I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2. Về thái độ: Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và công an nhân dân Việt Nam,từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung: Gồm 2 phần
A - Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
B - Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
2. Trọng tâm: Làm rõ bài học truyền thống của quân đội và công an, từ đó xác định trách nhiệm của thanh niên và học sinh sẵn sàng tham gia vào lực lượng công an và quân đội.
III. THỜI GIAN
- Tổng thời gian toàn bài 5 tiết (220 phút)
Tiết 1: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
Tiết 2: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. (mục 1,2,3 sgk)
Tiết 3: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. (mục 4,5,6 sgk)
Tiết 4: Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam.
Tiết 5: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
IV. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 2: Lịch sử, truyền tống quân đội và công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế sâu rộng hiện nay, quân đội ta đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch họa, góp phần phát triễn kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
TIẾT 6
II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng
- Sự trung thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, trước hết thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Khái quát lời ngợi khen quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
- Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng. Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Mặt khác, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng. Đó là nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn của dân tộc.
3. Gắn bó máu thịt với nhân dân
- Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Với chức năng: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân và quân nhân.
TIẾT 7
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh
- Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh.
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước
- Quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chiến đấu, trong lao động sản xuất và công tác với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bè bạn quốc tế
- Biểu hiện tập trung cho truyền thống đó là sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathét Lào và bộ đội yêu nước Cam-pu-chia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “Thập vạn dại sơn” là bằng chứng về sự liên minh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam với Quân đội nhân dân Trung Quốc, để lại trong lòng nhân dân hai nước những kí ức đẹp.
TIẾT 8
B - LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN
1. Thời kì hình thành
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an được thành lập ngày 19/08/1945, để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. Từ đó, ngày 19/08 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam
2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975)
a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
- Đầu năm 1947, Nha công an trung ương được chấn chỉnh về tổ chức:Văn phòng, Ti Điệp báo, Ti Chính trị, Bộ phận An toàn khu. Ngày 15/01/1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”. Ngày 28/02/1950, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định sáp nhập bộ phận Tình báo Quân đội vào Nha Công an.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu (tỉnh Bà Rịa), Trần Việt Hùng (tỉnh Hải Dương), Trần Văn Châu (tỉnh Nam Định)
b. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975)
- Giai đoạn từ năm 1954 – 1960, Công an nhân dân Việt Nam góp phần ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triễn lực lượng ở miền Nam.
- Giai đoạn từ năm 1961 – 1965, Công an nhân dân góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
- Giai đoạn từ năm 1965 – 1968, Công an nhân dân góp làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
- Giai đoạn từ năm 1969 – 1973, Công an nhân dân làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
- Giai đoạn từ năm 1973 – 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, lực lượng Công an đã phối hợp chiến đấu cùng quân đội và nhân dân lập nhiều chiến công, góp phần tích cực giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay)
- Đất nước hòa hình, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, trên trận tuyến mới, Công an nhân dân đã đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, Công an nhân dân Việt Nam đã được nhà Nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao Vàng, Huân chương hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác.
TIẾT 9
II. TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng
- Cũng như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước trong việc chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì.
2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu
- Công an nhân dân Việt Nam từ dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình. Đã viết lên viết nên nét đẹp truyền thống “vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân mà chiến đấu” của công an nhân dân Việt Nam.
3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu.
- Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử của mình đã phát huy đầy đũ các nhân tố nội lực, làm nên sức mạnh giành thắng lợi. Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu”
4. Tận tụy trong cộng việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.
- Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những âm mưu thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Muốn đánh thắng chúng, lực lượng công an phải luôn tân tụy với công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu như: điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội.
5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình
- Họp tác quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình là những phẩm chất không thể thiếu giúp công an nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ. Thể hiện tập trung thống nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp của công tác của công an ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-Pu-Chia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đế quốc Mĩ.
Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải
- Khái quát quá trình hình thành của quân đội nhân dân.
- Đặt câu hỏi cho học sinh
- Gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài
Học sinh: trả lời câu hỏi và kết luận nội dung.
Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích.
- Nêu quá trình phát triễn của quân đội nhân dân
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu về quá trình chiến đấu và ciến thắng của quân đội
- Gợi ý cho học sinh nêu những chiến công của các anh hùng trong thời kỳ này
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép, trả lời và kết thúc vấn đề.
Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích
- Nêu khái quát những chiến công của quân đội nhân dân
-Đặt câu hỏi: Em hãy nêu tên của các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ?
- Hướng dẫn học sinh trả lời và bổ sung.
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép, trả lời, kết thúc vấn đề.
Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích
- Đề cập nhiệm vụ và phương hướng xây dựng quân đội trong tình hình hiện nay.
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép.
Giáo viên: Khái quát 6 truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân, lần lượt phân tích làm rõ từng phần.
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép.
Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích
- Giới thiệu quá trình hình thành của công an nhân dân
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép.
Giáo viên: giới thiệu các giai đoạn lịch sử xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân.
- Gợi ý cho học sinh thảo luận
Học sinh: Thảo luận,
Giáo viên bổ sung và kết thúc nội dung
Giáo viên: Khái quát 5 bài học truyền thống của Công an nhân dân, lần lượt phân tích làm rõ từng phần.
Học sinh: chú ý nghe giảng, phân tích, ghi chép.
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 5 PHÚT
- Giải đáp thắc mắc
- Hệ thống nội dung
- Cho câu hỏi ôn tập:
Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của công an nhân dân Việt Nam?
Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Nêu truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?
- Nhận xét buổi học
- Kiểm tra sỹ số, vật chất
Phê duyệt Ngày 16 tháng 09 năm 2009
Người soạn
Nguyễn Thanh Sang
Rút kinh nghiệm bổ sung
File đính kèm:
- BÀI 2.Lịch sử, truyền thống quân đội và công an nhân dân việt nam.doc