I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.
- Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt, giao tiếp, học tập, lao động
- Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanhlịch, văn minh trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+Tài liệu chuyên đề: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho người Hà Nội
+ Tư liệu tranh ảnh, băng hình về những hành vi có văn hóa, thể hiện tác phong thanh lịch văn minh.
+ Giáo án
- Học sinh:
+ Đọc tài liệu chuyên đề : Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho người Hà Nội
III- PHƯƠNG PHÁP
Dạy bài này, giáo viên nên kết hợp các phương pháp dạy học mang đặc trưng bộ môn như: thuyết trình, sắm vai, hỏi đáp, thảo luận nhóm
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khác nhau về các hành vi ứng xử thiếu văn hóa hoặc có văn hóa khi tham gia giao thông của một người nào đó trên phương tiện công cộng, khi ùn tắc hay khi có sự cố tai nạn giao thông.
à GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phát hiện ra các hành vi có văn hóa và thiếu văn hóa của người tham gia giao thông:
Nhóm 1: trên phương tiện công cộng.
Nhóm 2: Khi gặp cảnh ùn tắc.
Nhóm 3: Khi xảy ra tai nạn giao thông
à GV cho các nhóm thảo luận 3 - 5 phút sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm. Khi nhóm bạn trình bày, các nhóm khác cùng suy nghĩ lắng nghe để chất vấn và bổ sung ý kiến. Rồi cùng rút ra kiến thức bài học như trong tài liệu.
- GV chốt lại vấn đề.
Hoạt động 5: Củng cố
- GV cho học sinh được làm các bài tập củng cố: trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, Tình huống qua tiểu phẩm...
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
+ HS cần học và nắm vững những kiến thức văn minh thanh lịch trong ứng xử khi tham gia giao thông để vận dụng thực hiện thành thói quen tốt hàng ngày.
+ Cho HS sưu tầm các bức ảnh về nét đẹp văn hóa của người Hà Nội khi tham gia giao thông để cùng nhau tuyên truyền giao dục.
+ Xây dựng kế hoạch và phong trào “Giữ gìn giao thông cổng trường”.
Bài 5 (1 tiết)
ứng xử với các di tích, danh thắng
I. Mục tiêu cần đạt
Thông qua bài học, giúp HS hiểu được:
- Thế nào là di tích lịch sử, danh thắng ? Những di tích, danh thắng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội?
- Có ý thức tôn vinh bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng bằng thái độ và hành động cụ thể, thiết thực.
- ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch trong cách ứng xử của các di tích, danh thắng.
II. Những điều cần lưu ý
1. Về nội dung
- Để HS có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn những nội dung có trong tài liệu, giáo viên có thể giúp các em bước đầu hiểu và nhận diện được: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, lăng (Có thể cho HS tìm hiểu trước ở nhà)
- Để HS có thể hiểu rõ hơn những khái niệm về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, giáo viên có thể cung cấp, giảng giải cho HS một số tiêu chí để các em dễ dàng hơn trong việc nhận diện:
* Di tớch lịch sử - văn húa phải cú một trong cỏc tiờu chớ sau đõy:
a) Cụng trỡnh xõy dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiờu biểu trong quỏ trỡnh dựng nước và giữ nước;
b) Cụng trỡnh xõy dựng, địa điểm gắn với thõn thế và sự nghiệp của anh hựng dõn tộc, danh nhõn của đất nước;
c) Cụng trỡnh xõy dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiờu biểu của cỏc thời kỳ cỏch mạng, khỏng chiến;
d) Địa điểm cú giỏ trị tiờu biểu về khảo cổ;
đ) Quần thể cỏc cụng trỡnh kiến trỳc hoặc cụng trỡnh kiến trỳc đơn lẻ cú giỏ trị tiờu biểu về kiến trỳc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
* Danh lam thắng cảnh phải cú một trong cỏc tiờu chớ sau đõy:
a) Cảnh quan thiờn nhiờn hoặc địa điểm cú sự kết hợp giữa cảnh quan thiờn nhiờn với cụng trỡnh kiến trỳc cú giỏ trị thẩm mỹ tiờu biểu;
b) Khu vực thiờn nhiờn cú giỏ trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thỏi đặc thự hoặc khu vực thiờn nhiờn chứa đựng những dấu tớch vật chất về cỏc giai đoạn phỏt triển của trỏi đất.
