I. QUÁ TRÌNH LS GIỮ NƯỚC CỦA DT VIỆT NAM :
1/ Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên :
DT VN bắt đầu dựng nước và giữ nước cách đây 4000 năm :
- Cuộc kháng chiến chống quân tần vào TK III trước công nguyên .
- TK II trước công nguyên , An Dương Vương đánh Triệu Đa.
2/ Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập :
Dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ , ND ta đã quyết giữ gìn bản sắc DT và đã đứng lên đt giành độc lập DT . Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của : hai bà Trưng , Bà Triệu , Lí Bí , Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan , Phùng Hưng , Dương Khanh , Khúc Thừa Dụ 906 ND ta đã giành quyền tự chủ .
Dưới sự lảnh đạo của Dương Đình Nghệ ( 931 ) , Ngô Quyền ( 938 ) . Với chiến thắng Bạch Đằng ( 938 ) LS DT ta bước vào kỉ nguyên mới : kỉ nguyên ĐLDT .
3/ Các cuộc chiến tranh giữ nước từ TK X đến TK XIX :
Từ khi Ngô Quyền lên làm vua và từ đó trải qua các triều đại : Đinh , Tiền Lê , Lí , Trần Hồ và Lê Sơ ( TK Xđến TK XV ) với Kinh Đô Thăng Long là 1 quốc gia cường thịnh ở châu Á , là một trong những thời kì pt rực rở nhất của đất nước : Thời kì văn minh đại Việt . Nhưng trong giai đoạn ls này , không một TK nào DT ta không phải chống ngoại xăm :
- Năm 981 , đánh tan cuộc xăm lăng lần I của quân Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. TK XI (1075-1077) dưới triều Lí mộ lần nữa DT ta giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Tống .
- TKXIII ( 1258 – 1288 ) , ba lần oanh liệt chiến thắng Mông – Nguyên . Những chiến công lẫy lừng ở : Đông Bộ Đầu , Hàm Tử , Chương Dương , Tây kết , Vạn Kiếp và Bạch Đằng mãi lưu truyền sử sách , Luôn là niềm kiêu hãnh của DT .
- Đầu TK XV quân Minh xăm lược , nhà Hồ thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa của phong trào yêu nước vẫn pt như : Lam Sơn ( Lê Lợi và Ngyuễn Trãilảnh đạo ) , Trận Chi Lăng – Xương Giang nổi tiếng năm 1472 đã kết thúc 10 năm kiên trì và anh dũng của ND cả nước.
- Cuối TK XIII , DT ta lại hai lần chống ngoại xăm : 1785 , chiến thắng rạch Gầm – Xoài Mút , xuân kỉ dậu 1789chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa những chiến công bất diệt đều do Quang Trung – Nguyễn Hệu chỉ huy .
23 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1: Việt nam đánh giặc giữ nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệnh “bước” chân trái lùi trước rồi đến chân phải, hai tay vẫn ở tư thế đứng nghiêm. Khi lùi đủ số bước qui định thì đứng lại, đưa chân phải (trái) về đặt sát chân trái (phải), thành tư thế đứng nghiêm.
– Động tác qua phải, qua trái :
Khẩu lệnh : “Qua phải (trái) x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh, “Qua phải (trái) x bước” là dự lệnh, “bước” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “bước” thì di chuyển sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng vai (tính từ 2 mép ngoài của 2 gót chân). Bước qua bên nào thì chân bên đó bước trước và từng bước kéo chân kia về thành tư thế nghiêm rồi mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định rồi dừng lại.
Những điểm chú ý :
Cự ly trên 5 bước phải làm động tác đi đều hoặc hoặc chạy đều, khi lùi hoặc qua phải, qua trái trên 5 bước phải quay về hướng mới đi đều hoặc chạy đều.
Tiến, lùi độ dài mỗi bước như đi đều.
2. ngồi xuống, đứng dậy :
*Ý nghĩa :
Để vận dụng trong khi học tập nghe nói chuyện ở ngoài trời hoặc trong hội trường ( không có ghế) được thống nhất trật tự.
