I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ, bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạn: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ, thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao.
3. Về thái độ:
- Có tinh thần thái độ tích cực học tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1) Cấu trúc nội dung:
Cấp cứu ban đầu các tai nan: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ.
2) Nội dung trọng tâm:
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 26, Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Trần Phước Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG (tt).
Tiết PPCT: 26
Ngày biên soan: 02/02/2012
Ngày thực hiện: 06/03/2012
Lớp: 10T3 Tiết: 8.
* NỘI DUNG: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường: Ngộ độc thức ăn, chết đuối, say nóng – say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ, bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạn: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ, thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao...
3. Về thái độ:
- Có tinh thần thái độ tích cực học tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1) Cấu trúc nội dung:
Cấp cứu ban đầu các tai nan: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ.
2) Nội dung trọng tâm:
Giúp HS nắm được triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu các tai nan: chết đuối, say nắng, say nóng, say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ.
3) Thời gian: 45 phút.
III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ.
2. Đối với học sinh:
Cá nhân từng học sinh cần có: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn đinh lớp.
- Kiểm tra bài củ: Em hãy cho biết đại cương, triệu chứng của bong gân?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. NGỘ ĐỘC THỨC ĂN:
1. Đại cương:
- Ăn phải nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn: thức ăn thiu, thịt sống, nước ô nhiễm.
- Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc: nấm độc, sắn...
- Ăn phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng.
2. Triệu chứng:
- Có 3 hội chứng điển hình:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: sốt 38 - 390C, nhức đầu, rét run, co giật, hôn mê.
+ Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa: đau quanh ổ bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
+ Hội chứng mất nước điện dãi: khát nước, mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh.
3. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
a. Cấp cứu ban đầu:
- Biện pháp xử lý chung là chống mất nước, chống nhiễm khuẩn, chống trụy tim mạch và trợ sức.
b. Cách đề phòng:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.
- Nên thực hiện ăn chín uống sôi...
Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính
- HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh
II - CHẾT ĐUỐI.
1) Đại cương:
- Chết đuối còn gọi là ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở nước ta nhất là vào mùa hè.
- Việc cứu sống nan nhân chủ yếu là nhờ những người ở tại chổ tai nạn xảy ra, nếu có thầy thuốc tai chổ là sự tình cờ may mắn. Thầy thuốc ở bệnh viện chỉ điều trị tiếp theo phòng chống những biện chứng. Vì vậy việc cấp cứu tại chổ là quyết định.
2) Triệu chứng:
* Nạn nhân có thể ở trong tình trạng:
- Giẩy dũ, sặc trào nước, tim còn đập, loại này cấp cứu tốt, hầu như được cứu sống.
- Khi đã mê man, tím tái khó cứu chữa hơn. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng vì tim mới ngừng đập.
- Khi da nạn nhân đã trắng bạch hoặc tím xanh, đồng tử đã giãn rộng thì rất còn ít huy vọng.
3) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
* Cấp cứu:
- Vớt nạn nhân đang trôi nổi trên dòng nước chỉ nên vớt bằng phương tiện như: phao, ném vật nổi hoặc dùng sào gậy để nạn nhân nắm lấy và ta kéo vào bờ hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm tóc nạn nhân kéo vào bờ.
Nếu nạn nhân đã mê thì nắm tóc, nắm tay, chân kéo hoặc vác và bơi đua vào bờ.
- Khi đưa được nạn nhân lên bờ:
+ Nhanh chóng dốc nước ra khỏi dạ dày bằng cách cầm chân dốc ngược nếu là trẻ em hoặc vác lên vai chạy xóc nếu là người lớn.
+ Móc đất, bùn, đờm, dãi, lấy răng giả( nếu có) ra khỏi miệng.
+ Hô hấp nhân tạo, kien trì làm 20-30 phút.
+ Khi tự thở được và thường còn hôn mê bao giờ cũng phải để nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông và tránh hiện tượng trào ngược.
+ Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để được điều trị tiếp theo.
* Đề phòng :
- Chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và những quy định khi làm việc, luyện tập ở dưới nước.
