Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 1 đến Tiết 34

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giũ nước của dân tộc Việt Nam

2. Về thái độ

 - Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

 - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

II. NỘI DUNG

 Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ dựng nước Văn Lang cho đén nay.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Nghiên cứu bài 1 trong SGK.

 - Tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài bài 1 trong SGK.

 - Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1. Tổ chức lớp học:

 - Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.

 -Giới thiệu chung về môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh chương trình THPT:

 Từ năm học 2006 - 2007, BGDĐT đã đưa môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh vào chương trìnht học chính thức trong phân phối chương trình của các trường THPT. Trước đây, môn học này được các trường tổ chức dạy tập trung trong thời gian khoảng 1 tuần vào đầu học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 với lí do là để tạo điều kiện về mặt thời gian cho những môn học chính khóa.

Ch¬ương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn giáo dục quốc phòng - an ninh cấp Trung học phổ thông

 - Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.

 Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, ông cha ta phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.

 

doc91 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 1 đến Tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng. - Nhóm các chất ma túy có hiệu lực cao. - Nhóm các chất ma túy có hiệu lực thấp. d) Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí của người sử dụng. - Nhóm chất ma túy an thần. - Nhóm chất ma túy gây kích thích. - Nhóm chất ma túy gây ảo giác. Gv nêu câu hỏi: em hãy nêu khái niệm chất ma túy? Giáo viên nêu các quan điểm về khái niệm chất ma túy. Giáo viên trình bày các cách phân loại chất ma túy. Hs theo dõi SGK tìm câu trả lời. Hs lắng nghe, ghi chép. Hoạt động 2: Các chất ma túy thường gặp a) Nhóm các chất ma túy an thần * Thuốc phiện * Morphine * Heroin b) Nhóm chất ma túy gây kích thích Các chất gây kích thích hệ thần kinh TW còn gọi là các chất “dophing”. Đây là những chất độc mạnh thuộc bảng A, rất nguy hiểm và khả năng gây nghiện cao. Phổ biến là các loại ma túy tổng hợp MDMA, estasy. c) Nhóm các chất ma túy gây ảo giác * Cần sa và các sản phẩm của nó * Lysergide (LSD) Giáo viên giới thiệu các loại ma túy thường gặp. Học sinh lắng nghe, ghi chép. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết - GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài - Hướng dẫn HS tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến các chất ma túy. - Nhận xét, đánh giá buổi học. - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm. - HS lắng nghe, ghi chép bài. TIẾT 32: TÁC HẠI CỦA MA TÚY, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TÚY I.MỤC TIÊU Hiểu được tác hại của ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma túy thường gặp. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN 1. Cấu trúc nội dung - Tác hại của ma túy đối với người sử dụng. - Tác hại của ma túy đối với nền kinh tế. - Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy 2. Nội dung trọng tâm Tác hại của ma túy đối với người sử dụng. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Nghiên cứu bài 7 (mục II). Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học. 2. Học sinh Đọc trước bài 7 (mục II) trong sách giáo khoa. Chuẩn bị sách, vở ghi chép. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học: - Giới thiệu bài: Đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy là trách nhiệm của toàn Đảng,toàn quân, toàn dân. Trong đó thanh niên, học sinh đang học tập tại các trường THPT đóng vai trò hết sức quan trọng. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tác hại của ma túy đối với người sử dụng. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Gây tổn hại về sức khỏe Ma túy gây tổn hại cho các hệ cơ quan: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm giảm chức năng thải độc, tác động đến hệ thần kinh, suy nhược toàn thân. b) Gây tổn hại về tinh thần Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lí, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Nghiện ma túy gây ra nhiều hội chứng về tâm thần. c) Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình. Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản, làm đổ vỡ các mối quan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện. Hoạt động 2: Tác hại của ma túy đến nền kinh tế - Việc duy trì các dịch vụ có liên quan đến ma túy vừa tốn kém về tiền của, vừa tiêu phí nguồn nhân lực quý giá cần thiết cho các nhu cầu và các mối quan tâm khác của xã hội. Hằng năm nước ta phải chi rất nhiều cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng chống ma túy. - Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về chất lượng và số lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế tăng. - Đầu tư nước ngoài sẽ giảm nếu nước đó có tỉ lệ người nghiện cao. Gv lấy dẫn chứng các số liệu của UBPCTNMT để minh họa cho phần này. Hs lắng nghe, ghi chép. Hoạt động 3: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội. - Nghiện ma túy là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạm tội. Do người nghiện không làm chủ được hành vi của mình. - Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma túy trái phép của các đối tượng