Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 11 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của Luật NVQS. Giúp họ có cơ sở tìm hiểu và chấp hành NVQS.

2. Yêu cầu:

Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan.

II - NỘI DUNG, THỜI GIAN

1. Nội dung: 3 phần, 11 mục, 2 tiết lí thuyết.

- Mục đích của Luật NVQS: 3 mục, 15 phút

- Nội dung cơ bản của Luật NVQS: 4 mục, 1 tiết

- Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành Luật NVQS: 4 mục, 30 phút.

2.Trọng tâm : Phần II, III: 75 phút

III - TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức

- Lên lớp lý thuyết tập trung

- Trao đổi giáo viên - học sinh, ở lớp. 2. Phương pháp:

- Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp giới thieu, minh hoạ (ví dụ), kiểm tra.

- Đối với học sinh: Giờ lên lớp ghi chép bài đầy đủ các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày. Trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra. Giờ trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 11 - Chương trình cả năm (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên hoàn của động tác. - Động tác ném lựu đạn trong vận động giáo viên chỉ giới thiệu 1 lần bằng bước làm nhanh, không tổ chức luyện tập. C - Luyện tập I - Phổ biến kế hoạch luyện tập ( 5 phút) 1. Nội dung luyện tập - Tính năng chiến đấu, cấu tạo các loại lựu đạn, quy tắc sử dụng lựu đạn. - Động tác ném lựu đạn. - Tập ném lựu đạn xa đúng hướng. 2. Thời gian: 2 tiết 3. Tổ chức, phương pháp Chia cả lớp học thành 3 bộ phận. Nội dung, thời gian, phương pháp, địa điểm, vật chất của từng bộ phận như sau: Bộ phận 1 - Nội dung: Tính năng chiến đấu, cấu tạo các loại lựu đạn, quy tắc sử dụng lựu đạn. - Thời gian: 25 phút - Phương pháp: Bước 1: Cá nhân trong đội hình tổ tự nghiên cứu các nội dung về tính năng cấu tạo, quy tắc sử dụng lựu đạn ( 10 phút) Bước 2: Tổ trưởng nêu câu hỏi, gọi lần lượt học sinh trong tổ ra trả lời và chỉ trên tranh vẽ, mô hình ( 15 phút) - Vật chất: Lựu đạn học cụ F 1, lựu đạn cần 97, tranh vẽ, que chỉ. - Địa điểm: Bãi tập số 1 - Người phụ trách: Tổ trưởng * Hết thời gian đổi tập về bộ phận 2 Bộ phận 2 - Nội dung: Động tác ném lựu đạn - Thời gian: 25 phút - Phương pháp: Trước khi luyện tập cán bộ phụ trách bộ phận phải tổ chức khởi động theo bài quy định để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập. Bước 1: Cá nhân trong tổ tự nghiên cứu luyện tập nhớ lại các cử động của động tác đứng ném lựu đạn và động tác ném trong vận động (5 phút) Bước 2: Tổ trưởng hô cho học sinh tập theo cử động, giáo viên theo dõi, sửa sai, nâng dần nhịp độ tập luyện cho đến khi thuần thục động tác. Chỉ làm động tác, không ném lựu đạn đi (10 phút) Bước 3: Tổ trưởng cho tổ tập nhanh, rèn động tác phối hợp lực giữa chân, thân người, tay, thời cơ buông lựu đạn để ném lựu đạn đi được xa nhất. (10 phút) - Vật chất: Lựu đạn tập F 1, súng AK, CKC, bãi ném lựu đạn. - Địa điểm: Bãi tập sỗ 2. - Người phụ trách: Lớp trưởng * Hết thời gian đổi tập về bộ phận 3 Bộ phận 3 - Nội dung: Tập ném lựu đạn xa đúng hướng - Thời gian: 25 phút - Phương pháp: Trước khi luyện tập cán bộ phụ trách bộ phận phải tổ chức khởi động theo bài quy định để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập. Bước 1: Cá nhân trong tổ tự nghiên cứu luyện tập nhớ lại các cử động của động tác đứng ném lựu đạn và động tác ném trong vận động (5 phút). Bước 2: Tổ trưởng hô cho học sinh tập theo cử động, giáo viên theo dõi, sửa sai, nâng dần nhịp độ tập luyện cho đến khi thuần thục động tác. Chỉ làm động tác, không ném lựu đạn đi (10 phút). Bước 3: Tổ trưởng cho tổ tập nhanh, rèn động tác phối hợp lực giữa chân, thân người, tay, thời cơ buông lựu đạn để ném lựu đạn đi được xa nhất ( 10 