- Tập bơi nhất là những người thường xuyên lao động, luyện tập ở môi trường nước như: sông, suối, ao hồ, biển...
- Quản lý tốt trẻ em, không để trẻ em chơi đùa gần ao hồ, sông suối...
Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính
- HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh
III. SAY NÓNG, SAY NẮNG:
1) Đại cương:
- Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi lao động sinh hoạt ở môi trường nắng nóng thường xảy ra say nắng, say nóng. Việc phòng và chống say nóng, say nắng là rất cần thiết.
- Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt dộ do môi trường nóng nắng gây nên, cơ thể không còn tự điều hòa nhiệt độ được nữa.
2) Triệu chứng:
- Sớm nhất là tình trạng chuột rút. Trước hết ở tay, chân sau đó đến các cơ ở lưng bụng.
- Sau đó là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rả rời, khó thở.
- Triệu chứng say nóng điển hình:
+ Sốt cao 40 - 420C, hoặc hơn
+ Mạch nhanh 120 - 150 lần/phút.
+ Thở nhanh trên 30 nhịp/phút.
+ Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng, nặng hơn có thể ngất, hôn mê, có thể bị khích động mê sảng, co giật như động kinh.
3) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
a. Cấp cứu ban đầu:
+ Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
+ Cởi bỏ quần áo kể cả đồ lót để thông thoáng và dễ thở.
+ Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt mát hoặc xoa cồn 450.
+ Cho uống nước đường và muối, tốt nhất là dùng nước orezol hoặc nươc đường chanh muối.
Những trường hợp nậng hơn như: hôn mê, co giật sau khi sơ cứu phải được chuyển đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.
b. Đề phòng :
- Không làm việc, tập luyện và thi đấu thể thao dưới trời nắng gắt.
- Nếu buộc phải làm việc ở những nơi nắng, nóng phải bảo đảm thông gió tốt, đội mũ nón khi trời nắng.
- Ăn uống đủ nước, đủ muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích với môi trường nắng nóng.
- Có nhiều nguyên nhân gây ngất : cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngạt (do thiếu ôxy), người có bệnh tim, say sóng, say nắng.
b. Đề phòng :
- Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu.
- Khi phun thuốc trừ sâu phải: pha đúng liều lượng, có các phương tiện để bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay...) quay lưng về hướng gió và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó tiếp tục phun.
- Không dùng thuốc trừ sâu để chữa ghẻ, diệt chấy, rận...
- Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc. Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng.
- Học sinh chú ý , ghi chép ý chính. Có thể đặt câu hỏi cho GV trả lời, trả lời bổ sung câu hỏi của các bạn trong lớp
- HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh
IV. NHIỄM ĐỘC LÂN HỮU CƠ:
1. Đại cương :
- Lân hữu cơ là các hợp chất hóa học như: Tiôphốt, Vôphatốc... dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Trong nông nghiệp càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến.
- Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng gây chết người. Chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa.
2. Triệu chứng :
- Trường hợp nhiễm độc cấp cứu: nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau dầu, đau các cơ, rối loạn thị giác... đặc biệt là đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đỉnh ghim. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán, đánh giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc và theo dõi được kết quả điều trị.
- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu lịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi.
3. Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
a. Cấp cứu ban đầu :
- Nhanh chóng dùng thuốc giả độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atropin liều cao.
- Nếu thuốc vào đường tiêu hóa bằng mọi biện pháp gây nôn.
- Nếu thuốc qua da, phải rửa băng nước vôi trong, nươc xà phòng.
- Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: cafein, coramin, vitamin B1, C... cấm dùng mocphin.
- Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính
- HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, kiểm tra trang phục
- Yêu cầu HS ôn luyện các nội dung ở nhà thông qua các câu hỏi SGK.
- Dặn dò học sinh đọc trước các phần: Băng bó vết thương.
- HS nghe ghi chép kết luận của giáo viên
- Đọc trước phần: băng bó vết thương( sách giáo khoa).
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trần Phước Đức
File đính kèm:
- giao an qp 10 xuantrinhstq.doc