bom mìn lựu đạn.
- Vũ khí nổ sát thương bằng tác động trực tiếp của đầu đạn mảnh pháo, bom bi (trong bom bi gây nên vết thương chột, vết thương xuyên, vết thương dập nát, nhiều nõ ngách, vết gãy xương, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh v.v )
- Các loại vũ khí sát thương bằng tác động trực tiếp của mảnh đối với người ở gần tầm nổ tạo các vết thương kín ở các phủ tạng rất nặng.
3. Vũ khí hạt nhân : (thuộc loại vũ khí sát thương hàng loạt).
Vũ khí hạt nhân gồm : vũ khí nguyên tử (bom đầu đạn, nguyên tử, vũ khí khinh khí, bom đầu đạn khinh khí, vũ khí Nơ-trôn)
Vũ khí hạt nhân nổ tạo ra các nhân tố sát thương như : sóng chấn động, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ.
Vũ khí hạt nhân gây nên tổn thương hỗn hợp làm cho vết thương (bệnh) nặng và phức tạp. Một người có thể bị tổn thương như :
- Bỏng và bệnh phóng xạ.
- Chấn thương và bệnh phóng xạ.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu.
4.6 Ga – rô:
Là biện pháp dùng sợi dây cao su cột chặt làm ngừng sự lưu thông máu, máu sẽ không chảy ra ở miệng vết thương.
Ga – rô được phép làm trong các trường hợp sau:
- Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phân thành tia hoặc trào ra vết thương.
- Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.
- Vết thương phần mềm hoặc gảy xương có kèm theo tổn thương động mạch.
- Bị rắn cắn.
Nguyên tắc ga – rô:
- Phải đặt ga – rô ngay sát trên vết thương và để lộ ra ngoài. Không bị vật gì che lấp.
- Nhanh chóng chuyển người bị thương đến bệnh viện gần nhất, trên đường vận chuyển cứ 1 giờ nới ga – rô 1 lần.
- Phải chấp hành triệt để những qui định về ga – rô:
+ Ghi họ tên, địa chỉ người bị thương, thời gian đặt ga – rô, thời gian nới ga- rô lần 1, lần 2, họ tên địa chỉ người ga – rô để giúp các tuyến trên theo dỏi và xử trí.
+ Có kí hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo bên trái.
Cách đặt ga – rô:
- Aán động mạch phía trên vết thương.
- Lót vải gạc chổ định ga – rô.
- Đặt dây ga – rô rồi từ từ xoắn, vừa xoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra thấy máu ngừng chảy là được.
Cách nới ga – rô:
- Một người ấn động mạch phía trên ga – rô.
- Một người nới dây ga – rô, vừa nới từ từ vừa theo dỏi sắc mặt người bị thương,tình hình chảy máu,màu sắc đoạn chi dưới ga – rô. Khoảng 4-5 phút sau đặt lại ga – rô và không đặt lại ngay chổ củ.
- Vết thương bị cụt tự nhiên, đoạn chi có dấu hiệu hoại tử thì không được nới ga – rô để tránh xảy ra tai biến nguy hiểm.
III. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GẢY XƯƠNG
1. Mục đích
- Giảm đau đớn.
- Bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển về các tuyến cứu chữa.
2. Nguyên tắc
- Phải cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
- Không đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm, lót bằng bông mỡ, gạt hoặc vải mềm.
- Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy. Nếu có điều kiện chỉ có thể nhẹ nhàng kéo, chỉnh lại trục chi bớt biến dạng khi đã được giảm đau thật tốt.
- Nẹp cố định phải tương đối chắc, không xộc xệch, nhưng không quá chặt dể gây cản trở sự lưu thông máu.
3. Kĩ thuật cố định tạm thời
3.1 Các loại nẹp thường dùng:
* Nẹp tre: rất phổ biến, dể làm, phải đúng qui cách, rộng 5-6cm, dày 0,5-0,58cm, dài tùy thuộc từng chi gãy.
- Nẹp cẳng tay: 2 nẹp, một nẹp 30cm, một nẹp 35cm.
- Nẹp cánh tay: 2 nẹp, một nẹp 20cm, một nẹp 35cm.
- Nẹp cẳng chân: 2 nẹp mỗi nẹp dài 60cm.
- Nẹp đùi: 3 nẹp, nẹp ngoài 120cm, nẹp sau 100cm, nẹp trong 80cm.
* Nẹp sắt cờ-ra-me: làm bằng dây thép có hình bậc thang, có thể uốn theo các tư thế cần cố định. Ít được sử dụng.
3.2 Kĩ thuật cố định một số trường hợp gãy xương:
3.2.1 Gãy xương bàn tay, cổ tay:
- Đặt miếng băng hoặc bông vào lòng bàn tay, bàn tay ở tư thế nửa sấp, các ngón tay nửa gấp.
- Đặt nẹp thẳng từ bàn tay đến khuỷu tay.
- Băng cố định bàn tay, cẳng tay vào nẹp, để hở các đầu ngón tay.
- Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 .
3.2.2 Gãy xương cẳng tay:
- Đặt nẹp ngắn ở trước cẳng tay từ bàn tay đến nếp khuỷu.
- Đặt nẹp dài ở mặt sau cẳng tay từ khớp ngón tay đến mỏm khuỷu.
- Buộc một đoạn ở cổ tay và bàn tay, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu.
- Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 .
3.2.3 Gãy xương cánh tay:
- Đặt nẹp ngắn ở mặt trong cánh tay từ nếp khuỷu đến hố nách.
- Đặt nẹp dài ở mặt ngoài cánh tay từ mỏm khuỷu đến mỏm vai.
- Buộc một đoạn ở một phần ba trên cánh tay và khớp vai, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu.
- Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 .
3.2.4 Gãy xương cẳng chân:
- Đặt hai nẹp ở mặt trong và mặt ngoài từ gót lên tới giữa đùi.
- Đặt bông đệm lót vào các đầu xương.
- Buộc một đoạn ở cổ và bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở giữa đùi
3.2.5 Gãy xương đùi:
- Đặt nẹp sau từ ngang thắc lưng đến gót chân.
- Đặt nẹp ngoài từ hố nách đến gót chân.
- Đặt nẹp trong từ nếp bẹn đến gót chân.
- Dùøng bông đệm lót vào các đầu xương.
- Buộc một đoạn ở cổ chân hoặc bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở bẹn, một đoạn ở ngang thắc lưng, một đoạn ở ngang hố nách.
- Buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở cổ chân, gối và đùi trước khi vận chuyển.
IV. HÔ HẤP NHÂN TẠO
Là biện pháp làm cho không khí ở ngoài vào phổi và trong phổi ra ngoài để thay thế quá trình hô hấp tự nhiên khi bị ngạt thở.
Cấp cứu ban đầu
Những biện pháp cần làm ngay:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt.
- Khai thông đường hô hấp trên.
- Làm hô hấp nhân tạo.
- Kích thích lên người nạn nhân, sưởi ấm, điều kiện cho phép có thể tiêm thuốc trợ tim.
Các phương pháp hô hấp nhân tạo:
Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực:
* Thổi ngạt:
Đặt người bị nạn nằm ngửa, kê cho đầu hơi ngửa ra sau. Lau sạch đờm dãi và các chất nôn một tay bóp kín mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng há ra, hít hơi dài, áp sát miệng mình và miệng người bị nạn thổi mạnh. Làm liên tục với nhịp độ 15 – 20lần/phút.
* Eùp tim ngoài lồng ngực:
Đặt người bị nạn nằm ngửa, bàn tay phải chồng lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẻ nhau, đè lên 1/3 xương ức, các ngón tay chếch sang trái. Eùp mạnh để lồng ngực lún sâu từ 2 – 3cm (Trẻ nhỏ lực ép nhẹ hơn). Sau mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì với nhịp độ 50 60lần/phút.
* Chú ý:
- Trường hợp có một người làm thì duy trì 2 lần thổi ngạt, 15 lần ép tim.
- Nếu có hai người làm thì người thổi ngạt bên trái, người ép tim bên phải và duy trì 1 lần thổi ngạt, 5 lần ép tim.
Cứ thế làm liên tục cho đến khi người bị nạn thở được thì dừng.