(Luật Di sản - Điều 28)
2. Về phương pháp
- Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học mang đặc trưng của bộ môn như: phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp hỏi đáp, phương pháp sắm vai, phương pháp xử lí tình huống, phương pháp thảo luận nhóm sao cho phù hợp và hiệu quả. Lưu ý, không hải cứ sử dụng càng nhiều hương há thì hiệu quả giờ học càng cao. Điều quan trọng là việc sử dụng các phương pháp sao cho linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh, phương tiện dạy học
- Để giờ học đạt được kết quả cao hơn, GV có thể cho HS đến tham quan, tìm hiểu trực tiếp ở một di tích, thắng cảnh nào đó quen thuộc tại địa phương hoặc tại Viện bảo tàng.
3. Tài liợ̀u và phương tiợ̀n
- Tư liợ̀u, bài viờ́t tham khảo vờ̀ những di tích, danh thắng ở Hà Nội
- Tranh ảnh, băng hình vờ̀ các di tích, danh thắng
- Máy chiờ́u (nếu có)
- Phiờ́u thảo luọ̃n, bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu: Giới thiệu vào bài
GV có thể cho cả lớp xem một đoạn băng hình hoặc tranh ảnh về một di tích, danh thắng ở địa phương, cho các em nhận diện, phát biểu ngắn gọn những cảm nhận của mình về di tích hoặc danh thắng ấy rồi từ đó giới thiệu vào bài.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giúp HS nhận diện và hiểu được thế nào là một di tích lịch sử.
- Thông qua việc cho HS xem tranh, ảnh hoặc một đoạn băng hình ngắn về một hoặc một vài di tích lịch sử, GV hướng dẫn HS khái quát được: Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm, vác di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Thông qua việc cho HS kể tên được những di tích lịch sử nơi các em sinh sống (ở một địa phương cụ thể, trong một phạm vi hẹp là làng, xã, phường hay quận, huyện), từ đó, giúp các em nhận diện được các di tích, Hà Nội là thành phố có nhiều các di tích
Hoạt động 2: Giúp HS nhận diện và hiểu được thế nào là một danh lam thắng cảnh.
- Tương tự như phần trên, GV hướng dẫn để HS hiểu, nhận diện được:Danh lam, thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hay vùng đất có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Những danh, lam thắng cảnh của Hà Nội ra đời bởi những điều kiện tự nhiên đặc trưng, gắn liền với những câu chuyện huyền thoại: Hồ Tây, Hồ Gươm, Khoang Xanh, Suối Tiên
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thấy được ý nghĩa của những di tích, danh thắng trong đời sống của con người.
Trong phần này, GV có thể cho HS thảo luận nhóm (nếu kết hợp với xem băng hình về các di tích, danh thắng rồi mới thảo luận là tốt nhất) để rút ra được những ý nghĩa của những di tích, danh thắng trong đời sống của con người. Sau khi HS thảo luận, phát biểu, GV tổng hợp, chốt lại:
- Những danh thắng: là nơi người Hà Nội đến để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, của hồn thiêng sông núi
- Những di tích lịch sử:
+ Là sản phẩm của những quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng phong phú, đa dạng của người dân Hà Nội, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tới các vị thần, vị thánh, những anh hùng dân tộc, những người có công với giang sơn đất nước
+ Đó cũng là những nhân chứng sống động của lịch sử.
+ Thể hiện vẻ đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo.
+ Thể hiện nét tài hoa trong kiến trúc, tinh tế trong cảm nhận cái đẹp.