– Động tác ngồi xuống :
Khẩu lệnh : “NGỒI XUỐNG” –Không có dự lệnh. Khi nghe dứt động lệnh “Ngồi xuống” thực hiện 2 cử động.
Cử động 1 :
Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái bàn chân phải, đặt sát bàn chân trái, gót chân phải đặt ngang khoảng 1/2 bàn chân trái về trước.
Cử động 2 :
Ngồi xuống, hai chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc hai chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và hai đầu gối mở rộng bằng vai). Hai cánh tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt lên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên bàn tay hướng lên trên. Khi mỏi thì đổi tay phải nắm cổ tay trái.
– Động tác đứng dậy :
Khẩu lệnh : “Đứng dậy” – không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “Đứng dậy”, thực hiện hai cử động sau :
Cử động 1 :
Người đang ở tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi hai chân mở rộng bằng vai thì phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau) hai bàn tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về phía trước) phối hợp với hai chân đẩy người đứng thẳng dậy.
Cử động 2 :
Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
III/- VẤN ĐỀ HUẤN LUYỆN III :
ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN, GIẬM CHÂN.
Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi :
Ý nghĩa :
Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, nghiêm trang của quân đội.
– Động tác đi đều :
Khẩu lệnh : “Đi đều – bước” có dự lệnh và động lệnh, “đi đều” là dự lệnh, “bước” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “bước” thực hiện hai cử động sau :
Cử động 1 :
Chân trái bước lên cách chân phải 75 cm (tính từ 2 gót bàn chân). Đặt gót chân rồi đặt cả bàn chân xuống đất, sức nặng thân người dồn vào chân trái, chân phải đầu gối thẳng ; đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại hơi nâng lên, cánh tay dưới gần thành một đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống, mép dưới của nắm tay cao ngang mép trên thắt lưng to (nếu lấy khớp xương thứ 3 của ngón trỏ làm chuẩn thì cao ngang khoảng giữa cúc áo thứ 2 và 3 tính từ trên xuống) khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ cách thân người 20 cm thẵng với đường khuy áo.
Tay trái đánh về sau thẳng tự nhiên lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.
Cử động 2 :
Chân phải bước lên cách chân trái 75 cm , tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Cứ như vậy chân nọ tay kia bước với tốc độ 110 bước/1 phút.
– Động tác đứng lại :
Khẩu lệnh : “Đứng lại – Đứng”, có dự lệnh và động lệnh “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh. (Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải).
Khi nghe dứt động lệnh “Đứng” thực hiện 2 cử động sau :
Cử động 1 :
Chân trái bước lên một bước (bàn chân đặt chếch sang trái 22,5o).
Cử động 2 :
Chân phải đưa lên đặt sát với chân trái (bàn chân chếch sang phải 22,5o) hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
Những điểm chú ý :
Khi đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao.
Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên.
Giữ đúng độ dài bước và tốc độ đi.
Người ngay ngắn, không nhìn xung quanh, không nói chuyện.
Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui.
– Động tác đổi chân trong khi đi :
Khi đang đi đều thấy sai nhịp đi chung của đội hoặc sai nhịp hô của người chỉ huy thì phải đổi chân ngay.
Động tác đổi chân có 3 cử động :
Cử động 1 :
Chân trái bước lên một bước.
Cử động 2 :
Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước 1 bước ngắn, hai tay hơi dừng lại không đánh.
Cử động 3 :
Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất.
Những điểm chú ý :
+ Khi thấy đi sai nhịp chung phải đổi chân ngay.
+ Khi đổi chân không nhảy cò.
+ Tay, chân phối hợp nhịp nhàng.
Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại và đi đều :
*Ý nghĩa :
Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.
2.1 – Động tác giậm chân tại chỗ :
- Khẩu lệnh : “Giậm chân – giậm” có dự lệnh và động lệnh, “Giậm chân” là dự lệnh, “giậm” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “giậm” thực hiện hai cử động sau :
Cử động 1 :
Chân trái co lên mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về sau như đi đều.
Cử động 2 :
Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái đồng thời tay trái đánh về trước, tay phải đánh về sau như đi đều cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ.
– Động tác đổi chân trong khi đang giậm chân :
Khi thấy giậm sai so với nhịp đếm phải làm động tác đổi chân ngay.
Động tác đổi chân gồm 3 cử động :
Cử động 1 :
Chân trái giậm 1 bước dừng lại.
Cử động 2 :
Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (2 tay đánh có dừng lại).
Cử động 3 :
Chân trái giậm 1 bước, rồi 2 chân thay nhau giậm theo nhịp hô thống nhất.
– Động tác đứng lại khi đang giậm chân :
- Khẩu lệnh : “Đứng lại – đứng” có dự lệnh và động lệnh “Đứng lại” là dự lệnh, “đứng” là động lệnh.(Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải)
Khi nghe dứt động lệnh thực hiện 2 cử động sau :
Cử động 1 :
Chân trái giậm tiếp một bước (tay vẫn đánh như đi đều).
Cử động 2 :
Chân phải đưa về đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
Những điểm chú ý :
+ Khi đổi chân, tay chân phối hợp nhịp nhàng.
+ Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước, rồi đặt cả bàn chân.
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I/- Mục đích – yêu cầu :
Mục đích :
Nhằm rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, khẩn trương theo tác phong của người quân nhân.
Giúp cho học sinh hiểu và thực hiện thành thạo các động tác, các đội hình cơ bản của đội ngũ từng người không có súng.
Làm cơ sở vận dụng trong các hoạt động của nhà trường.
Yêu cầu :
Nắm vững kỹ thuật động tác.
Học đến đâu vận dụng thực hành ngay đến đó.
Tập luyện nghiêm túc, hàng ngũ chỉnh tề và có trật tự.
II/- Nội dung trọng tâm :
Nội dung : ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SỨNG
Vấn đề huấn luyện 1 : Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
Vấn đề huấn luyện 2 : Tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
Vấn đề huấn luyện 3 : Đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân.
Trọng tâm :
Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
Tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
Đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân.
III/- Thời gian :
Tổng thời gian : 7tiết .
Lên lớp lý thuyết : 2tiết.
Giới thiệu động tác và đội hình mẫu .
Oân luyện : 4tiết .
Hội thao, kiểm tra đánh giá : 1tiết.
IV/- Tổ chức và phương pháp :
Tổ chức :
Lấy lớp học làm đội hình giới thiệu.
Lấy tổ, tiểu đội làm đơn vị giới thiệu.
Phương pháp :
a/ Người dạy :
Dùng phương pháp diễn giải và phương pháp trực quan sinh động để lên lớp. Diễn giải tới đâu thì phân tích và làm động tác tới đó.
Tiến hành làm mẫu động tác theo 3 bước.
+ Làm nhanh – Giúp cho học sinh nắm được khái quát động tác.
+ Làm chậm có phân tích (vừa nói vừa thực hiện động tác).
+ Làm tổng hợp để hoàn chỉnh động tác.
b/ Người học :
Nghe, nhìn động tác mẫu của giáo viên.
Tập từng cử động của động tác.
Hoàn thiện động tác đã tập.
Thường xuyên tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng kỹ xảo của động tác.
c/ Kiểm tra – đánh giá :
Sau ôn luyện kiểm tra, đánh giá từng người của từng nội dung.
Gọi vài học sinh làm tốt và không tốt lên thực hiện động tác để phân tích và sửa sai cho những học sinh còn yếu để các em tự tập luyện thêm.
V/- Thành phần người học :
Đối tượng : Học sinh khối 10.
Số lượng :
VI/- Địa điểm :
Sân trường.
VII/- Bảo đảm vật chất :
Người dạy :
Giáo án, tài liệu giảng dạy SGK GDQP-10 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo – Tranh ảnh.
Người học :
Trang phục TDTT của trường.
Đi giày (bata).
File đính kèm:
- GDQP10.doc