I. Mục Đích :
- giúp học sinh hiểu được động tác đội ngũ từng người không có súng
- thực hiện được các động tác từng người không có súng
- tự giác tập luyện để thành thạo các động tác ; có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận & hoàn thành nhiệm vụ được giao
II. Chuẩn Bị :
1. Giáo Viên :
- trang phục học thực hành môn GDQP
- giáo án tài liệu liên quan đến bài giảng
- sân bãi dụng cụ tập luyện
2. Học Sinh :
- vệ sinh sân bãi tập luyện
- trang fục,giầy vải,mũ cứng để học thực hành
- sách vở ghi chép nội dung bài học
3. Tiến trình lên lớp :
- ổn định tổ chức lớp học ( kiểm tra sĩ số,sức khoẻ của hs )
- giới thiệu nội dung bài mới
4. Nội Dung giờ học :
luyện tập các nội dung : + giới thiệu động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều
+ giới thiệu động tác giậm chân,đứng lại,đổi chân khi đang giậm
+ giới thiệu động tác giậm chân chuyển thành đi đều & ngược lại
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 - Tiết 11, Bài 3: Động tác đội ngũ không có súng (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết : 11
Tuần :
Bài 3 . Động Tác Đội Ngũ Không Có Súng
( tiếp )
I. Mục Đích :
- giúp học sinh hiểu được động tác đội ngũ từng người không có súng
- thực hiện được các động tác từng người không có súng
- tự giác tập luyện để thành thạo các động tác ; có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận & hoàn thành nhiệm vụ được giao
II. Chuẩn Bị :
1. Giáo Viên :
- trang phục học thực hành môn GDQP
- giáo án tài liệu liên quan đến bài giảng
- sân bãi dụng cụ tập luyện
2. Học Sinh :
- vệ sinh sân bãi tập luyện
- trang fục,giầy vải,mũ cứng để học thực hành
- sách vở ghi chép nội dung bài học
3. Tiến trình lên lớp :
- ổn định tổ chức lớp học ( kiểm tra sĩ số,sức khoẻ của hs )
- giới thiệu nội dung bài mới
4. Nội Dung giờ học :
luyện tập các nội dung : + giới thiệu động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều
+ giới thiệu động tác giậm chân,đứng lại,đổi chân khi đang giậm
+ giới thiệu động tác giậm chân chuyển thành đi đều & ngược lại
Nội Dung
Phưong pháp tổ chức dạy học
V. Động Tác Đi Đều :
* Động tác đi đều :
- Khẩu lệnh: “Đi đều – bước”
- Nghe dứt động lệnh “bước”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước cách chân phải. Đồng thời tay phải đánh ra phái trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người một góc 450.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh về phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/phút.
* Động tác Dừng lại :
- Khẩu lệnh: “Đứng lại - đứng”
Khi đang đi đều, người chỉ huy hô dự lệnh “Đứng lại” và động lệnh “ Đứng” khi chân phải bước xuống.
- Nghe dứt động lệnh “Đứng”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặc chếch sang trái một góc 220300.
+ Cử động 2: Chân phải đưa lên, đặt hai gót chân sát vào nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
* Động tác đổi chân thực hiện ba cử động:
- Cử động 1: Chân trái bước lên một bước vẫn đi đều.
-Cử đông 2: Chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm), đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên.
- Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp thống nhất.
VI. Động Tác Giậm Chân :
* Động tác giậm chân :
- Khẩu lệnh: ‘Giậm chân – Giậm”.
- Nghe dứt động lệnh “Giậm”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh về sau như khi đi đều.
+ Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên, tay trái dsdánh lên, tay phải đánh về sau. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 110 bước/phút.
* Động tác Dừng lại :
- Khẩu lệnh: “Đứng lại - Đứng”
- Khi đang giậm chân, người chỉ huy hô dự lệnh “Đứng lại” và động lệnh “Đứng” khi chân phải giậm xuống.
- Nghe dứt động lệnh “Đứng”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 220300, chân phải nhấc lên (như cử động 2 động tác giậm chân).
+ Cử động 2: Chân phải đặt xuống để hai gót chân sát nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Động tác đổi chân thực hiện ba cử động:
- Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước.
- Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp hai bước (tại chỗ), hai tay giữ nguyên.
- Cử động 3: Chân trái giậm xuống, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất.
VII. Động Tác Giậm Chân Chuyển Thành Đi Đều & Ngược Lại :
* Giậm chân chuyển thành đi đều :
- Khẩu lệnh “Đi đều – Nước”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống.
- Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều.
* Đi đều chuyển thành giậm chân :
- Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm
- Đang đi đều, nghe dứt động lệnh ‘Giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ theo nhịp thống nhất.
* Hoạt động của GV & HS :
- GV giới thiệu động tác qua 3 bứoc :
+ bứoc 1 : làm nhanh động tác 1 lần
+ bứoc 2 : làm chậm,vùa làm vừa fân tích
+ bứoc 3 : làm toàn bộ động tác
- HS Nghe,quan sát GV làm mẫu sau đó
tập luyện theo 3 bứoc :
+ bứoc 1 : tập chậm,tập lẻ từng động tác
+ bứoc 2 : tập luyện theo nhóm
+ bứoc 3 : làm toàn bộ động tác
* Phương pháp tổ chức :
( giáo viên tập trung lớp để hướng dẫn & phân tích động tác )
* phân chia nhóm tập luyện :
+ nhóm 1 ôn tập động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều
+ nhóm 2 ôn tập động tác giậm chân,đứng lại,đổi chân khi đang giậm
+ nhóm 3 ôn tập động tác giậm chân chuyển thành đi đều & ngược lại
( nhóm 1 )
( nhóm 2 )
( GV )
( nhóm 3 )
* thực hiện ôn tập sau 10 xẽ tiến hành đổi nhóm :
Nhóm 1 à nhóm 2 à nhóm 3 à nhóm 1
* Củng cố :
( GV gọi 1,2 hs lên thực hiện lại các động tác đã học,ở dưói quan sát & nhận xét các động tác )
( hs củng cố )
( GV )
5. Kết Thúc Bài Giảng :
- củng cố - nhắc lại nội dung chính của bài
- nhận xét - đánh giá kết quả giờ học
- xuống lớp
File đính kèm:
- t11.doc