i. mục tiêu:
1. kiến thức:
- hiểu được những nội dung cơ bản của luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam.
- hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo, quyền lợi, nghĩa vụ của sĩ quan quân đội.
2. thái độ:
- xây dựng ý thức trách nhiệm, phương pháp phấn đấu trở thành sĩ quan quân đội nhân dân.
ii. chuẩn bị:
1. giáo viên:
- sgk, sgv, giáo án gdqp-an và các tài liệu liên quan đến bài học.
- nghiên cứu sgk và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. học sinh:
- nghiên cứu sgk và các nội dung có liên quan tới bài học.
iii. tiến trình tổ chức dạy học:
1. tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- kiểm tra bài cũ:
(?) em hãy cho biết nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan qđnd vn.
(?) qđnd vn có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi gì.
- luật công an nhân dân hiện hành đã được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam khoá xi, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. để tìm hiểu rõ hơn, tiết này chúng ta đi tìm hiểu về phần.
- bài mới; ii. luật công an nhân dân.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 16, Bài 5: Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam và luật công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 16
Ngày soạn: //
Ngày giảng: //
BàI 5
Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam và
luật công an nhân dân
(tiết 3: II. Luật công an nhân dân)
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo, quyền lợi, nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội.
2. Thái độ:
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, phương pháp phấn đấu trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.
Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- Kiểm tra bài cũ:
(?) Em hãy cho biết nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan QĐND VN.
(?) QĐND VN có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi gì.
- Luật công an nhân dân hiện hành đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Để tìm hiểu rõ hơn, tiết này chúng ta đi tìm hiểu về phần.
- Bài mới; II. Luật công an nhân dân.
Hoạt động của g/v
Hoạt động của học sinh
(?) Công an nhân dân có vị trí và chức năng gì.
(?) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng công an ntn.
(?) Em hay cho biết về hệ thống tổ chức của công an nhân dân.
(?) Có chức năng, nhiệm vụ gì.
(?) Hệ thống chỉ huy trong công an ntn.
(?) Tiêu chuẩn tuyển chọn ntn.
(?) Cấp bậc và chức vụ của hạ sĩ quan, chiến sĩ được quy định ntn
(?) Có nghĩa vụ và trách nhiệm ntn.
Vị trí, trức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công an nhân dân:
Khái niệm về sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân viên chức:
Sĩ quan, hạ sĩ quan nhiệp vụ;
VD: Lực lượng phòng chống tội phạm, an ninh trật tự
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
VD: Lực lượng pháp y, xét nghiệm, bảo mật
Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn;
VD: Công an nghĩa vụ (thời gian phục vụ 3 năm)
Công nhân viên chức;
VD: Lực lượng phục vụ, tạp vụ
Vị trí, chức năng của công an nhân dân:
Vị trí: Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Chức năng:
+ Tham mưu.
+ Quản lý.
+ Đấu tranh để bảo vệ pháp luật, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động:
Đảng lãnh đạo, thống lĩnh của Chủ tịch nước, quản lý của Chính phủ, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trởng Bộ Công an.
Tổ chức tập trung, thống nhất theo cấp hành chính.
Hoạt động tuân thủ hiến pháp, pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên, dựa vào dân, chịu sự giám sát của dân.
2. Tổ chức của công an nhân dân:
a) Hệ thống tổ chức;
- Bộ Công an
- Công an tỉnh, thành phố
- Công an huyện, quận
- Công an xã, phường
Ngoài ra có các đồn, trạm công an, các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Công an:
- Bộ Công an do Chính phủ quy định.
- Các tổng cục, đơn vị công an do Bộ trưởng Bộ Công an qui định.
c) Chỉ huy trong Công an:
- Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất.
- Công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên.
- Ai có chức vụ hoặc cấp hàm cao hơn là cấp trên. Nếu cấp bậc hàm ngang nhau hoặc thấp hơn nhưng có chức vụ cao hơn thì là cấp trên.
- Công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy đảng chính quyền cùng cấp.
3. Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân:
- Công dân có đủ tiêu chuẩn, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp.
- Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường.
- Hàng năm Công an tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi để phục vụ trong công an.
- Số lượng, tiêu chuẩn thủ tục tuyển chọn do Chính phủ qui định.
4. Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan,
chiến sĩ và chức vụ cơ bản:
a) Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an;
+ Theo lực lượng: (lực lượng an ninh- lực lượng cảnh sát)
+ Theo tính chất hoạt động: (nghiệp vụ, chuyên môn kt, phục vụ có thời hạn)
b) Hệ thống cấp bậc, hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: (có 4 cấp và 15 bậc). (gt-sgk Tr:51)
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật: (có 3 cấp và 10 bậc). gt-sgk
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn: (có 2 cấp và 5 bậc). gt-sgk
c) Đối tượng xét phong cấp hàm:
+ Sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường của Công an phong thiếu úy; học sinh tốt nghiệp trung cấp tại các trường của công an phong trung sĩ.
+ Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường được tuyển dụng vào Công an phong cấp hàm tương đương.
+ Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an phong hàm từ binh nhì đến thượng sĩ.
d) Hệ thống chức vụ cơ bản và cấp hàm sĩ quan Công an:
+ Hệ thống từ tiểu đội trưởng đến Bộ trưởng bộ công an; (có 9 cấp và 21 bậc). (gt-sgk Tr:52)
e) Hệ thống cấp bậc hàm cua sĩ quan công an;
(chức vụ tương dương với cấp bậc)
+ Tiểu đội trưởng: Thiếu úy, trung úy, thượng úy.
+ Trung đội trưởng: Trung úy, thượng úy, đại úy.
+ Đại đội trưởng: Thượng úy, đại úy, thiếu tá.
+ Tiểu đoàn trưởng, trưởng công an phường, thị trấn, đội trưởng: Thiếu tá, trung tá.
+ Trung đoàn trưởng, trưởng công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trưởng phòng: Trung tá, thượng tá.
+ Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cục trưởng, vụ trưởng: thượng tá, đại tá.
+ Giám đốc công an TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tư lệnh cảnh vệ: Đại tá, thiếu tướng.
+ Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, trung tướng.
+ Bộ trưởng Bộ Công an: Thượng tướng, đại tướng.
5. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an:
a) Nghĩa vụ, trách nhiệm;
+ Tuyệt đối trung thành.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, điều lệnh, chỉ thị, mệnh lệnh.
+ Trung thực, dũng cảm, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
+ Vì dân phục vụ.
+ Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền về mệnh lệnh của mình, mệnh lệnh cấp trên và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới.
- Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an không được làm:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của dân.
+ Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an và những việc mà pháp luật qui định không được làm.
b) Quyền lợi;
+ Quyền công dân theo qui định của Hiến pháp và pháp luật.
+ Nhà nước bảo đảm chế độ chính sách ưu đãi.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng.
3. Đánh giá: GV khái quát lại nội dung chính của bài.Vị trí, trức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công an nhân dân; Tổ chức của công an nhân dân ;Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân; Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản; Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an.
* Nhận xét ý thức học tập của h/s.
4. Dặn dò: Học bài cũ và đọc trước (phần III, SGK trang 54).
File đính kèm:
- Tiet. 16.doc