Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 3, Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Mục đích:

- Nắm được truyền thống vẻ vang, ý trí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc VN trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

2. Yêu cầu:

- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).

2. Hoạc sinh:

- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.

- Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này.

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 3, Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 3 Ngày soạn: Ngày giảng: ...././. ...././. BàI 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam (tiết 3: II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; Mục: 3,4) Mục tiêu: 1. Mục đích: - Nắm được truyền thống vẻ vang, ý trí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc VN trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ. 2. Yêu cầu: - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học. - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học. - Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có). 2. Hoạc sinh: - Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học. - Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Tổ chức lớp học: - ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội. - Kiểm tra bài cũ: (?) Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều được ông cha ta vận dụng ntn. 2. Tổ chức các hoạt động dạy & học: - Mở bài: Ngoài những truyền thống trên ông cha ta còn viết nên những truyền thống vẻ vang và những bài học quý báu cho thế hệ mai sau như: - Bài mới; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV. Để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta nhiều lần, nhân dân VN phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc, Chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. (?) Qua các thời kỳ k/c nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh to lớn nào để đánh thắng kẻ thù. (?) Bác Hồ và Đảng ta đã kết hợp sức mạnh của toàn dân ntn trong k/c chống Pháp và chống Mĩ. HS: Thảo luận trả lời lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, sự nhận thức về non sông đất nước. (?) Em hãy cho biết những biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc. GV nhấn mạnh: (Phần kết SGK trang; 11); GV. Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. (?) Sự mưu trí sáng tạo đó được thể hiện ntn. HS: thảo luận về cách đánh độc đáo của ông cha ta qua các thời kỳ tới k/c chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. GV nhấn mạnh: Bằng trí thông minh sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo, dù kẻ thù từ phương Bắc hay từ Châu Âu, Mĩ dù chúng có tiềm lực kinh tế, đông quân, trang thiết bị hiện đại đều không thể phát huy được trên chiến trường VN và phải theo lối đánh của ta cuối cùng đều bị thất bại thảm hại. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc đánh giặc toàn diện: I HS. + Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông “bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc mới bó tay”. + Nghĩa quân Lam sơn đánh thắng quân Minh bởi “tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rựu ngọt ngào. Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp 4 phương dân chúng”. + Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi “quân, dân nhất trí, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài cả nước là một chiến trường giết giặc”. I HS. Đẩy mạnh chiến tranh toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh của nhân dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế với đấu tranh quân sự của lực lượng vũ trang lên một quy mô chư từng có trong lịch sử. Quân và dân VN đã giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. GV kết luận: + Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc VN. + Nhân dân ta đã sớm nhận thức, non sông đất nước ta là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ đã dày công xây đắp, là tài sản chung nên mọi người dân VN đều phải có trách nhiệm bảo vệ. I HS. Trong lịch sử có rất nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc như: + Hình ảnh Hai Bà Trưng với lời thề sông hát, Bà Triệu cưỡi voi chỉ huy đánh giặc. + Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ không được dự bàn kế đánh giặc. + Trần Bình Trọng nói “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”... Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo: I HS. Sự mưu trí sáng tạo đó là: + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. + Phát huy uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay. + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt. I HS. – Lý Thường Kiệt; Tiến công trước phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc “tiên phát chế nhân”. - Lê Lợi; Đánh lâu dài, tạo thế và lực, tạo thời cơ thắng lợi “lấy yếu chống mạnh” - Quang Trung; Biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay. - Trong k/c chống Pháp, Mĩ; Tổ chức LLVT ba thứ quân, kết hợp đánh trên các mặt trận; Quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận. Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy. Tạo ra hình thái chiến tranh cài răng lược. 3. Đánh giá: (?) Nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam. 4. Dặn dò: - Học bài cũ và đọc trước (mục 5,6 SGK trang 12,13).

File đính kèm:

  • docTiet. 3.doc