Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 11 - Chương trình học cả năm - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ, nắm vững thứ tự các bước tập đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đooijvaf đọng tác từng ngừi không có súng.

2. Kĩ năng: - Thực hiện được động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đông tác từng người không có súng.

- Biết vận dụng vào trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường

3. Thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường.

II. NỘI DUNG- THỜI GIAN:

1.Nội dung: gồm 2 phần:

 - Tiết 1: Động tác: Nghiêm, đứng nghỉ quay tại chỗ, đi đều, đứng lại

 - Tiết 2: Động tác : Nghiêm, đứng nghỉ quay tại chỗ, đi đều, đứng lại

2. Thời gian bài 1: (2 tiết ) Mỗi tiết 45 Phút

 

doc61 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 11 - Chương trình học cả năm - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không làm ở chỗ lạnh. - Tuyệt đối không chuyển người bị ngạt thở về các tuyến sau, khi nạn nhân chưa tự thở được. 3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở: * Tiến triển tốt: - Hô hấp dần dần hồi phục. - Vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo. * Tiến triển xấu: Ngừng hô hấp nhân tạo khi: - Xuất hiện các mảng tím tái trên da. - Nhãn cầu mềm và nhiệt độ dưới 25oC. - Có hiện tượng cứng đờ của xác chết. IV: Kỹ thuật chuyển thương 1. Mang vác bằng tay - Bế nạn nhân - Cõng trên lưng - Dìu - Vác trên vai 2. Chuyển nạn nhân bằng cáng: a. Các loại cáng: - Cáng bạt khiêng tay - Cáng võng đay, võng bạt - Cáng che hình thuyền b. Kỹ thuật cáng thương: - Đặt nạn nhân lên cáng. - Luồn đòn cáng và buộc đây cáng. - Kỹ thuật cáng thương: + Mỗi người cáng có một chiếc gậy dài 140- 150cm. + Khi cáng trên đường bằng, hai người không di dều bước vì cáng sẽ lắc lư. + Khi cáng trên đường dốc, phải giữ cho đòn cáng thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để đầu đi sau. V : Hướng dẫn câu hỏi kiểm tra và đánh giá 1. Nội dung câu hỏi kiểm tra - Mục đích, nguyên tắc cầm máu tạm thời, phân biệt các loại chảy máu? - Các biện pháp cầm máu tạm thời? - Mục đích, nguyên tắc cố định vết thương gãy xương, kể tên các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời gãy xương? - Nguyên nhân gây ngạt thở, mục đích hô hấp nhân tạo? - Những việc cần làm ngay khi gặp nạn nhân ngạt thở? - Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực? 2. Tài liệu nghiên cứu: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 11 3. Phương pháp ôn tập: - Học sinh tự nghiên cứu tài liệu, vở ghi, trao đổi thảo luận theo nhóm, tổ học tập những nội dung ôn tập. VI. Tổ chức hướng dẫn luyện tập và kiểm tra I. Hướng dẫn tổ chức, phương pháp luyện tập. 1. Nội dung luyện tập: Thực hành: Cầm máu tạm thời, hô hấp nhân tạo; kỹ thuật chuyển thương 2. Tổ chức luyện tập: Lấy đội hình tổ, trong đội hình lớp để luyện tập, do cán bộ lớp duy trì luyện tập. 3. Phương pháp: Bước 1: Từng người nghiên cứu thời gian 5 phút. Bước 2: Từng người luyện tập thời gian 5 phút. Bước 3: Tổ luyện tập thời gian 10 phút. Bước 4: Lớp luyện tập thời gian 10 phút. 4. Phương pháp sửa tập của giáo viên: Trong quá trình học sinh luyện tập giáo viên theo dõi uấn nắn, sửa sai động tác tập, thực hiện sai đâu sửa đó, sai ít sửa ngay, sai nhiều tập trung lớp để sửa, khi sửa bằng khẩu lệnh động tác. 5. Vị trí tập luyện: Do giáo viên chỉ định ở sân trường. 