I. Mục tiêu tiết học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân.
2. Về kĩ năng:
HS biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu
3. Về thái độ:
Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền sở hữu.
II. Công tác chuẩn bị :
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp diễn giải kết hợp với tọa đàm điều kiện cho HS tự tìm hiểu, tham gia tranh luận, trình bày quan điểm
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề phân tích vấn đề để hiểu sâu, nắm vững kiến thức, có liên hệ với thực tiễn.
2. Về thiết bị và phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa
- Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo.
- Máy chiếu Prôjecter
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài dạy.
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
A. Ổn định tổ chức -
B. Tiến trình tiết dạy - học:
* Kiểm tra bài cũ:
- Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Nhà nước đã ban hành những qui định PL như thế nào? Công dân - HS cần phải thực hiện phòng ngừa, hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ra sao?
- Cho tính huống sau: "Nhà Hoa ở ngoại thành, chuyên trồng các loại rau trong đó có dưa chuột. Mai về nhà Hoa chơi và rủ Hoa ra vườn hái dưa chuộ. Hoa can ngăn và nói: "Vườn dưa này được phun nhiều thuốc sâu và để bán chứ không ăn. Muốn ăn thì về vườn dưa không phun thuốc sâu".
Em hãy nhận xét về việc làm của gia đình Hoa?
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tuần 23 - Tiết 23: Quyền Sở Hữu Tài Sản Và Nghĩa Vụ Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng, cho mượn
a. Chiếm hữu.
b. Sử dụng.
c. Định đoạt
- Nhóm 3: Bài 2 - Mục Đặt vấn đề SGK trang 45
Khi đào móng làm nhà, ông An tìm thấy một bình cổ. Có người nói đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị phải đem nộp cho Sở văn hóa-Thông tin hoặc Viện bảo tàng. Có người lại bảo: Bình cổ do ông An tìm thấy nên nó thuộc về ông An, ông có quyền bán hay cho ai thì tùy.
Theo em, ý kiến nào đúng? Vì sao?
GV: tuyên bố kết thúc thời gian thảo luận - Yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận - Yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung đưa đáp án đúng lên máy chiếu.
GV giải thích:
- Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản.
- Định đoạt là quyết định số phận của tài sản.
- Sử dụng là dùng đúng mục đích.
GV kết luận - rút ra nội dung cơ bản tìm hiểu được qua phần trên và đưa lên máy chiếu để HS theo dõi
GV chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu phần Đặt vấn đề và đều nhận ra rằng công dân có quyền sở hữu. Quyền đó được thể hiện ở 3 quyền cụ thể. Nhưng công dân sẽ có quyền sở hữu những tài sản như thế nào --> chúng ta sẽ cúng nhau tìm hiểu phần tiếp theo.
HS kê bàn hình chữ U - tiến hành thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
HS cử đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm
HS các nhóm khác nghe - bổ sung ý kiến.
I. Đặt vấn đề:
- Câu 1: Đáp án đúng
1 - c
2 - a
3 - b
- Câu 2: Đáp án đúng:
1 - a
2 - b
3 - c
- Câu 3: ý kiến thứ nhất đúng: Ông An không có quyền đem bán hoặc cho ai chiếc bình cổ đó. Vì
+ Bình cổ không thuộc về ông An. Bình cổ thuộc về Nhà nước.
+ Chủ sở hữu bình cổ mới có quyền bán bình cổ. Đó là cơ quan Văn hóa hoặc Viện bảo táng.
--> Công dân có quyền sở hữu . Quyền sở hữu bao gồm quyền:
+ Chiếm hữu
+ Định đoạt
+ Sử dụng
Hoạt động 2:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề
Hướng dẫn HS xác định những tài sản thuộc về quyền sở hữu của công dân
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn HS xác định tài sản thuộc về quyền sở hữu tài sản của công dân bằng một số câu hỏi gợi ý dưới đây:
(?) Em hãy kể tên những loại tài sản nào thuộc về quyền sở hữu của công dân?
Để giúp HS trả lời câu hỏi này, GV dùng bảng phụ chia thành 6 cột để ghi từng loại tài sản (nhưng chưa ghi tên loại tài sản-bảng trắng), HS kể tên những loại tài sản của CD mà em biết.
GV: nghe, bổ sung, ghi tên loại tài sản.
HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV
HS trả lời, nhận xét, bổ sung - điền câu trả lời vào bảng và gọi tên các loại tài sản
Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân
Quyền SH tài sản
Ví dụ về tài sản
Thu nhập hợp pháp
Lương phụ cấp đi làm của bố mẹ
Của cải để dành
Tiền tiết kiệm, vàng
Tư liệu sinh hoạt
Tủ lạnh, quạt, tivi
Tư liệu sản xuất
Máy xay xát, máy đóng than
Vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức KT
mở của hàng, nuôi tôm, thả cá...
Nhà ở và nhà cho thuê
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế bằng một số câu hỏi sau:
1. Gia đình em có những loại tài sản gì? (những tài sản nào là đáng giá)
2. Ông bà em có được sở hữu lương hưu không?
3. Nhà ở của gia đình là do Nhà nước cấp. Gia đình em có quyền sở dụng ngôi nhà đó không?
4. Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không? Tiền này còn được gọi là tiền gì?
5. Bác Hùng xin góp tiền vốn để trồng cây ăn quả. Bác có quyền gì?
6. Cô Hạnh có người em gái gửi biếu tiền, cô có được sở hữu tiến này không?
GV: nhận xét, đánh giá và cho điểm câu trả lưòi của GV
GV đưa bài tập nhanh lên máy chiếu-yêu cầu HS quan sát trả lời:
(?) Trong các loại tài sản dưới đây, tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân:
a. Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân.
b. Đất đai.
c. Đường quốc lộ.
d. Trường học.
e. Bệnh viện.
g. Rừng núi.
h. Khoáng sản.
i. Tài nguyên trong lòng đất.
k. Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
GV nhận xét, kết luận - đề nghị 1 HS đọc cho cả lớp nghe Điều 58 HP 1992
GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về những điều đã tìm hiểu ở trên, chúng ta cúng sang phần II. Nội dung bài học.
HS lần lượt trả lời câu hỏi liên hệ của GV.
HS khác nghe, nhận xét, bổ sung
HS quan sát bài tập và trả lời câu hỏi.
HS có thể chọn phương án a để trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 3:
GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giữa HS với HS, phương pháp diễn giải, thuyết trình giữa GV với HS
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quyền sở hữu của công dân và công dân có quyền sở hữu những gì bằng hình thức thảo luận nhóm:
GV: đưa câu hỏi thảo luận của mỗi nhóm lên máy chiếu:
Nhóm 1:
+ Quyền sở hữu là gì?
+ Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt? Trong 3 quyền thì quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Nhóm 2:
+ Công dân có những quyền sở hữu tài sản như thế nào? Nêu ví dụ?
+ PL đã qui định nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân như thế nào? nêu VD?
- Nhóm 3:
+ Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác? Nó thể hiện phẩm chất đạo đức nào?
+ Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu?
GV: tuyên bố kết thúc thời gian thỏa luận. Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét - kết luận đưa đáp án đúng lên máy để HS theo dõi
GV yêu cầu 2 --> 3 HS đọc và HS ghi bài vào vở.
GV cho HS làm BT nhanh:
BT 1: Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản thể hiện đức tình gì?
a. Trung thực
b. Thật thà
c. Liêm khiết
BT 2: GV cho HS hoạt động cá nhân tìm ra cơ sở pháp lí mà Nhà nước đã áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
GV lần lượt đưa lên máy chiếu các câu hỏi sau:
1. Những tài sản nào nhà nước qui định phải đăng kí quyền sở hữu? Vì sao?
2. Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để CD tự bảo vệ tài sản ko? Vì sao?
3. Nêu 1 số b.pháp Nhà nước bảo vệ sở ữu của cd?
GV cho HS lần lượt trả lới từng câu hỏi, nhận xét và bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
GV kết luận: Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của cd. Việc đăng kí sở hữu các tài sản có giá trị là cơ sở để Nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có sự việc bất thường xảy ra. Tăng cường và coi trọng, bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền sở hữu của cd.
HS các nhóm tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
HS các nhóm khác nghe - nhận xét, bổ sung.
HS lựa chọn phương án c để trả lời.
--> những tài sản có giá trị: đất đai, nhà ở, ô tô, xe máy... phải đăng kí quyền sở hữu --> Nhà nước bảo vệ tài sản cho CD khi bị xâm phạm.
--> là biện pháp để CD bảo vệ tài sản. Vì có đăng kí quyền sở hữu cd thì mới có cơ sở PLí để tự bảo vệ tài sản
- Qui định về quyền và nghĩa vụ
- Cách thức bảo vệ tài sản.
- Qui định phải đăng kí quyền sở hữu.
- Qui định hình thức, biện pháp xử lí.
- Qui định trách nhiệm của cd.
II. Nội dung bài học:
1. Quyền sở hữu của công dân: là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
2. Quyền sở hữu tài sản gồm:
- Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị tài sản.
- Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.
3. Công dân có các quyền:
- Thu nhập họp pháp.
- Của cải để dành.
- Sở hữu nhà ở.
- Sở hữu tư liệu SH
- Sở hữu vốn và tài sản trong doanh nghiệp...
4. Công dân có nghĩa vụ:
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Khi vay, nợ phải trả đúng hẹn.
- Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo qui định.
Hoạt động 4:
Luyện tập, củng cố
GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Gv phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân
Bài 1 - SGK trang 46:
Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người nào đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy?
GV nhận xét - kết luận
Bài số 2
Xây dựng các tình huống có nội dung về tôn trọng tài sản của người khác.
Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về hành vi trong mỗi tình huống đó?
GV: kể một số tình huống mình tự xây dựng nếu HS ko kể được.
GV cho HS đóng tiểu phẩm (nếu còn thời gian) với các tình huống đã xây dựng ở trên.
HS hoạt động cá nhân trên phiếu học tập
HS trình bày - nhận xét - bổ sung.
Các tình huống HS có thể xd:
1. Trên đường đi học về, Hằng và Hà nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các giấy tờ quan trọng khác. Sau một hồi suy nghĩ, hai em đã tìm các chú công an đẻ nhờ trả lại cho chủ bị mất ví.
2. Tốp HS trường ĐK, khi đào rành thoát nước giúp địa phương, hai em Thắng và Mạnh đã đào được hộp sắt trong đó đựng các đồng tièn đúc bằng vàng. Thắng và Mnạh đã đưa cô giáo chủ nhiệm để nộp lại cho nhà trường và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
--> cảm xúc, suy nghĩ: yêu mến, khâm phục vì đó là h.vi đẹp, biết tôn trọng tài sản của người khác.
--> cần phải học tập, noi theo.
III. Luyện tập:
1. Bài số 1 SGK trang 46:
- Tác động để người có tài sản biết mình bị mất cắp và sau đó gặp bạn, giải thích cho bạn hiểu và khuyên bạn không được xâm phạm vào tài sản của người khác như vây.
- Vì người có tài sản phải lao động vất vả để có tiến, ko nên vi phạm vào tài sản của họ và hành vi đó là hành vi ko thật thà. Đó chính là tội ăn cắp và sẽ bị PL trừng trị.
2. Bài số 2
* GV chiếu lại các nội dung cần tìm hiểu lên máy (như lúc giới thiệu bài), hỏi HS xem có điều gì chưa hiểu hoặc muốn hỏi thêm và giải đáp.
* GV kết luận toàn bài:
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là những lợi ích và trách nhiệm pháp lí rất thiết thực của mỗi người trong cuộc sống. Trách nhiệm của mỗi cd là phải sử dụng chúng một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và XH. Đồng thời ko xâm phậm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của tổ chức hay Nhà nước.
C. Hướng dẫn học ở nhà:
1. Làm các bài tập còn lại trong SGK
2. Học nội dung bài học
3. Nghiên cứu trước bài 17 "Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng" (sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học).
File đính kèm:
- Quyen quan li tai san va nghia vu ton trong tai san cua nguoi khac.doc