I. Mục đích, yêu cầu.
1. Mục đích
Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ.
2. yêu cầu.
Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng đủ nội dung, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
II. Nội dung, thời gian.
1. Nội dung. Gồm 2 phần chính
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Trọng tâm.
Phần II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với sự nghiệp QP – AN
3. Thời gian
39 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến Bài 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm
- Chân phải đưa lên không đập mạnh.
5.3- Động tác đổi chân khi đang đi đều.
a. ý nghĩa.
Để thống nhất nhịp chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
b. Động tác.
Trường hợp khi đang đi đều, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “Một” rơi vào chân phải chạm đất, “Hai” rơi vào chân trái châm đất thì phải đổi chân ngay. Động tác đổi chân thực hiên 3 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước vẫn đi đều.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm), đặt mũi chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước 1 bước ngắn, tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về phía sau.
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp vơi đánh tay, đi theo nhịp thống nhất.
c. Chú ý.
Khi thấy mình đi sai theo nhịp đi chung phải đổi chân ngay; không nhảy cò, không nghiêng ngả; tay chân phối hợp nhịp nhàng.
6. Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân.
6.1- Động tác giậm chân
a. ý nghĩa.
Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng, trật tự .
b. Động tác.
- Khẩu lệnh “Giậm chân – Giậm” có dự lệnh và động lệnh.
- Động tác: Đang đứng tại chỗ nghe dứt động lệnh “Giậm”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh ra phía sau như khi đi đều.
+ Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ tốc độ 110 nhịp/phút.
c. Chú ý.
- Không nghiêng người, không lắc vai, không nói chuyện cười đùa.
- Chân nhấc lên đúng độ cao.
6.2- Động tác đứng lại
- Khẩu lệnh “Đứng lại – Đứng” có dự lệnh và động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải tiếp đất.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 2 cử động;
+ Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22030’, chân phải nhấc lên.
+ Cử động 2: Chân phải đặt xuống hai gót chân sát nhau, bàn chân chếch sang phải một góc 22030’, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
6.3- Động tác đổi chân khi đang giậm chân.
a. ý nghĩa.
Để thống nhất nhịp chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
b. Động tác.
Trường hợp khi đang giậm chân, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “Một” rơi vào chân phải chạm đất, “Hai” rơi vào chân trái chạm đất thì phải đổi chân ngay. Động tác đổi chân thực hiện 3 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước.
+ Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước (tại chỗ), hai tay giữ nguyên.
+ Cử động 3: Chân trái giậm xuống, rồi tiếp tục giậm theo nhịp thống nhất.
c. Chú ý.
Tay và chân phải phối hợp nhịp nhành.
7. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại.
7.1- Động tác giậm chân chuyển thành đi đều
- Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”, có dự lệnh và động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải chạm đất.
- Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều.
7.2- Động tác đi đều chuyển thành giậm chân.
- Khẩu lệnh “Giậm chân – Giậm” có dự lệnh và động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải tiếp đất.
- Đang đi đều nghe dứt động lệnh “Giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhành giậm chân tại chỗ.
8. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái.
a. ý nghĩa.
Để di chuyển vị trí cự li ngắn từ 5 bước trở lại và điều chỉnh đội hình được trật tự thống nhất.
b. Động tác.
* Tiến, lùi.
- Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) X bước – Bước” (X là số bước)
- Động tác:
+ Khi tiến: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên cách chân phải 60cm, đến chân phải bước tiếp, bước đủ số bước thì dừng lại, đưa chân phải (trái) thành tư thế đứng nghiêm; hai tay vẫn giữ như đứng nghiêm.
+ Khi lùi: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước xuống cách chân phải 60cm, đến chân phải bước tiếp, bước đủ số bước thì dừng lại thành tư thế đứng nghiêm.
* Qua phải, qua trái.
- Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) X bước – Bước” (X là số bước)
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân phải (trái) bước sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của hai bàn chân), sau đó chân trái (phải) đưa về tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số bước thì đứng lại về thành tư thế đứng nghiêm
c. Chú ý.
- Khi bước phải ngay ngắn
- Không nhìn xuống để bước.
- Cự li trên 5 bước phải làm động tác đi đều hoặc chạy đều.
9. Động tác ngồi xuống, đứng dậy.
a. ý nghĩa.
Để vận dụng khi học tập,nói chuyện ở ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế) được trất tự thống nhất.
b. Động tác.
* Ngồi xuống.
- Khẩu lệnh: “Ngồi xuống” không có dự lệnh.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Ngồi xuống” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang 1/2 bàn chân trái.
+ Cử động 2: Người từ từ ngồi xuống, hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai, hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải khi mỏi thì đổi tay.
* Đứng dậy.
- Khẩu lệnh: “Đứng dậy”, không có dự lệnh.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng dậy” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Hai chân bắt chéo nhau như khi ngồi xuống, hai tay nắm chống xuống đất (mu bàn tay hướng về phía trước), cổ tay thẳng, phối hợp hai tay đẩy người đứng dậy.
