I. MỤC TIÊU:
1. Mục đích:
- Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần củng cố quốc phòng của đất nước.
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung của bài, tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.
- Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 1
Ngày soạn:
Ngày giảng:
...././.
...././.
BàI 1
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam
(tiết 1: I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam )
Mục tiêu:
1. Mục đích:
- Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần củng cố quốc phòng của đất nước.
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung của bài, tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.
- Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này.
Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- Kiểm tra bài cũ: (không).
2. Tổ chức các hoạt động dạy & học:
- Mở bài: (SGKtr3).
- Bài mới;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giũ nước, ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý trí kên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả các kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. (Trong một lần đến thăm đền hùng Bác Hồ nói chuyện với đại đoàn quân tiên phong kể về thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của nhà nước văn lang).
(?) Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ dựng nước và giữ nướcnhư thế nào.
GV: Nhận xét, bổ xung kết luận.
GV: - Cuộc kháng chiến chống quân Tần vào năm (214-208 TCN).
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà từ năm (184-179TCN).
(?) Em hãy tóm tắt diễn biến 2 cuộc kháng chiến dầu tiên của dân tộc ta.
GV: Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lươngđến nhà Tuỳ nhà Đường. Đây là thời kỳ thử thách nguy hiểm đối với sự mất, còn của dân tộc ta.
(?) Đứng trước tình hình đó nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh giành độc lập ntn.
(?) Những cuộc k/n tiêu biẻu của dân tộc ta trong thời kỳ này như:
(?) Tóm tắt thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ TKX-TKXIX.
(?) Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta diễn ra ntn.
GV kết luận:
Chính vì thế mà Đảng cộng sản VN ra đời là một yêu cầu tất yếu.
(?) Vởy Đảng cộng sản VN ra đời và lãnh đạo nhân dân ta trong thời kỳ này ntn.
(?) Được quân Anh giúp sức Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đứng lên đấu tranh ntn.
GV: Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp độc chiếm MN biến MN thành thuộc địa của Mỹ.
(?) Đứng trước tình hình đó nhân dân MN nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã đứng lên chống đánh đuổi Đế quốc Mĩ ntn.
GV kết luận:
- Nhân dân MN lại một lần nữa đứng lên chống Mĩ cứu nước và đã đánh bại 2 cuộc chiến tranh của Mĩ. Buộc Mĩ phải ký hiệp định Pari, công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
I HS trả lời:
+ Cách đây hàng nghìn năm các Vua Hùng dựng nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Do ở vị trí địa lý trọng yếu của khu vực Đông Nam á, có nguồn tài nguyên nhiên nhiên phong phú vì thế ngay từ khi dựng nước, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Do đó yêu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta.
- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta:
I HS trả lời:
a. Chống quân Tần;
+ Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn Văn Lang, do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo.
+ Quân Tần 50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ huy.
+ Sau khoảng 5-6 năm (214-208 TCN) chiến đấu, quân Tần thua tướng Đồ Thư bị giết.
b. Chống quân Triệu Đà;
+ Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo: xây thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc.
+ An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc (truyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ).
+ Đất nước ta rơi vào thảm hoạ hơn 1 nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kỳ Bắc thuộc).
Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ I đến thế kỷ X):
- Dân ta quyết không chịu khuất phục, đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ chống áp bức, bóc lột giữ gìn bản sắc dân tộc và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do.
I HS trả lời:
+ Cuộc k/n Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, lật đổ thống trị nhà Đông Hán. Chính quyền độc lập Trưng Vương được thành lập, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm.
+ Cuộc k/n của Triệu Thị Trinh chống nhà Ngô.
+ Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo mùa xuân năm 542 lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế (lý Nam Đế) đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Những cuộc k/c chống nhà Tuỳ:
+ Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
+ Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722.
+ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) từ năm 766-791.
- Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường năm 905.
- Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ (931) và Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (938) dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.
Các cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX:
- Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của các vị tướng tài giỏi đã thực hiện toàn dân đánh giặc. Biết dựa vào địa hình, địa htế có lợi cho ta. Vận dụng “vườn không nhà trống” và mọi cách đánh phù hợp làm cho quân địch đi đến đâu cũng bị tiêu diệt.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ nửa phong kiến ( TK XIX đến năm 1945):
I HS trả lời:
- Tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào Đà nẵng mở đầu cuộc tiến công xâm lực nước ta.
- Triều Nguyễn từng bước đầu hàng giặc
- Đến năm 1884 hoàn toàn công nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn nước ta.
- Phong trào kháng chiến sôi nổi của dân ta từ Bắc tới Nam với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhưng đều thất bại.
- Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, chưa có đường lối đúng đắn, phù hợp.
- Năm 1930 Đảng cộng sản VN ra đời do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng VN trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn.
- Cách mạng tháng 8 năm 1945, lập ra nước VN dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam á.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; (1945-1954):
I HS trả lời:
+ Ngày 19/12/1946, Chủ tịch HCM kêu gọi toàn quốc k/c.
+ Quân dân ta liên tục mở rộng đòn tiến công quân Pháp với những chiến thắng tiêu biểu mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu) buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.
Cuộc k/c chống đế quốc Mĩ (1954-1975):
I HS trả lời:
3. Đánh giá:
- Tóm tắt quá trình đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
4. Dặn dò:
- Học bài cũ và đọc trước (phần 2 SGK trang 9).
File đính kèm:
- Tiet. 1.doc