6. Ký tín hiệu chỉ huy điều hành luyện tập: - Một hồi còi kết hợp khẩu lệnh bắt đầu lệnh - Hai hồi còi kết hợp khẩu lệnh chuyển bước tập - Ba hồi còi kết hợp khẩu lệnh tập trung để kiểm tra II. Hướng dẫn tổ chức phương pháp để kiểm tra. 1. Mục đích, yêu cầu. a, Mục đích: Nhằm đánh giá trình độ nhận thức và sự thuần thục động tác của người học, trên cơ sở rút kinh nghiệm bổ sung cho các nôi dung bài sau. b, Yêu cầu: - Nắm chắc nội dung kiểm tra. - Động tác phải đúng thứ tự. - Chấp hành nghiêm quy định kiểm tra. 2. Nội dung kiểm tra: 3. Tổ chức phương pháp kiểm tra: a, Tổ chức kiểm tra: Lấy đội hình lớp tập trung để kiểm tra b, Phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi cá nhân, tổ, lớp ra thực hiện. 4. Thời gian kiểm tra: 7 phút. 5. Đối tượng kiểm tra: Học sinh. 6. Địa điểm kiểm tra: Sân trường. 7. Bảo đảm: - Giáo viên chuẩn bị nội dung, câu hỏi, vị trí kiểm tra. - Học sinh lễ tiết, tác phong đúng quy định, nắm chắc nội dung kiểm tra Phần III : kết thúc giảng dạy: 1 . Hệ thống những nội dung đã giảng dạy trong bài. 2 . Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu và chuẩn bị. 3 . Nhận xét đánh giá kết quả buổi học : Biểu dương những HS có tinh thần , kết quả học tập tốt . Chỉ rõ những mặt còn yếu và hướng khắc phục . Giải đáp những thắc mắc, củng cố bài học. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. 4 . Kiểm tra quân số, vũ khí trang bị , vật chất giảng dạy. Ngày kiểm tra:............................................................................................. Nhận xét:......................................................................................................... Ngày soạn ..../.05.../2009 Tiết 34: kiểm tra học kỳ II: lý thuyết tính năng, tác dụng, cấu tạo của lựu đạn Phần I: ý định huấn luyện I. mục đích,yêu cầu: - Kiến thức: Nắm chắc tính năng, tác dụng, cấu tạo của lựu đạn. - Thái độ: xây dựng thái độ ý thức nghiêm túc, tự giác trong khi làm bài II. Nội dung: Tính năng, tác dụng , cấu tạo của lựu đạn III. Thời gian: Tổng: 45 phút. IV. Tổ chức phương pháp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày giảng và sĩ số 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 - Lấy đội hình lớp để kiểm tra. 2. Phương pháp: - Đối với giáo viên: Đọc câu hỏi, coi kiểm tra. - Đối với học sinh: Tập trung làm bài. V. Địa điểm: Lớp học VI. Vật chất bảo đảm: - Đối với giáo viên: Câu hỏi kiểm tra. - Học sinh: Ghế, bút, giấy. Phần II Nội dung kiểm tra A. Phổ biến ý định kiểm tra. B. Nội dung kiểm tra: * Câu hỏi: Em hãy nêu tính năng, tác dụng , cấu tạo của lựu đạn * Đáp án: Tính năng, tác dụng, cấu tạo lựu đạn: 1. Lựu đạn phi 1: Dùng để tiêu diệt sinh lực địch chủ yếu bằng mảnh gang vụn. Bán kính sát thương 5m. Thời gian từ khi phát lửa đến khi nổ khoảng 3,2 – 4,2s. - Chiều cao toàn bộ lựu đạn: 118 mm. - Đường kính thân lựu đạn: 50 mm. - Khối lượng toàn bộ lựu đạn nặng 450gam*. b. Cấu tạo lựu đạn: Gồm 2 bộ phận chính. - Thân lựu đạn có: Vỏ lựu đạn bằng gang có khía như những mắt quả na. Cổ lựu đạn có ren để lắp bộ phận gây nổ. Bên trong vỏ là thuốc nổ TNT. - Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: + ống kim hoả để chứa lò xo, + Kim hoả. + Chốt an toàn. + Mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả. + Hạt lửu để phát lửa thuốc cháy chậm. + ống chứa thuốc cháy chậm. + Thuốc cháy chậm. + Kíp. c. Chuyển động gây nổ: - Bình thường chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại. - Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2 – 4,2s. Khi thuốc cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn. 2. Lựu đạn chày: a. Tính năng chiến đấu: - Lựu đạn chày dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng mảnh gang vụn và sức ép của khí thuốc. Bán kính sát thương 5m. Thời gian từ khi phát lửa đến khi nổ khoảng 4 – 5s. Toàn bộ lựu đạn nặng 530g b. Cấu tạo lựu đạn: Lựu đạn gồm 2 bộ phận chính. - Thân lựu đạn có: + Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm. + Vỏ lựu đạn bằng gang, bên trong là thuốc nổ TNT . - Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn có: + Dây nụ xoè. + Nụ xoè. + Dây cháy chậm. + Kíp. c. Chuyển động gây nổ: - Khi giật dây nụ xoè, nụ xoè phát lửa đốt dây cháy châm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4- 5s. Khi dây cháy chậm cháy hết, phút lửa vào kíp làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn. - Muốn giật dây nụ xoè phải mở nắp phòng ẩm. Có thể phát lửa theo 2 cách: + Cách thứ nhất: Một tay cầm cán lựu đạn, một tay dùng ngón trỏ, luồn vào vòng dây nụ xoè, giật mạnh và thẳng với trục cán lựu đạn, rồi ném vào mục tiêu (đã giật dây nụ xoè phải ném lựu đạn đi). + Cách thứ hai: Dùng ngón út của tay ném lựu đạn luôn vào vòng dây nụ xoè, bàn tay nắm cán lựu đạn sao cho ngón tay út ở trên đầu cán lựu đạn, sau đó ném lựu đạn vào mục tiêu. Do lực ném lựu đạn đi và lực giữ dây nụ xoè của ngón út làm nụ xoè phát lửa (cách này chỉ dùng khi ném ở cự li xa với sức ném mạnh). Phần III - Kết thúc bài : - Thu bài, nhận xét tinh thần, ý thức giờ kiểm tra - Phổ biến nội dung giờ sau kiểm tra học kì thực hành ném lựu đạn Ngày kiểm tra:............................................................................................. Nhận xét:......................................................................................................... Ngày soạn / /2011 Tiết 35: kiểm tra học kì II: Thực hành: ném lựu đạn xa trúng hướng Phần I ý định huấn luyện I. mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Nắm chắc tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc dùng lựu đạn và tư thế động tác ném trúng đích. - Kỹ năng : Thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, đảm bảo an toàn trong luyện tập. - Thái độ: Xây dựng thái độ chấp hành nghiêm quy tắc an toàn trong tập luyện và quyết tâm sử dụng có hiệu quả lựu đạn trong chiến đấu. II. Nội dung: Ném lựu đạn xa trúng hướng III. Thời gian: Tổng: 45 phút. IV. Tổ chức phương pháp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số 11 A1 11 A2 11 A3 11 A4 11 A5 - Lấy đội hình lớp để kiểm tra 1 ngươì một. 2. Phương pháp: - Đối với giáo viên: Nêu yêu cầu kiểm tra, đọc biểu điểm. - Gọi từng HS 1 lên kiểm tra - Đối với học sinh: Nắm đợc nội dung kiểm tra V. Vật chất, bảo đảm: 1. Giáo viên: giáo án, tài liệu, sách quốc phòng 11, còi. - Lựu đạn 10 quả. - Súng tập AK : 2 khẩu. - Thước đo: 01 chiếc 2. Học sinh: - Học sinh: Bàn ghế giáo viên, vôi kẻ sân, vệ sinh sân trường. VI. Công tác chuẩn bị : - Thục luyện giáo án, sắp xếp các thứ tự tài liệu. - Kiểm tra điều kiện sân bãi,kiểm tra cơ sở vật chất. - Phổ biến những quy định cần thiết. Phần II Nội dung thực hành kiểm tra * Phổ biến ý định kiểm tra. 1- Sơ đồ bãi ném lựu đạn xa trúng hướng 10m 15m 20m 25m 30m + 2- Bảng tính thành tích ném lựu đạn: Tư thế ném Điểm Nam Nữ 10 29 - 30m 19 - 20m Đứng ném lựu đạn xa trúng hướng 9 27 - 28m 17 - 18m 8 25 - 26m 15 - 16m 7 23 - 24m 13 - 14m 6 21 - 22m 11 - 12 m 5 19 - 20m 09 - 10m 4 17 - 18m 07 - 08m 3 15 - 16m Dưới 7 m 2 13 - 14m 1 11 - 12m Phần III: Kết thúc bài - Nhận xét đánh giá giờ kiểm tra - Biểu dương những HS có tinh thần , kết quả kiểm tra tốt . - Chỉ rõ những mặt còn yếu và hướng khắc phục. Giải đáp những thắc mắc, củng cố bài học - Kiểm tra quân số, vũ khí trang bị , vật chất giảng dạy. Ngày kiểm tra:............................................................................................. Nhận xét:.........................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN QP AN NINH 11 20112012 TRON BO.doc