Giáo án Giáo dục công Khối 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Thìn

1. Về kiến thức.

 - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.

 - Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

2. Về kĩ năng.

 Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ.

 Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công Khối 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Thìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS trả lời. GV giảng: Tính quy phạm: những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung. GV: Tại sao nói, PL có tính quy phạm phổ biến ? HS trả lời. GV: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. b/Tính quyền lực, bắt buộc chung GV hỏi: Tại sao PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Ví dụ minh hoạ. HS trả lời. VD: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu... GV: Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức? HS trả lời. GV: Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán. c/Tính chặt chẽ về mặt hình thức: GV: (Điều 64). Phù hợp với Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định quy tắc chung “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” +Điều 34 Hoạt động 3 : GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK: Giáo dục kỷ năng sống : - Kỹ Năng tư duy phê phán ­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? ­ Theo em, pháp luật do ai ban hành? ­ PL thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ? ­ Việc ban hành pháp luật nhằm mục đích gì? HS: 4 nhóm thảo luận theo 4 vấn đề trên - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung những ý còn thiếu. GV nhận xét và kết luận: I/Khái niệm pháp luật: 1) Pháp luật là gì ? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 2) Các đặc trưng của pháp luật: a)Tính quy phạm phổ biến : Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. b)Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội. c/Tính chặt chẽ về hình thức: Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp II/Bản chất của pháp luật. 1)Bản chất giai cấp của pháp luật. - PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do NN – đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện 5. Củng cố. - GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm - GV giới thiệu HTPL VN HTPL - Ngành luật - Chế định luật - Quy phạm pháp luật + HTPL là nhiều ngành luật + Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể) + Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật) + QPPL là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất) - Cho HS so sánh giữa PL với đạo đức 6.Hướng dẫn học ở nhà Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Kỳ Anh, ngày ......... tháng .......... năm 201..... Phê duyệt của BGH Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: 25 - 08-2011 BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần năm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật. - Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với KT, CT và ĐĐ. 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. - Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học.Giáo dụ kỷ năng sống 1.Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Câu hỏi tình huống, Tranh ảnh, các số liệu có liên quan 2. Giáo dục kỷ năng sống. - Kỹ Năng hợp tác, Kỹ Năng phân tích, Kỹ Năng tư duy phê phán III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày mối quan hệ giữa khái niệm và đặc trưng của pháp luật? Khái niệm Đặc trưng Quy tắc xử sự chung Tính quy phạm phổ biến Được nhà nước công nhận Tính quyền lực và bắt buộc chung Được nhà nước đảm bảo thực hiện Tính xác định chặt chẽ về hình thức = các VBPL 3. giới thiệu bài mới. Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 1. 4. Dạy bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm được bản chất xã hội của PL. Giáo dục kỷ năng sống : Kỹ Năng tư duy phê phán, Kỹ Năng phân tích, ? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? ? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh? (xây dựng Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội) Hoạt động 2 : Bằng phương pháp giảng giải kết hợp với thảo luận nhóm (3 nhóm) từ đó giúp học sinh nắm được MQH giữa PL với KT, CT, đạo dức. Giáo dục kỷ năng sống : - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử - Kĩ năng giải quyết vấn đề - KN hợp tác, Nhóm 1: nội dung về mqhệ giữa PL với kinh tế HS trả lời : GV giảng : - Trước hết, PL phụ thuộc vào KT - Hướng tích cực : Nếu pháp luật được XD phù hợp với các QLKT, phản ánh đúng trình độ PT của KT thì nó có tác động tích cực đến sự PT của KT, kích thích KT phát triển. - Hướng tiêu cực : Nếu PL có nội dung lạc hậu, không phù hợp với các QLKT thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ... Nhóm 2: Cho học sinh tìm hiểu nội dung về mối quan hệ giữa PL với chính trị? HS trả lời : GV giảng : Mối quan hệ giữa PL và CT được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và PL của NN. Thông qua PL, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ. Nhóm 3: Cho HS tìm hiểu nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng. - Tuy nhiên, ngoài quan niệm ĐĐ của giai cấp cầm quyền, trong XH còn có quan niệm về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khác GV kết luận : + Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ KT + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền. + Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức. II/Bản chất của pháp luật. 2)Bản chất XH của PL ­ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. ­ Các qui phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triễn của xã hội. 3) Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: a)Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: - Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật. - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. b)Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: ­ Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật . Thông qua pháp luật , ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước . ­ Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội . c)Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: ­ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. ­ Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước . 5. Củng cố. GV đưa ra một tình huống: Anh là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh hành nào là vi phạm PL? 6.Hướng dẫn học ở nhà - Về nhà soạn trước phần còn lại của bài - về nhà làm BT 3, 5, học bài cũ và cbị bài mới. Kỳ Anh, ngày ......... tháng .......... năm 201..... Phê duyệt của BGH Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: 25 - 08-2011 BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 3) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? PL có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? So sánh Pháp luật Đạo đức Giống nhau Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người Khác nhau Nguồn gốc Các quy tắc xử sự được ghi nhận thành các QPPL Hình thành từ đời sống xã hội Nội dung Các quy tắc xử sự mang tính khuân mẫu chung Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần Hình thức thể hiện Văn bản QPPL Trong nhận thức, tình cảm của con người Phương thức tác động Giáo dục, cưỡng chế Dư luận xã hội 3. Học bài mới. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy PL ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.

File đính kèm:

  • docGDCD 12 Chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan