Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp Lớp 9D - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thúy

Hoạt động 1: LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT. TÌM HỂU THƯ BÁC HỒ

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức: - Giúp học sinh có kỹ năng tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Có những phản hồi tích cực giữa các bản thi đua giữa các tổ.

- Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện theo lời Bác Hồ Dạy, nhận thức được sâu sắc lời dạy cuả Bác trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

2. Kỹ năng: - Giúp học sinh có kỹ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua. Từ đố đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu thi đua hạoc tập tốt

- Giúp học sinh có thái độ đoàn kết giúp đỡ nahu trong học tập và rèn luyện

3. Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.Thấy được vai trò trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ được học tâp của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ hiện nay

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua

Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào để thực hiện các chỉ tiêu thi đua

Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua

Kỹ năng tìm kiếm và ứng xử thông tin trong thư Bác Hồ - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các lời Bác dạy trong thư- Kỹ năng tư duy sáng tạo- Kỹ năng đặt mục tiêu

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Trò chơi giáo dục- Biểu đạt sáng tạo - Thảo luận - Trình bày 01 phút

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN

 Bản đăng ký thi đua của từng tổ được trình bày tóm tắt trên giấy A0

Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đau của lớp cũng được trình bày trên giấy A) - Các câu hỏi thảo luận

Bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1946

- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư của Bác.

-Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Người

T.Hiện Nội dung hoạt động Thời gian

Cả tập thể

Người điều khiển

 

 1/ Khám phá : Hoạt Động Mở Đầu

-Người điều khiển cho lớp thể hiện hai bài hát :

Giới thiệu tổ 1: hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Nhi đồng”

Cả lớp cùng hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

Sau khi lớp thể hiện 02 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số học sinh:

 Nội dung bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Nhi đồng” nói về điều gì?

Nội dung hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đai thắng” nói về điều gì?

Cảm nghĩ cuả em khi nghe bài hát trên đây

Những tình cảm và cảm xúc nào trong hai bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? vì sao?

Người điều khiển cho 1 – 2 học sinh tóm tắt các ý kiến của các bạn lên bảng

Sau khi phỏng vấn , người điều khiển cho một học sinh đọc to ý kiến các bạn về tình cảm của Bác hồ dành ho thiếu niên nhi đồng

Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ tìm hiểu thư Bác Hồ”

- Trò chơi “ Đăng ký học tập tốt .”quản trò : lớp trưởng 5 phút

Người điều khiển

Cá nhân học sinh

Tổ trưởng

 

Lớp trưởng 2/ Kết nối : Hoạt Động 1 : ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT

Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày đăng ký thi đua

Bản đăng ký của tổ được trình bày trên khổ to và được treo trên bảng, đại diện các tổ trình bày nội dung đăng ký thi đua của tổ.

- Sau khi các tổ trình bày, người điều khiển hỏi ý kiến các tổ viên của các tổ đó có ý kiến bổ sung thêm không. Các HS khác của lớp có thể phát biểu ý kiến về bản giao ước thi đua của tổ bạn.

Sau khi các tổ đã trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên trình bày nội dung thi đua của lớp

Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày nội dung thi đua học tập tốt, nội dung đăng ký thể hiện ý chí phấn đấu của các tổ, mỗi học sinh trong lớp. Nội dung đăng ký học tập tốt cũng được trình bày trên khổ giấy A0 7 phút

Người điều khiển

 Hoạt Động 2 : THẢO LUẬN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Người điều khiển nêu từng câu hỏi thảo luận

Theo từng câu hỏi, hs của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo tường nội dung . Cho thư ký ghi biêb bản thảo luận

Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp. Lớp phấn đấu đạt danh hiệu lớp tiên tiến. Tỉ lệ học sinh :

+ Giỏi : 40% ; khá : 35% ; trung bình : 25% không có học sinh yếu kém,

+100% học sinh xếp loại đạo đức khá và tốt.

+ Có 5 đôi bạn cùng tiến

+100% học sinh được hoàn thành bậc học THCS .Cuối cùng thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tốt, rèn luyện tốt. 10 phút

Dẫn chương trình Hoạt Động 3 : TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ

-Đọc thư Bác

-Thảo luận theo các câu hỏi:

1-Bác Hồ viết thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

+Tháng 9- 1945

2-Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của nền giáo dục mới. Bạn hãy đọc lại lời thư ấy của Bác?