và sự tụ tập của những người nghiện ở một địa bàn, kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác sẽ gây bất ổn về an ninh, trật tự tại địa bàn đó. Gây tâm lí hoang mang, bất bình, lo sợ trong quần chúng nhân dân. Câu hỏi: Đối với trật tự an toàn xã hội, ma túy gây ra những hậu quả gì? Hs trả lời. HOẠT ĐỘNG 4: Quá trình và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy Quá trình và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy. a) Quá trình nghiện ma túy: Quá trình này diễn ra theo trình tự sau: Sử dụng lần đầu tiên => Thỉnh thoảng sử dụng => Sử dụng thường xuyên => Sửu dụng do phụ thuộc. Nghiện ma túy dễ dàng như trượt xuống dốc còn cai nghiện thì khó khăn như leo lên dốc thẳng đứng, thậm chí khó hơn. Người ta có thể chỉ mất 3 ngày để nghiện ma túy nhưng có khi phải mất cả đời để cai nghiện. b) Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy * Nguyên nhân khách quan: - Do lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ ngày nay. - Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường và xã hội chưa thật sự chặt chẽ. - Công tác quản lí địa bàn dân cư ở một số nơi chưa thật sự tốt. - Do một bộ phận cha mẹ do công việc làm ăn mà chưa quan tâm con cái đúng mức. * Nguyên nhân chủ quan: - Do thiếu hiểu biết về tác hại ma túy, nên nhiều bạn trẻ bị rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển ma túy. - Do muốn thỏa mãn trí tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình... Câu hỏi: em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh nghiện ma túy và quá trình đó diễn ra thế nào? Gv lắng nghe, nhận xét, kết luận. Hs trả lời. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết - GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài - Hướng dẫn HS tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến các chất ma túy. - Nhận xét, đánh giá buổi học. - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm. - HS lắng nghe, ghi chép bài. TIẾT 33 : DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY I.MỤC TIÊU Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán chất ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác tội phạm ma túy. Biết yêu thương, thông cảm và chia sẻ đối với những người nghiện ma túy. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN 1. Cấu trúc nội dung Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu bài 7 (mục IV). - Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học. 2. Học sinh - Đọc trước bài 7 (mục IV) trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị sách, vở ghi chép. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học: - Giới thiệu bài: Đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy là trách nhiệm của toàn Đảng,toàn quân, toàn dân. Trong đó thanh niên, học sinh đang học tập tại các trường THPT đóng vai trò hết sức quan trọng. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau: - Trong cặp sách hoặc trong túi quần áo thường xuyên có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc. - Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập. - Thường tụ tập nơi hẻo lánh. - Thường xuyên xin tiền bố mẹ. - Lực học giảm sút. - Hay ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm... Câu hỏi: Hs nghiện ma túy thường có những dấu hiệu nào? HS trả lời. HOẠT ĐỘNG 2: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống ma túy học sinh cần thực hiện tốt những việc sau đây: - Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành. - Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào. - Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc liên quan đến ma túy. - Động viên bạn học, người thân của mình của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy. - Khi phát hiện có người nghiện ma túy cần báo cho thầy cô, phụ huynh hoặc người có trách nhiệm. - Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. - Tích cực tham gia vào công tác phòng chống ma túy ở trường học hoặc địa bàn cư trú. - Cam kết không sử dụng ma túy, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Câu hỏi: Để góp phần vào công tác phòng, chống ma túy thì học sinh cần phải làm gì? Gv lắng nghe học sinh trả lời và nhận xét, kết luận. Hs xem sách, tài liệu tìm câu trả lời. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết - GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài - Hướng dẫn tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến các chất ma túy. - Nhận xét, đánh giá buổi học. - GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm. - HS lắng nghe, ghi chép bài. TIẾT 34: KIỂM TRA HỌC KÌ II I.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Trả lời chính xác mục đích băng và nguyên tắc băng.. 2. Về kĩ năng: - Thực hiện thành thạo các kiểu băng vết thương. 3. Về thái độ: - Tự giác, tích cực trong quá trình kiểm tra. - Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi kiểm tra thực hành. 2. Học sinh: - Bảo đảm trang phục, tác phong của buổi kiểm tra thực hành. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho kiểm tra, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng nội dung (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục kiểm tra: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ chức, phương pháp. 2. Tiến hành kiểm tra: - Cho học sinh lần lượt lên bắt thăm nội dung kiểm tra và chuẩn bị kiểm tra. - Gọi học sinh lên thực hiện động tác, giáo viên quan sát, cho điểm. IV. KẾT THÚC KIỂM TRA: 1. Tập trung lớp học. 2. Nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra. 3. Dặn dò, làm thủ tục xuống lớp.

File đính kèm:

  • docGDQPAN 10.doc