Đề tài Một số giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường thcs tân sơn giai đoạn 2008 - 2013

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương lớn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện ngay từ những ngày đầu năm học 2008-2009. Ngày 15 tháng 5 năm 2008 GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mong muốn động viên khuyến khích các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện,học sinh tích cực” mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò”; “Dạy thật, học thật”; “Trường học bạn hữu trẻ em”, “Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra, thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiên đại, đổi mới, từ đó trường học mới thực sự đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường thcs tân sơn giai đoạn 2008 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xã hội khác. Không có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam nữ, phân biệt giàu nghèo, . Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh bằng ngôn ngữ phổ thông. - Nhược điểm : + Tuy nhiên ở một số học sinh còn chưa tích cực phối hợp làm việc và sinh hoạt theo nhóm . + Một số học sinh còn chửi thề trong khu vực nhà trường . *Một số giải pháp thực hiện: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe , kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông , đuối nước và các tai nạn thương tích khác . Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa chung sống hòa bình phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội . 4 . Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh : Ngay từ đầu mỗi năm học BHG giao cho Đội TNTP HCM giới thiệu và tập cho học sinh một số trò chơi dân gian trong nhà trường và gia đình như: “Ô ăn quan, lò cò, bỏ khăn, đánh chuyền, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bốGiáo viên thể dục cùng với Tổng phụ trách thực hiện trong các họat động ngòai giờ, ngọai khóa * Kết quả đạt được: - Có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh . - Nhà trường đã đưa thể dục giữa giờ, bước đầu đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động cụ thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường . - Đã tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh vào dịp 22/12, 9/1,8/3,26/03.. * Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. - Thuận lợi : Được sự quan tâm , hổ trợ phối hợp của các nhà trường và các Ban ngành Đoàn thể nên việc đưa trò chơi dân gian và tiếng hát dân ca vào trường học được triển khai tốt hơn, nhiều hơn mỗi khi phát động các phong trào . - Khó khăn : + Tuy nhiên việc thực hiện các phong trào vẩn còn hạn chế bởi sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương còn kém, sự liên kết giữa các đơn vị bạn còn hạn chế chưa giao lưu thường xuyên mỗi khi tổ chức các hoạt động phong trào . + Kinh phí tổ chức còn nhiều hạn hẹp . + Qui mô tổ chức nhỏ chưa thực sự thu hút học sinh . *Một số giải pháp thực hiện: - Đẩy mạnh hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong nhà trường, mỗi lớp đều thực hiện nghiêm túc chế độ hát tập thể đầu buổi học, thể dục giữa giờ... - Mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi tập thể dưới sự quản lý chỉ đạo của giáo viên tổng phụ trách Đội và các GV chủ nhiệm lớp. -Thường xuyên tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong các ngày lễ, ngày hội . - Làm tốt công tác quản lý học sinh hằng ngày. - Tạo nguồn kinh phí đủ đáp ứng tổ chức phong trào. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương . Nhà trường đã đăng ký với UBND xã Tân Sơn cho học sinh chăm sóc bia tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ của xã thuộc thôn Đồng Dau. BGH và phụ trách Đội TNTP phân công cho các Chi đội hàng tuần đến làm cỏ, quét dọn, lau chùi bia, lư hương Bên cạnh việc chăm sóc bia Liệt sĩ các Chi đội còn phân công chăm sóc, tặng quà cho các bà mẹ Liệt sĩ ở xã. BGH thường xuyên liên hệ với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền về truyền thống đấu tranh của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến. * Kết quả đạt được: - Đã tổ chức giới thiệu tài liệu về các di tích lịch sử của tỉnh thông qua cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang để toàn thể học sinh hiểu được. - Nhà trường đã nhận và chăm sóc khu nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Sơn. * Một số giải pháp thực hiện: : - Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp Ủy đảng, UBND xã, và các ban ngành cấp trên về việc đầu tư kinh phí để xây dựng qui hoạch tổng thể về khuôn viên trường lớp, qui hoạch bố tri các công trình phòng học, phòng chuyên môn cho giai đoạn hiện nay và định hướng cho những năm tiếp theo Sự gắn kết GD đạo đức, văn hóa với giáo dục ý thức công dân, ý thức dân tộc, ý thức thực hiện các hành vi văn hóa cộng đồng ở địa phương còn hạn chế. - Làm tốt công tác GD truyền thồng dân tộc , truyền thống văn hóa lịch sử cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường xuyên tham gia lao động vệ sinh thôn xóm, chăm sóc và bảo quản khuôn viên cơ sở vật chất nhà trường và các công trình văn hóa ở địa phương 