+.từ giờ phút này giở đi.hoàn toàn Việt Nam.

+.một nền giáo dục.sẵn có của các em.

3-Trong thư, Bác nói về vai trò trách nhiệm của học sinh, bạn hãy chỉ ra đoạn thư đó của Bác?

 +Sau 80 năm giời nô lệ.ở công học tập của các em.

4-Trong thư 1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác chuyên môn và học tập như thế nào?

 +Dù khó khăn đến đâu.khoa học và kỹ thuật.

5-Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư Bác như thế nào?

 +Quyền được hưởng giáo dục là quyền cơ bản trong sự hình thành, phát triển tài năng và nhân cách cuả trẻ em. Trong thư Bác viết tháng 9-1945 thể hiện ở đoạn “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em.năng lực sẵn có của các em.”

-Lần lượt trả lời

- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi. Lưu ý câu hỏi 5 về quyền được hưởng nền giáo dục mà bác Hồ quan tâm đến học sinh. Cho các bạn thảo luận sâu về ý nghĩa của vấn đề đó.

- Tổ nào có tín hiệu trước sẽ đuợc mời, đại diện tổ trả lời câu hỏi. Ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai trên bảng.

- Nếu đại diện tổ trả lời sai hoặc không đầy đủ, thì các thành viên trong lớp có quyền trả lời hoặc bổ sung. BGK chấm điểm và điểm đó được ghi vào điểm của tổ trả lời đúng. 7 phút

Người điều khiển

 3/Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố)

Hoạt động 3. TRÌNH BÀY 1 PHÚT

Người điều khiển nêu câu hỏi:” bạn hãy nêu nội dung chính trong bản đăng ký thi đua học tập tốt của tôt bạn và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất với lớp ta”

Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 01 phút- Cho một vài bạn trình bày.

- Người điều khiển yêu cầu một số học sinh nhắc lai vai trò và trách nhiệm của học sinh với đất nước với dân tộc, bạn hãy nhắc lại

Quyền được hưởng nền giáo dục của các bạn như thế nào? và trong giai đoạn hiện nay quyền đó được bổ sung và phát triển như thế nào?

Trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta và bộ giáo dục đang thực hiện cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, em hiểu cuộc vận động đó như thế nào?

Một số học sinh nhắc lại và bổ sung

Người điều khiển kết luận và bổ sung thêm các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay 15 phút