phút). - Vật chất: Lựu đạn tập F 1, súng AK, CKC, bãi ném lựu đạn. - Địa điểm: Bãi tập số 2. - Người phụ trách: Lớp trưởng * hết thời gian đổi tập về bộ phận 3. Bộ phận 3 - Nội dung: Tập ném lựu đạn xa đúng hướng. - Thời gian: 25 phút - Phương pháp: Trước khi luyện tập, cán bộ phụ trách bộ phận phải tổ chức khởi động theo bài quy định để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập. Bước 1: Cá nhân trong tổ tự nghiên cứu, luyện tập nhớ lại các cử động của động tác đứng ném lựu đạn ( 5 phút). Bước 2: Tập ném, tổ trưởng lần lượt gọi từng người vào ném. Ném xong 2 quả lên nhặt lựu đạn đem về và vận động về đứng sau đội hình tổ học tập. Tổ trưởng quan sát và thông báo kết quả ném cho người tập. Cứ như vậy luyện tập cho đến hết thời gian (10 phút). - Vật chất: Lựu đạn tập F 1, súng AK, CKC, bãi ném lựu đạn. - Địa điểm: Bãi tập số 3. - Người phụ trách: Giáo viên * Hết thời gian đổi tập về bộ phận 1. 4. Kí, tín hiệu luyện tập Sử dụng còi kết hợp với khẩu lệnh trực tiếp. - Một hồi còi bắt đầu luyện tập. - Hai hồi còi đổi tập. - Ba hồi còi thôi tập về vị trí tập trung. II - Duy trì luyện tập - Giáo viên duy trì luyện tập theo kế hoạch, theo dõi giúp đỡ các bộ phận luyện tập. Thực hiện sai đâu sửa đó, những động tác có nhiều người sai giáo viên phải thống nhất lại động tác cho cả bộ phận. - Kiểm tra, đánh giá kết quả: + Nội dung: Ném lựu đạn xa đúng hướng. + Thời gian: 20 phút + Phương pháp: Kiểm tra đại diện mỗi tổ 3 đến 5 người. Giáo viên gọi từng người vào thực hành làm động tác đứng ném lựu đạn xa đúng hướng, mỗi người ném 2 quả, lấy kết quả lần ném xa nhất. + Địa điểm: Bãi tập ở khu vực luyện tập 3 Phần 3: Kết thúc giảng dạy 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài Giải đáp thắc mắc của học sinh về các nội dung liên quan đến bài học. 2. Hướng dẫn nội dung cần ôn luyện 3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học 4. Kiểm tra quân số, vũ khí trang bị, vật chất giảng dạy. Bài Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương Phần 1: ý định giảng dạy I - Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Giới thiệu cho học sinh biết cách cấp cứu và chuyển người bị thương để tự cáp cứu cho bản thân và cấp cứu cho nhau khi bị thương, tai nạn. 2. Yêu cầu - Hiểu được các nguyên tắc cơ bản khi cầm máu tạm thời, cố định xương gãy và gây ngạt thở. - Biết làm các động tác cầm máu, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và chuyển người bị thương. - Tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. II - Nội dung, trọng tâm, thời gian 1. Nội dung ( 5 tiết) - Cầm máu tạm thời; - Cố định tạm thời xương gãy; - Hô hấp nhân tạo; - Kĩ thuật chuyển thương; - Luyện tập ( 170 phút) 2. Trọng tâm Các biện pháp cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương. III - Tổ chức, phương pháp 1. Tổ chức - Lên lớp theo lớp học - Từng người luyện tập trong đội hình của tổ học tập. 2. Phương pháp - Đối với giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, dùng mô hình tranh vẽ để minh họa, chứng minh. Dùng động tác mẫu, đội mẫu để giảng phần động tác. - Đối với học sinh: Nghe, ghi kết hợp với quan sát động tác mẫu của giáo viên, đội mẫu để nắm nội dung, động tác và tiến hành luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên. IV - Địa điểm Ngoài thao trường, bãi tập; cũng có thể dùng phòng rộng để lên lớp và triển khai luyện tập khi gặp trời mưa. V - Vật chất bảo đảm - Giáo viên: Giáo án, kế hoạch giảng bài, mô hình, tranh vẽ, các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng, các loại nẹp. Những nội dung cần người phục vụ (trợ giảng) phải được bồi dưỡng trước. - Học sinh: Giáo trình GDQP, vở ghi chép, các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng, các