2.3 Tổ chức theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm từng thời điểm: + Đối với tổ chuyên môn: Hàng tháng tổ chuyên môn theo dõi việc thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong tổ, trong các lớp, tiến hành đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong giao tiếp, trong học tập, rèn luyện, vui chơi. Cuối học kỳ và cuối năm học các tổ chuyên môn báo cáo cụ thể cho BCĐ việc thực hiện phong trào, các thành tựu đã đạt và những hạn chế cần khắc phục và cần sự giúp đỡ của nhà trường, rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện phong trào. + Đối với nhà trường: Bám sát các tiêu chí đánh giá, tự đánh giá kết quả phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hàng năm theo các nội dung của phong trào. BGH tập hợp các báo cáo của từng tổ chuyên môn và BCĐ phong trào phối hợp với BĐD CMHS, đại diện chính quyền địa phương cùng tiến hành đánh giá theo Phiếu đánh giá cho điểm một cách trung thực đồng thời rút kinh nghiệm những việc chưa làm được hay làm chưa tốt để phấn đấu cho năm học sau thực hiện tốt hơn. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua gần 5 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường THCS Tân Sơn đã đạt được một số kết quả sau: Bằng những bước đi thích hợp, những việc làm cụ thể sáng tạo , phù hợp với đặc điểm tình hình của trường ở địa phương phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ nhà trường đến gia đình và xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền đòan thể và nhất là BĐD CMHS, giáo viên và học sinh. - Được sự hỗ trợ của địa phương, các mạnh thường quân, BĐD CMHS cùng nhà trường thực hiện việc tu sửa làm mới tạo cảnh quan sạch đẹp an toàn, đặc biệt đầu năm học 2012- 2013 cùng với sự hỗ trợ kinh phí của xã và HPHHS nhà trường đã làm được đường vào trường khanh trang, sạch đẹp thuận lợi cho HS đi lại. - Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh nêu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các họat động ngọai khóa. Thái độ giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh. Các hiện tượng la mắng, trách phạt khi học sinh phạm lỗi đã được hạn chế ở mức thấp nhất. Nhà trường đã đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi HKPĐ, HSG cấp huyện. - Học sinh đã có một số kỹ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống trong học tập, trong giao tiếp, có thói quen làm việc và họat động theo nhóm. Trong những năm qua không để xảy ra tai nạn giao thông, đuối nước, thương tích. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Tham mưu nguồn kinh phí từ phụ huynh để làm phần thưởng cho các trò chơi, các hoạt động. Học sinh đã ham thích các trò chơi dân gian, các họat động tập thể vui tươi ở trường, hàng trăm học sinh tham gia các CLB cờ vua, đá cầu, Aerobic. - Việc chăm sóc bia liệt sĩ ở xã và thăm viếng tặng quà cho các bà mẹ liệt sĩ trong xã đã thành công việc thường xuyên của các em theo định kỳ và trước các ngày lễ lớn trong năm như 2/9, 30/4, 7/5, 19/5, 27/7 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là một việc làm khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự kiên trì của lãnh dạo ngành giáo dục và của Hiệu trưởng các trường học. Phong trào này vì có tình xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể, phụ huynh học sinh và nhất là phải thu hút tòan thể giáo viên, học sinh tham gia. Phong trào có các yêu cầu và nội dung liên quan đến nhiều họat động giáo dục trong nhà trường nên phải căn cứ vào điều kiện của từng trường để xác định nội dung nào tham gia trước nội dung nào sau, mức độ yêu cầu trong từng năm như thế nào, để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các họat động giảng dạy và giáo dục khác của trường. Việc tham mưu, vận động các cấp chính quyền, các mạnh thường quân ủng hộ tinh thần và vật chất cho nhà trường thực hiện phong trào là rất quan trọng, người Hiệu trưởng cần năng động, quan hệ tốt tạo sự đồng thuận ủng hộ chứ không hề tạo cảm giác xin xỏ hay làm khó để đạt mục đích. Trong nội bộ nhà trường cần phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào để giáo viên có sự tự giác khi thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo viên có tác phong sinh họat chưa chuẩn mực, ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khỏang cách giữa thầy và trò. Song song với việc giải quyết nhận thức, Nhà trường cần phải tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và luôn đôn đốc, nhắc nhở việc kiểm tra của tổ chuyên môn, của đoàn thể nên thực hiện thường xuyên một các nhẹ nhàng không gây áp lực cho giáo viên và học sinh. VI. KẾT LUẬN: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm tương đối mới và khó cần có thời gian và đòi hỏi sự kiên trì khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia. Những việc làm được trong các năm qua của Trường THCS Tân Sơn còn rất khiêm tốn, chưa đạt được những kết quả mong muốn rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. Tân Sơn, ngày 28 tháng 11 năm 2012 Người viết Nguyễn Thúy Quỳnh

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem ve hoc tap va lam theo tam guongdao duc HCM.doc