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp Lớp 9D - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thúy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì không ạ? (con Rồng ). Vâng năm nay là năm Nhâm Thìn . Mình có một số câu đố về con rồng cũng như một số câu đố về Đảng, về Xuân. Các bạn có muốn tham gia trò chơi này không ạ. Mình xin đưa ra thể lệ thi. Đại diện mỗi đội lên chọn một bông mai trong đó có chứa một câu hỏi. Nếu bạn không trả lời được, bạn có quyền xin đội mình trợ giúp. Nếu đội bạn không trả lời được, thì sẽ dành quyền ưu tiên cho đội còn lại. Các bạn đã sẵn sàng chưa ạ. Cuộc thi xin được bắt đầu. * CÂU ĐỐ 1. Quả gì chưa ăn màu xanh, ăn vào màu đỏ, nhả ra màu đen? (Quả dưa hấu) - Quà của bạn đây. Các bạn có biết ai là người đầu tiên đã gầy giống dưa xanh vỏ đỏ lòng, hạt đen tuyền không? Vâng. Đó chính là Mai An Tiêm. Khi bị vua Hùng Vương đày ra ở một hòn đảo hoang, ông đã biết nổ lực lao động, hướng tới một ngày mai tươi sáng. Ta cảm nhận được bài học quý báu: cho dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào, người có ý chí trước sau cũng sẽ lập được sự nghiệp công danh. 2. Để cúng trời đất khi đón giao thừa ta có mâm gì? (Mâm ngũ quả) - Các bạn có biết ngũ quả có là bao nhiêu quả không ạ? – Chính xác. Đó là năm quả. Thế đó là năm quả gì nào? Đúng rồi. Một phần quà dành cho bạn. Ông bà ta vẫn thường chọn 5 loại quả sao cho đạt được như ý trong năm mới gồm có Cầu (mãng cầu), Vừa (dừa), Sung, Đủ (đu đủ) và Xài ( quả xoài) “Cầu sung vừa đủ xài”. Ai cũng mong năm mới sung túc và no đủ. 3. Bạn điền một từ còn thiếu trong câu đối sau. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, , bánh chưng xanh” (Tú Xương) - Chính xác. Bạn có biết câu đối này của ai không ạ? - Đúng rồi. Đây là câu đối Tết nổi tiếng của nhà thơ Tú Xương. - Đốt pháo đã từng là phong tục để đón giao thừa. Nhưng bao giờ phong tục này còn không ạ? - Phong tục đốt pháo đã bị cấm ở nước ta vì nó là chất gây nổ nên rất nguy hiểm cho tính mạng cho con người cũng như có thể gây ra hỏa hoạn. 4. Đây là một loại bánh không thể thiếu vắng trên mâm cổ ngày Tết thiêng liêng và cổ truyền của người dân Nam Bộ. (Bánh Tét) - Đúng rồi. - Dân tộc nào cũng có niềm tự hào về các thứ bánh của mình. Nhưng có lẽ không đâu có nhiều bánh như ở nước ta, nhất là trong những ngày lễ, Tết. Bánh chưng rất phổ biến ở miền Bắc, trong khi bánh tét thịnh hành ở miền Trung và Nam Bộ. Có lẽ vì khí hậu ở miền Trung và miên Nam nóng bức nên bánh chưng xanh đã biến dạng thảnh bánh tét để có thể giữ được lâu hơn. Ăn Tết vừa rồi, nhà bạn có gói bánh tét không? - Cả nhà gói bánh tét và cùng quây quần bên bếp hồng để nấu bánh tét trong đêm 30 Tết là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta trong những ngày Tết. Thế bạn có biết tại sao nó được gọi là bánh tét không ạ? – Tét có thể là do phát âm trại từ chữ Tết. 5. Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là ngày, tháng, năm nào? (03/02/1930) - Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập vào ngày 03/02/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Các bạn có biết Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản nào không ạ? - Vâng. Đó là sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, và Dông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. 2. Phần Thi Vẽ Nghựa Năm Quý Tỵ đã qua. Năm Giáp Ngọ đã dến. Con Rắn đã nhường chỗ cho con Ngựa thon thả ung dung phi đến. Sau đây là phần thi vẽ tranh con Nghựa. Bạn nào muốn tham gia thì lên đây. Xin mời bạn. Mời bạn. Các bạn sẽ phải vẽ tranh con nghựa trong 5 phút. Các bạn đã sẵn sàng chưa. Cuộc thi bắt đầu. Thời gian thi đã hết. Xin mời các bạn về chỗ. Xin mời các bạn hãy nhìn các bức tranh này và cho biết kết quả. Nếu đó là bức tranh đẹp, các bạn hãy cho một tràng pháo tay vừa đủ nghe. Nếu đó là bức tranh đẹp hơn, các bạn hãy cho một tràng pháo tay to to Nếu đó là bức tranh đẹp nhất, các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật to. Các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để vỗ tay chưa ạ? Xin mời các bạn hãy nhìn vào bức tranh thứ nhất. Xin mời các bạn hãy nhìn vào bức tranh thứ hai. Xin mời các bạn hãy nhìn vào bức tranh thứ ba. Xin chúc mừng bạnXin mời bạn nhận phần quà của chương trình 15p 10p 5p HS ca bài hát đã được cải biên lời GVCN Ng/ dẫn chương trình 3,Thực hành/luyện tập HĐ 3: THI SÁNG TÁC NHẠC BẰNG CÁCH CẢI BIÊN LỜI BÀI HÁT Mỗi khi xuân về, có biết bao loài hoa khoe sắc. Các bạn có biết điệu lý về hoa không? ( Một học sinh trả lời). Vâng, chính xác. Đó là bài “Lý Cây Bông”. Bông xanh, bông trắng, rồi lại vàng bông ơi bạn ơi. Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi. Là đố ơi a đố nàng, bông rồi lại mấy bông. Là đố ơi a đố nàng, bông rồi lại mấy bông. Xuân về, hoa khoe sắc hay hoa khoe sắc để đón xuân về? Dù gì đi nữa thì tất cả vạn vật đều góp phần để tạo một mùa xuân tươi vui. Mình mới vừa hát bài “Lý Cây Bông”. Vậy thì đến phiên các bạn hát một bài Xuân. Các bạn hãy dựa vào làn điệu “Lý Cây Bông” để cải biên lời bài theo chủ đề về “Xuân”. Xin mời các bạn. Một phút suy nghĩ bắt đầu. - Mời bạn trình bày bài hát cải biên lời của mình. (Vỗ tay). Cám ơn bạn. Đây là phần thưởng dành cho bạn. “Xuân đi rồi xuân đến. Xuân mang bao điều mong ước cho nhân gian đầy lưu luyến”. Các bạn ạ, cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc. Xin mời côcó đôi lời nhận xét và nhắn nhủ đến chúng em. Xin mời cô. 4. Vận dụng Có thể nói đây là một mùa xuân trọn vẹn nhất của cô từ lúc cô dạy học đến nay. Cám ơn các em đã tổ chức một tiết sinh hoạt tập thể tươi vui và sinh động như thế này. Hôm nay, cô còn được biết ở các em ngoài việc học các môn trên lớp các em còn có năng khiếu về múa lân, múa võ, ca hát, vẽ tranh, và kiến thức phong phú về các phong tục ngày Tết truyền thống của dân tộc cũng như về Đảng. Thông qua những buổi sinh hoạt như thế này, các em sẽ phát hiện được những tiềm năng trong mỗi con người các em để sau này có điều kiện các em sẽ phát huy được năng lực của các em. Các em vui xuân nhưng các em cũng phải không quên nhiệm vụ học tập của mình, đặc biệt đối với các em là học sinh cuối cấp của bậc trung học cơ sở. Cô mong muốn các em đều được tốt nghiệp THCS và được bước chân vào các trường công lập. Được như thế, các em mới thật sự hưởng được một năm Giáp Ngọ một cách trọn vẹn. Em xin đại diện các bạn xin cám ơn cô vể những lời nhắn nhủ vô vùng quý báu đó. Và đó cũng là động lực cho chúng em cố gắng để đạt được những điều mà cô mong chờ ở các em. Xin chân thành cảm ơn cô. Xin mời các bạn cùng hát bài “Đảng Cho Ta Mùa Xuân”. 5p 5p VI. Tư liệu - Các bài hát về xuân, về Đảng. - Các phong tục tập quán ngày Tết, các câu tục ngữ ca dao về con mèo (Kiến Thức Ngày Nay số 702, 735. 737) Hoạt động 2 : “TRỒNG CÂY LƯU NIỆM NHỚ ƠN ĐẢNG, BÁC HỒ” Ngày soạn : 12/01/2014 Ngày thực hiện:18/01/2014 I. Mục tiêu: Sau hoạt động, học sinh có khả năng 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường 2. Kỹ năng: - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường 3. Thái độ: - Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm - Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu cho nhà trường - Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng - Động não - Thảo luận - Hoàn tất một nhiệm vụ IV. Tài liệu và phương tiện - Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm - Một cây non - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng, - Que rào V. Tiến trình hoạt động Ng/ dẫn chương trình 1. Khám phá: Hát tập thể bài hát “Mái Trường Mến Yêu” Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến. Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường 5’ Ng/ dẫn chương trình 2. Kết nối : Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH - Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường? - Kế hoạch chăm sóc cây Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh, Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận 1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường? 2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào? Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung. Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế hoạch trồng cây lưu niệm 20’ GVCN 3. Thực hành/luyện tập Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM - Nhóm chuẩn bị cây trồng - Đưa cây ra vị trí trồng cây - Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây. - Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây. - Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm. 15’ GVCN 4. Vận dụng:Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm. GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh. 5’ VI. Tư liệu : - Xanh hóa nhà trường phổ thông -Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam. -Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng ây trong trường. Đúng vậy, trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây giống cây rừng, rồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia trồng rừng ch81n cát, trồng rừng nập mặn. Ngay cả các trường ởthành phố, với diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang, -Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học, cây hấp thu khí cacbonic thải ra ô xy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô nhiễm. -Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng.

File đính kèm:

  • docGDNGLL.doc
Giáo án liên quan