+ Cử động 2: Chân phải đưa sát gót chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
c. Chú ý.
- Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí
- Đứng dậy không cúi người, không chống tay về trước.
10. Động tác chạy đều, đứng lại.
10.1 Động tác chạy đều.
a. ý nghĩa.
Để vận dụng khi di chuyển cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng, trật tự thống nhất.
b. Động tác.
- Khẩu lệnh: “Chạy đều – Chạy”, có dự lệnh và động lệnh.
- Động tác:
Nghe dứt dự lệnh “Chạy đều”, hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái đặt lên đốt thứ hai của ngón tay giữa, hai tay co lên sát sườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong, toàn thân vẫn thẳng, người hơi ngả về trước, mắt nhìn thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai mũi bàn chân (không kiễng gót)
Nghe dứt động lệnh “Chạy” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên một bước cách chân phải 75cm (tính từ hai gót chân), đặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, cẳng tay đưa chếch về phía trong người (nắm tay thẳng với đường khuy áo túi ngực), khuỷu tay không quá thân người, tay trái đánh về phía sau, năm tay không quá thân người.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên một bước cách trân trái 75cm; tay trái đánh ra trước như tay phải, tay phải đánh vê sau như tay trái. Cứ như vậy, chân nọ, tay kia phối hợp nhịp nhàng chạy với tốc độ 170 bước/phút.
c. Chú ý.
- Không chạy bằng cả bàn chân.
- Tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng.
10.2 Động tác đứng lại.
a. ý nghĩa.
Để dừng lại trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình.
b. Động tác.
- Khẩu lệnh: “Đứng lại - Đứng” có dự lệnh và động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh phải rơi vào chân phải chạm đất
- Động tác:
Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 4 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên bước thứ nhất, vẫn chạy đều.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên bước thứ hai vẫn chạy đều nhưng giảm tốc độ.
+ Cử động 3: Chân trái bước lên bước thứ 3 thì dừng lại, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50, tay vẫn đánh thẳng.
+ Cử động 4: Chân phải bước lên đặt sát gót chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
c. Chú ý.
- Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ.
- Khi dừng lại (ở cử động 4) không lao người về phía trước.
C. Tổ chức luyện tập.
Trong từng buổi học, sau khi giới thiệu, giải thích xong 2 – 3 động tác (dễ) hoặc một động tác (khó), GV phải tổ chức luyện tập ngay.
* Phổ biến kế hoạch luyện tập
Nội dung phổ biến gồm:
- Nội dung luyện tập
- Thời gian luyện tập
- Tổ chức và phương pháp luyện tập
- Vị trí luyện tập: GV quy định rõ vị trí luyện tập và quy định hướng tập của từng nhóm
- Kí hiệu, tín hiệu luyện tập
- Người phụ trách.
1. Mục đích: giúp HS thuần thục động tác đội ngũ từng không súng.
2. Yêu cầu; Tự giác, tích cức luyện tập.
3. Tổ chức:
Sau một đến hai nội dung giáo viên tổ chức cho HS luyện tập.
Tổ chức luyện tập theo lớp học.
4. Phương pháp.
* Duy trì luyện tập
- Nếu cả lớp thành một bộ phận
GV gọi lần lượt từng tổ, xếp thành 1 hàng ngang (doc) và trực tiếp hô khẩu lệnh hoặc chỉ định một HS hô khẩu lệnh. HS tập theo các bước:
+ Cho HS tự nghiên cứu và tập lại động tác
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập chậm từng cử động. GV theo dõi, uốn nắn, sửa tập cho từng HS
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập tổng hợp các động tác.
+ Nhận xét sau đó gọi tổ khác lên tập.
Cứ như vậy cho đến hết thơì gian quy định
- Nếu chia lớp thanh nhiều bộ phận:
Sau khi phổ biến kế hoạch luyện tập, GV phát lệnh cho các tổ về vị trí triển khai luyện tập. Khi các tổ về vị trí, GV phát lệnh: “Bắt đầu tập”. Trong khi các tổ luyện tập, GV quan sát, theo dõi các bộ phận để nhắc nhở, uốn nắn.
Cách thức thực hiện từng bộ phận: HS thay nhau phụ trách để hô khẩu lệnh và điều hành luyện tập.
* Kết thúc luyện tập
Hết thời gian luyện tập, giáo viên phát lệnh “Thôi tập, các tổ về vị trí tập trung”
Phần III: kết thúc giảng dạy
Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài
Hướng dẫn nội dung cần ôn luyện
Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học
- Điểm mạnh:
- Điểm yếu
4. Kiểm tra vật chất, trang bị chuyển nội dung buổi học.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
Câu 2. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác chào.
Câu 3. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.
Câu 4. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân.
Câu 5. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
Câu 6. Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác chạy đều đứng lại.
File đính kèm:
- GA GDQPAN 10 Bai 1 2 3.doc