Phương pháp Nin-sen (Nilsen):
- Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang bên, gối lên hai bàn tay.
- Thở ra: hai tay ấn mạnh xuống hai bả vai người bị nạn hơi ngả về trước rồi đột ngột buông lỏng tay cho không khí trong phổi ra ngoài.
- Thở vào: cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷukéo cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhấc đầu lên) xong lại đặt về tư thế ban đầu làm không khí ở ngoài vào phổi.
- Làm với nhịp độ 10 – 12lần/phút.
Phương pháp xin-vestơ (Sylvester):
- Người bị nạn nằm ngửa, đầu quay một bên, có độn dưới lưng.
- Thở ra: Đưa hai cẳng tay người bị nạn gập vào trước ngực, làm cho không khí trong phổi ra ngoài.
Thở vào: Kéo hai cổ tay người bị nạn dang rộng ra tới chạm đầu rồi lại đưa trở về tư thế ban đầu làm cho không khí ở ngoài vào phổi.
- Làm với nhịp độ 10 – 12lần/phút.
Những điểm cần chú ý khi hô hấp nhân tạo:
- Làm càng sớm càng tốt, phải kiên trì cho tới khi người bị nạn tự hô hấp. Thường từ 40 – 60phút không có hiệu quả thì dừng.
- Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp độ đều đặn.
- Làm tại nơi thông thoáng nhưng không quá lạnh.
- Không làm cho người bị nhiểm chất độc hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn, tổn thương cột sống.
- Không chuyển người bị ngạt về các tuyến khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.
2. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở
2.1 Tiến triển tốt: Hô hấp dần dần hồi phục, bị nấc và bắt đầu thở lúc đầu còn ngập ngừng, không đều, lúc này vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người bị nạn cho đến khi thở đều, sâu, môi và sắc mặt hồng hào trở lại.
2.2 Tiến triển xấu: Chỉ ngừng hô hấp khi người bị nạn có dấu hiệu chết như:
- Các mảng tím xuất hiện trên da ở những chổ thấp.
- Nhãn cầu mềm, nhiệt độ hậu môn dưới 250C.
- bắt đầu có hiện tượng cứng đờ.
V. CHUYỂN THƯƠNG ( Học thực hành)
Là nhanh chóng đưa người bị nạn về các tuyến hoặc bệnh viện để kịp thời cứu chửa. Chuyển thương phải thích hợp với yêu cầu của từng vết thương. Các cách chuyển thương:
- Chuyển bằng cách mang vác bằng tay không.
- Chuyển thương bằng cáng (võng).
- Hết –
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích :
- Giảng dạy cho học sinh thực hành được các kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương để có thể tự cứu và cấp cứu lẫn nhau khi bị thương, bị nạn.
2. Yêu cầu :
- Biết thực hành kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
- Tích cực trong học tập.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
III. THỜI GIAN : 5 tiết.
Lý thuyết : 1 tiết.
Thực hành : 4 tiết.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức :
- Lấy lớp học làm đội hình giới thiệu.
- Lấy tổ làm đơn vị thực hành.
2. Phương pháp :
a. Người dạy :
- Dùng phương pháp diễn giảng và thực hiện động tác (trực quan sinh động) để lên lớp. Diễn giảng tới đâu thì phân tích và làm động tác tới đó.
- Đi sâu vào phần mục đích, nguyên tắc các kỹ thuật.
b. Người học :
-Nghe, nhìn động tác mẫu của giáo viên.
- Tập từng cử động của động tác.
- Hoàn thiện động tác.
V. THÀNH PHẦN
1. Đối tượng : Học sinh lớp 11.
2. Số lượng :
VI. ĐỊA ĐIỂM
Hội trường trường THPT Nguyễn Hữu Thọ.
VII. BẢO ĐẢM – VẬT CHẤT
1. Người dạy : Giáo án, tài liệu, dụng cụ băng nẹp
2. Người học : Tập, viết mỗi tổ 1 bộ dụng cụ cấp cứu.
File đính kèm:
- KY THUAT CAP CUU CHUYEN THUONGBAI 7 GDQP11.doc