loại dây ga rô. Tổ học tập có các loại nẹp và băng mỗi thứ 2 bộ, cáng các loại 1 bộ. VI - Công tác chuẩn bị: Kiểm tra quân số, vật chất học tập, điều kiện bãi tập như sự an toàn, phạm vi bãi... Dự kiến đội hình, hướng tập trung để học tập, nơi treo tranh, nơi để vật chất, trang thiết bị phục vụ cho khi giảng và triển khai luyện tập. Phần 2: Thực hành giảng dạy A - Phổ biến ý định giảng dạy Giáo viên phổ biến ý định giảng dạy như ở phần 1 với những nội dung như sau: Nêu tên bài học; mục đích, yêu cầu (đối với học sinh); nội dung, thời gian học; tổ chức; phương pháp; tài liệu học tập, tham khảo. B - Nội dung giảng dạy I - Lý thuyết (15 phút) Phương pháp giảng: Nêu lần lượt nội dung từng mục, dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp mô hình, tranh vẽ và trên cơ thể thật để minh hoạ làm rõ từng nội dung, phân tích kĩ các nguyên nhân, nguyên tắc. II - Thực hành (25 phút) - Công tác chuẩn bị: Tranh, ảnh minh hoạ các động tác, dây ga rô, băng, cáng các loại, đội mẫu hoặc người trợ giảng. - Phương pháp giảng: Nêu lần lượt từng nội dung. Các nội dung lý thuyết thì phân tích kĩ, kết hợp chỉ vị trí trên cơ thể để minh hoạ. Giảng phần thực hành theo 3 bước (làm nhanh, làm chậm từng cử động vừa làm vừa phân tích và làm tổng hợp). Bước 1: Làm nhanh, bước này có tác dụng để học sinh khái quát được động tác từ khi bắt đầu đến khi kết thúc động tác. Khi làm động tác cần phải chuẩn, vị trí băng dễ nhìn khi thực hiện, song kĩ thuật băng phải đạt tiêu chuẩn chắc, đẹp. Nếu dùng đội mẫu, người phục vụ phải hiệp đồng chặt chẽ giữa giáo viên và đội mẫu. Bước 2: Làm chậm từng cử động, vừa nói vừa làm, nói đến đâu làm đến đó, vừa làm, vừa phân tích, giải thích làm rõ ý nghĩa, tác dụng và cách thực hiện từng động tác, đặc biệt những chỗ giao nhau, chỗ khó phải nói rõ đặc điểm những chỗ đó và cách thực hiện để đạt được tiêu chuẩn kĩ thuật. Bước 3: Làm tổng hợp, là bước giáo viên làm lại toàn bộ các động tác với nhịp độ chậm hơn bình thường ( chỉ làm mà không nói). Nhằm giúp cho người học sinh nắm được tính liên hoàn của động tác từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. C - Luyện tập (170 phút) I - Phổ biến kế hoạch luyện tập Nội dung kế hoạch luyện tập gồm: 1. Nội dung luyện tập - Cầm máu tạm thời. - Cố định tạm thời xương gãy - Hô hấp nhân tạo; - Kĩ thuật chuyển thương. 2. Thời gian: 3. Tổ chức, phương pháp - Tổ chức: chia lớp thành các tổ học tập. - Phương pháp: Từng tổ đứng thành hàng ngang, từng cá nhân nghiên cứu 10 phút. Sau đó, từng người lập thay phiên nhau thực hành động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật chuyển thương bằng các tình huống giả định trên cơ thể của bạn mình. Quá trình thực hiện từng người theo dõi góp ý cho nhau để nắm chắc nội dung đã học. 4. Kí, tín hiệu luyện tập - Một hồi còi bắt đầu luyện tập. - Hai hồi còi nghỉ giải lao. - Ba hồi còi về vị trí tập trung. II - Duy trì luyện tập - Giáo viên quan sát, theo dõi luyện tập, phát hiện sai sót để uốn nắn sửa chữa, nếu một người sai giáo viên đến tận nơi để sửa cho người đó. Tổ nào có nhiều người sai thì ra tín hiệu cho tổ đó dừng tập, tập trung lại giáo viên sửa sai, hướng dẫn cho mọi người làm đúng động tác. - Kiểm tra đánh giá kết quả: + Thành phần: Mỗi tổ học tập kiểm tra 2 đến 3 học sinh. + Nội dung: Các biện pháp cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương. - Phương pháp: Giáo viên phổ biến ý định kiểm tra, sau đó thực hành kiểm tra. Phần 3: Kết thúc giảng dạy 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài 2. Hướng dẫn nội dung cần ôn luyện 3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học. 4. Kiểm tra vật chất, trang bị hoặc chuyển nội dung buổi học

File đính kèm:

  • docGA GDQP 11.doc