Hoặc GV có thể cho HS kể tên một, hai di tích, danh thắng gần gũi nhất, quen thuộc nhất ở địc phương nơi các em sinh sống rồi đưa câu hỏi: Di tích (danh thắng) ấy có ý nghĩa như thế nào đối trong đời sống của em và của những người dân quê hương (làng, xóm, thôn, khu phố) nơi em sinh sống?
Qua câu hỏi này, học sinh có thể tự rút ra được những nội dung cơ bản như phần trên (không thể đòi hỏi các em trả lời được hết các ý vì mỗi di tích hoặc danh thắng lại có những giá trị đặc trưng riêng biệt). Ví dụ: Đến Suối Hai, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cỏ cây, không gian trong lànhgiúp ta quên đi những mệt mỏi của cuộc sống đời thường. Nhưng đến Chùa Một Cột, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sự độc đáo trong kiến trúc, hiểu thêm về tín ngưỡng của cha ông thời Lý
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thấy được ý nghĩa của việc tìm hiểu trị của các di tích, danh thắng và các em có thể tìm hiểu bằng những cách nào.
GV có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc trả lời cá nhân với nội dung: chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích, danh thắng bằng những cách nào?
Qua trao đổi, thảo luận, HS có thể rút ra một số cách thức như:
- Tìm hiểu trong những giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Mĩ thuật, ở trên lớp. Cũng có thể đọc thêm trong sách báo, lấy tài liệu từ mạng internet.
- Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp như: có thể gặp gỡ , trò chuyện với những nhân chứng lịch sử ở địa phương nơi mình sinh sống hay nghe các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử nói chuyện
- Có thể đến tham quan, học tập ở bảo tàng (xem hiện vật, ghi chép, nghe hướng dẫn viên giới thiệu), ở chính những di tích, thắng cảnh.
- Để hiểu thêm về những di tích, danh thắng, ta có thể đón xem hoặc tham gia những sân chơi, những chương trình giải trí, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa trên các kênh truyền hình, các báo và tạp chí
Hoạt động 5: Xây dựng, hình thành cho HS thái độ, ý thức trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng (phần trọng tâm)
Định hướng hành vi: Thông qua thảo luận nhóm, bài tập , sắm vai về một hoặc một vài tình huống thường gặp khi đến tham quan ở các di tích, thắng cảnh như: vấn đề giữ vệ sinh môi trường, trang phục, lời nói của các bạn học sinh hay của những người xung quanh, giúp HS tự rút ra, tự định hướng được những hành vi đúng đắn cho bản thân như:
- Về trang phục: Cần mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự
- Về lời nói: Nói những lời thanh lịch, nói nhỏ, vừa đủ nghe, không cười nói, đùa nghịch ồn ào . Nhắc nhở những người xung quanh khi họ có những lời nói, hành vi thiếu văn hóa.
- Về hành động: Tuyệt đối không hái hoa, bẻ cành. Khi đến Viện bảo tàng, không được có hành vi xâm hại đến các hiện vật được trưng bày. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường, cảnh quan chung.
- Về thái độ: Cương quyết trước những thói quen không tốt, những quan niệm mê tín dị đoan, thiếu khoa học vẫn đang tồn tại như: vào Văn Miếu phải xoa đầu các cụ rùa thì mới may mắn trong thi cử; mùa xuân đi lễ chùa phải hái lộc thì cả năm được may mắn, ,càng bẻ được cành to thì càng có nhiều lộc
Cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi thiếu văn minh
* Giúp cho HS ý thức được rằng: bên cạnh việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, thắng cảnh, chúng ta cũng có thể thể hiện tình yêu của mình với các di tích, thắng cảnh ấy bằng cách:
- Biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người xung quanh và bè bạn phương xa biết ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, vẻ đẹp các di tích và danh thắng.
3. Phần củng cố
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học.
- Giải đáp thắc mắc (nếu có).
File đính kèm:
- Giao an GD nep song TLVM lop 8.doc