Hoạt động 1: Vào bài: Để một xã hội phát triển bền vững không thể thiếu vai trò của pháp luật. Vì vậy ở bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống.
Hoạt động 2: Đàm thoại, thuyết trình( kĩ năng tự tin, tư duy sáng tạo)
- GV: Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
Vậy PL là gì?
- HS: Thảo luận
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
- GV: Giới thiệu một số luật, sau đó cho HS n/xét về nội dung, hình thức:
- Hãy phân tích đặc trưng của luật HN & GĐ về nội dung, hình thức và hiệu lực pháp lí của luật?
43 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân:
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
- Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
* Ý nghĩa:
( Đọc thêm ở nhà, giảm tải chương trình).
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết(củng cố rút gọn kiến thức)
- Em hiểu thế nào về quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em tại sao quyền tự do cơ bản của công dân cần được quy định trong hiến pháp?
- Em hãy nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em lại cho đó là vi phạm?
Đáp án:
Quyền tự do cơ bản của công dân là ...
Vì mọi cộng dân đều được pháp luật nhà nước bảo vệ...
Ví dụ những....
2. Hướng dẫn học tập( hướng dẫn học sinh tự học ở nhà)
- Đọc phần còn lại – Câu hỏi sgk.
VI. PHỤ LỤC
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung............................................................................................................................
Phương pháp..
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.
Tiết tuần
Ngày dạy: Bài 6( 4 tiết)
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức
- Hs biết được: khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của CD:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; Quyền được PL bảo hộ về tính mạng ,
sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; Quyền tự do ngôn luận.
- Hs hiểu được: Chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền tự do cơ bản của công dân.
2. Về kĩ năng
- Hs thực hiện được: Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Hs thực hiện thành thạo: Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
3. Về thái độ
- Thói quen: Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự
do cơ bản của người khác
- Tính cách: Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
SGK, SGV, sáchTK, tình huống GDCD 12, HP 1992
2. Học sinh
- SGk, vở ghi, xem và soạn bài trước ở nhà
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. ổn định tổ chức và kiểm diện
Điểm danh, nhắc nhở học sinh ổn định
2. Kiểm tra miệng:
1. Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân phải được qui định trong hiến pháp?
2.Thế nào là quyền bất khả về thân thể? Nội dung của quyền bất khả về thân thể ? Nêu ví dụ?
Đáp án:
Quyền tự do cơ bản của công dân là ...
Vì mọi cộng dân đều được pháp luật nhà nước bảo vệ...
Ví dụ những....
3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Như vậy, ở tiết trước cúng ta đã tìm hiểu quyền tự do cơ bản của công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu quyền tự do của công dân luôn được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp( kĩ năng tư duy phê phán những trường hợp vi phạm quyền tự do của công dân)
Mục tiêu: Tìm hiểu Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
Gv: Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?
Hs: Tìm hiểu trả lời
Gv: kết luận
Gv: Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?
- Nêu khái niệm?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
* Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm...
Hoạt động 3: Xử lí tình huống, đặt vấn đề( kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề)
Mục tiêu: Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
Gv: Cho hs tìm hiểu tình huống
* Tình huống 1: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của CD.
* Tình huống 2: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.
Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
- GV nêu câu hỏi:
- Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?
- Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
* Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi:
+ Đánh người (đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác)
+ Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Gv: Nhận xét và kết luận nội dung bài
b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
* Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
:
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
* Ý nghĩa:
( Hs về nhà đọc thêm, giảm tải chương trình)
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết( củng cố rút gọn kiến thức)
- Em hiểu thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Theo em tại sao quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Đáp án:
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Vì mọi cộng dân đều được pháp luật nhà nước bảo vệ được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
2. Hướng dẫn học tập( hướng dẫn học sinh tự học ở nhà)
- Các em về nhà học bài
- Đọc phần còn lại – Câu hỏi sgk.
VI. PHỤ LỤC
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung............................................................................................................................
Phương pháp..
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.
Tiết ,tuần:
Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Giúp học sinh:
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học tronh học kì 1.
Nắm vững được những kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học.
Có sự liên hệ bản thân và liên hệ thực tế.
Kĩ năng
Giúp học sinh có thể tổng hợp kiến thức đã học, có khả năng liên hệ thực tế.
Thái độ
Luôn ủng hộ chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta. Là học sinh luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
NỘI DUNG HỌC TẬP
Nắm vững chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, câu hỏi luyện tập, kiến thức trọng tâm, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
Điểm danh
Nhắc nhở học sinh ổn định
Kiểm tra miệng:
Tiến hành ôn tập
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Nắm vững khái niệm của pháp luật, những đặc trưng cơ bản của pháp luật.
Bản chất của pháp luật và mối quan hệ của pháp luật đối với kinh tế, chính trị, đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Thực hiện pháp luật và các hình thức, các giai đoạn thực hiện pháp luật.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Quyền bình đẳng trong lao động
Quyền bình đẳng lĩnh vực kinh doanh
Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Các quyền tự do cơ bản của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết(câu hỏi, bài tập củng cố)
- Là học sinh em thấy bản thân mình phải làm như thế nào để thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Đáp án: Là học sinh em thấy bản thân mình cần phải làm...
2. Hướng dẫn học tập(hướng dẫn học sinh tự học ở nhà)
- Các em về nhà học bài kĩ từ bài 1 đến bài 6 chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.
- Đọc phần còn lại – Câu hỏi sgk.
VI. PHỤ LỤC
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung............................................................................................................................
Phương pháp..
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.
Tuần.tiết
File đính kèm:
- giao an GDCD 12 Hk1.doc