I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất anh hùng của Quân nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường cùng tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2. Về thái độ :
- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng, tự hào với lịch sử vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sằng tham gia vào lực lượng quân đội nhân dân, sẵn sang tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG:
Nội dung của bài gồm 2 phần :
a. Thời kỳ hình thành
b. thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 1: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp và chống Mĩ
Nội dung trọng tâm : làm rõ lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mí từ đó xác định trách nhiệm của thanh niên và học sinh trong việc sẵn sàng tham gia vào lực lượng công an và quân đội.
III. THỜI GIAN:
Thời gian 1 tiết.
IV. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức:
- Giáo viên lên lớp trên lớp học.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích có ví dụ dẫn chứng minh họa kết hợp với phương pháp vấn đáp, sử dụng phương tiện dạy học trực quan trình chiếu các hình ảnh về Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, chú ý nghe giảng kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát những hình ảnh, ví dụ minh họa của giáo viên, ghi chép nội dung chính, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
V. ĐỊA ĐIỂM:
Tại phòng học
VI. VẬT CHẤT – BẢO ĐẢM:
- Giáo viên : giáo án, tài liệu tham khảo, tài liệu liên quan, thục luyên kỹ giáo án, bài giảng, tranh ảnh liên quan.
- Học sinh : đọc trước nội dung bài, nắm rõ quy định giờ học, đầy đủ bút, vở ghi, sách giáo khoa.
Phần hai : THỰC HÀNH BÀI GIẢNG
I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: ( 10 phút )
1. Tập hợp lớp kiểm tra: ( 2 phút )
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
- Sắp đặt vật chất, phương tiện cần thiết.
2. Phổ biến quy định trong giờ học: ( 1 phút )
- Trước khi vào buổi học mọi quy định cũ không nhắc lại, chỉ lưu ý các em học sinh chấp hành cho đúng quy định. Chú ý không được sử dụng điện thoại di động trong giờ, giữ trật tự trong lớp học, muốn phát biểu phải giơ tay không được nói leo, ra vào phải có sự cho phép của giáo viên.
3. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nêu các truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
- Giáo viên gọi tên theo danh sách lớp hoặc lấy tinh thần xung phong.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá cho điểm chuyển nội dung.
4. Công bố ý định giảng bài ( 2 phút )
Nêu tên bài: Lịch sử, truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
- Mục đích, yêu cầu.
- Nội dung, trọng tâm.
- Thời gian.
- Tổ chức, phương pháp.
II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: ( 30 phút )
Nội Dung
Thời Gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Vật Chất
I. Lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam:
1. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam:
a. Thời kỳ hình thành:
- Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “ tổ chức ra quân đội công nông”. Tiếp đó luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”.
- Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ
- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
- Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”.
b. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược:
* Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Quá trình phát triển:
+ Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN.
- Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.
+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.
+ Chiến thắng Tây Bắc 1952.
+ Chiến dịch Thượng Lào 1953.
+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.
*Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975)
- Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy, luyện tập lập công, góp phần thắng lợi trong công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Ngày 15/1/1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”.
+ Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
+ Quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái.
+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
- Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và nhân dân.
- Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
* Tóm tắt, hệ thống :
- Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của mình đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong thành công của cách mạng Việt Nam.
- Hiện nay quân đội nhân dân Việt Nam đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
30 phút
10 phút
20 phút
9 phút
9 phút
2 phút
5 phút
* Giáo viên:
- GV ghi tiêu đề bài. Đặt vấn đề vào bài:
+ Quân đội nhân dân nhân dân Việt Nam là bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước. Trải qua trên 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, truyền thống vẻ vang. Hiểu được những nét chính về lịch sử, truyền thống của Quân đội: từ đó xây dựng niềm tin, những tình cảm trân trọng của thế hệ trẻ với lịch sử truyền thống đó.
+ GV tiếp tục triển khai ý : ngay từ những buổi ban đầu của cách mạng, chính cương tháng 2/1930 đã đề cập đến “ tổ chức ra quân đội công nông “, luận cương tháng 10 cũng chủ trương xây dựng “ tự vệ công nông “Theo quá trình phát triển cách mạng, lần lượt các tổ chức vũ trang đầu tiên ra đời như: Đôi Tự vê đỏ, Xích vệ đỏ, du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, cứu quốc quân 1,2,3tất cả đều là tiền thân của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- GV đặt câu hỏi:
Nghiên cứu tài liệu SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân. Em hãy cho biết Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? Do ai lãnh đạo ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung, kết luận.
- GV thuyết trình, giảng giải thông qua các sự kiên, cột mốc lịch sử làm dẫn chứng chứng minh từ từ làm rõ các bước tiến trưởng thành ban đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ GV nêu ví dụ dẫn chứng trận thắng đầu tiên đánh dấu chiến công khởi đầu là 2 trận Nà Ngần và Phay Khắt.
- Củng cố lại nội dung và nhấn mạnh 4/1945 tại hội nghị quấn sự Bắc Kỳ quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang thành “ Việt Nam giải phóng quân “, chuyển ý.
* Học sinh:
- Nghe GV phân tích, giảng giải. Quan sát hình ảnh minh họa trực quan trên bài giảng điện tử trình chiếu.
- Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi của giáo viên, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Ghi chép những nội dung chính.
* Giáo viên : Cho HS xem 1 đoạn video clip tư liệu ngắn về lịch sử hình thành và phát triển cùng những chiến công hiển hách của QĐNDVN sau đó giới thiệu khái lược các chiến thắng lớn trong lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam để học sinh hiểu được lịch sử vẻ vang của Quân đội. Tiếp tục đi sâu vào từng thời kỳ nhỏ ( phần này GV tổng kết các tư liệu lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ )
- Phân tích thời kì lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- GV thuyết trình làm rõ quá trình phát triển cùng với những lần đổi tên của QĐNDVN.
- Đặt câu hỏi:
Nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết QĐNDVN gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào?
- GV nhận xét câu trả lời, bổ sung, kết luận, phân tích mở rộng kiến thức làm rõ về các thành phần của QĐNDVN.
- Chuyển ý.
- GV hướng dẫn HS thành các nhóm nhỏ thảo luận nghiên cứu SGK trang 15-16 và trả lời câu hỏi:
Những chiến thắng lớn có ý chiến lược quan trọng của QĐNDVN trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là những chiến thắng nào ?
- GV nhận xét câu trả lời, phân tích khái quát lại nội dung kiến thức thông qua các cột mốc chiến thắng quan trọng có kết hợp với trình chiếu tranh ảnh tư liệu, nêu những tấm gương chiến công của các anh hùng trong thời kỳ này. Củng cố và chuyển ý.
- Đặt vấn đề chuyển ý sang giai đoạn chống Mĩ cứu nước.
- Tiếp tục phân tích khái quát và giảng giải cho HS nắm được những chiến thắng lớn của QĐ ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ và tay sai ( trên 4 chiến lược và cuộc tổng tiến công năm 1975 ). Kết hợp trình chiều tranh ảnh tư liệu, nêu gương những chiến công anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Chuyển ý.
- GV sử dụng thủ pháp logic liên kết phần trước với nội dung kiến thức sau để chuyển sang nội dung kiến thức mới về đất nước sau khi đã hoàn toàn giải phóng và thống nhất nước nhà.
- GV phân tích các chức năng của QĐNDVN trước và sau khi giải phóng nước nhà vẫn giữ nguyên và ngày càng được phát huy có hiệu quả, trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cuối nội dung GV tổng kết, hệ thống lại kiến thức đã học.
* Học sinh :
- Chú ý nghe giảng, quan sát các tranh ảnh tư liệu, nắm rõ nội dung kiến thức bài học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Nghiên cứu SGK kết hợp thảo luận nhóm nhỏ 2-3 người trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Ghi chép những nội dung chính của bài.
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
1. Hệ thống lại nội dung kiến thức của bài học.
2. Giải đáp thắc mắc, câu hỏi của học sinh.
3. Hướng dẫn HS ôn tập và chuẩn bị nội dung tiếp theo ở nhà.
4. Nhận xét, đánh giá buổi học.
5. Xuống lớp.
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bài giảng điện tử, tranh ảnh sưu tầm
- Học sinh: Vở ghi, bút, sách giáo khoa.
File đính kèm:
- Bai 2 Lich su truyen thong Quan doi va Cong an nhandan Viet Nam.doc