Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật (tiếp Theo)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 1. Kiến thức

 - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.

 - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.

 2. Kỹ năng

 - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

 - KNS: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày suy nghĩ.

 3.Thái độ

 Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 1.Giáo viên: Ca dao, tục ngữ nói về dân chủ, kỉ luật.

 2.Học sinh: Tìm hiểu tác dụng của việc thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật.

III. Hoạt động dạy và học

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là dân chủ? Kỉ luật là gì?

- Cho ví dụ về dân chủ, kỉ luật.

 2. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật (tiếp Theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp-Ngày dạy 91 92 93 Vắng TUẦN: 6 TIẾT: 6 Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 2. Kỹ năng - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể. - KNS: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày suy nghĩ. 3.Thái độ Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên: Ca dao, tục ngữ nói về dân chủ, kỉ luật. 2.Học sinh: Tìm hiểu tác dụng của việc thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dân chủ? Kỉ luật là gì? - Cho ví dụ về dân chủ, kỉ luật. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV cho ví dụ về việc thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật. - HS lắng nghe và rút ra mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - GV cho HS thảo luận lớp trong 3 phút - Câu hỏi: Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ, kỉ luật. - HS thảo luận - GV gọi 2-3 HS trả lời - Cả lớp nhận xét - GV nhận xét, bổ sung - GV đặt câu hỏi : Chúng ta cần rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế nào? - HS trả lời - HS khác nhận xét - GV nhận xét, giải thích thêm - GV yêu cầu HS : 1.Nêu hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em biết. 2.Những việc làm thiếu dân chủ hiện nay. - HS trả lời - HS khác nhận xét - GV nêu một số câu ca da, tục ngữ nói vè dân chủ, kỉ luật. - GVtổng kết. *GV hướng dẫn HS giải bài tập 1 SGK/11 - HS làm bài tập cá nhân và giải thích vì sao - HS khác nhận xét đúng sai - GV nhận xét - HS tự do phát biểu ý kiến bài tập 4 - GV liệt kê tất cả ý kiến - Nhận xét loại bỏ ý kiến sai - GV kết luận. I.Đặt vấn đề II.Nội dung bài học 1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật? 2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều, thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 3. Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. III. Bài tập 1/11. Đáp án: -Hoạt động thể hiện dân chủ:a, c, đ -Thiếu dân chủ: b -Thiếu kỉ luật: d 4/11.Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường học sinh cần: - Tham gia xây dựng nội quy trường lớp. - Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp, trường. - Thực hiện tốt nội quy trường, lớp IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: - Em hãy nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật thì có ý nghĩa như thế nào? 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà học bài, làm bài tập 2 SGK/11 - Chuẩn bị bài 4: Bảo vệ hòa bình. + Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/12 + Hòa bình là gì? Thế nào là bảo vệ hòa bình?

File đính kèm:

  • docGD9-T6.doc
Giáo án liên quan