Hoạt động của thầy và trò
GV: Gọi hs đọc ví dụ
Gv: Ghi số liệu lên bảng phụ
? Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết.
Gv: Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt nam là dịp để Việt nam mở rộng ngoại giao với các nước hợp tác về các lĩnh vực kinh tế văn hoá . và là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt nam
Gv: Cho học sinh hoạt động nhóm
? Em hãy xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị của thiếu nhi.
Gv: Chia lớp thành 3 nhóm
?Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thé giới?
? Ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác?
? Chính sách của Đảng đối với hoà bình hữu nghị ?
? Hs chúng ta cần phải làm gì để xây dựng hữu nghị ?
Hs: Suy nghĩ liệt kê bày tỏ ý kiến của mình.
? Em làm gi trong các tình huống sau đây? Vì sao?
? Bạn em có thai độ thiếu lịch sự với người nước ngoài?
? Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài
Gv: Kết luận toàn bài.
Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp.
Gv: Nhận xét- đánh giá.
Gv: Kết luận:
Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc chính sách đối ngoại luân luân là sự nối tiếp của chính sách đối nội phát triển đất nước. Bản thân chúng ta hãy ra sức học tập lao động góp sức xây dựng đất nước. Nội dung cần đạt
I. Đặt vấn đề
- VN- Lào- Campuchia
- VN- Trung Quốc
- VN- Nhật Bản
- VN- Nga
- Giao lưu kết nghĩa
- Viết thư , tặng quà
- Xin chữ kí
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm tình hữu nghị
Là quan hệ bạn bè thân thiét giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa
- Tạo cơ hội điều kiện để các dân tộc cùng hợp tác phát trển.
- Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, KHKT
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây căng thẳng, mâu thuẫn, dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
- Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
4. Học sinh chúng ta cần phải
- Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài
- Thái độ cử chỉ việc làm là tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày
III. Bài tập
1. Bài tập 1/19
a. Em góp ý kiến với bạn, cần có thái độ văn minh, lịch sự với ngưới nước ngoài. Cần giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu, có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước
b. Em tham gia tích cực, đóng góp sức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu côn người và đất nước VN, để họ thấy đượ chúng ta lịch sự , hiếu khách.
54 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Lưu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gửi học sinh nhân ngày khai trường 9/1945 Hồ Chủ Tịch viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu"
? Câu nói trên có vấn đề gì thuộc về lí tưởng hay không
Học tập có là một nội dung của lí tưởng hay không.
Hoạt động của thầy và trò
Nôi dung cần đạt
Gv: Cho học sinh thảo luận thành 3 nhóm
Nhóm1.
? Lí tưởng sống là gì? biểu hiện của lí tưởng sống?
Nhóm2.
? ý nghĩa của lí tưởng sống?
Nhóm3.
? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
Gv: Kết luận
Trung thành với lí tưởng XHCN đó là đòi hỏi đặt ra nghiêm túc đối với tanh niên đó không chỉ là đạo đức tình cảm mà là một quá trình rèn luyện để trưởng thành. Chúng ta phải kính trọng biết ơn và học tập thế hệ cha anh chủ động xây dựng cho mình lí tưởng. Cống hiến cao nhất cho sự phát triển của xã hội
? Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
* Sống có lí tưởng
- Vượt khó trong học tập
- Vận dụng kiến thúc đã học ttrong thực tiễn
- Năng động sáng tạo trong công việc
- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình.
- Đấu tranh các hiện tượng tiêu cục trong xã hội.
- Tham gia quân đội bảo vệ tổ quốc.
* Thiếu lí tưởng
- Sống ỷ lại thực dụng
- Không có hoài bão, ước mơ mờ nhạt
- ăn chơi đua đòi
- Sống thờ ơ với mợi người
- Lãng quên quá khứ.
? ý kiến của em về các tình huống sau?
Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề "Lí tưởng thanh niên ngày nay"
Bạn Thắng cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn lí tưởng, nên bạn đã bỏ đi chơi.
ý kiến đúng: Bạn Nam
ý kiến sai: Bạn Thắng
Gv: Kết luận
Lí tưởng dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN không phải là cái gì trìu tượng với thê hệ trẻ đang lớn lên nó được biểu hiện cụ thể và sinh động trong đời sống hàng ngày. Với học sinh, nó được biểu hiện trong học tập, lao động, xây dựng tập thể, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Gv: Chuẩn bị phiếu học tập
Câu hỏi 1.
? Mơ ước của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
Hs: Làm trên phiếu học tập
Trình bày
Lớp nhận xét
Hs: Đọc bài tập
Làm độc lập
Nhận xét bài làm của nhau.
Gv: Tổ chức học sinh trao đổi.
Xác địng đúng và phấn đấu suất đời cho lí tưởng sẽ có lợi gì? ví dụ minh họa?
Thiếu lí tưởng sống hoặc xác định mục đích không đúng sẽ có hại gì? Ví dụ minh họa?
Hs: Thảo luận lớp
Gv: Đất nước ta đang đổi mới theo định hướng XHCN. Đường lối đổi mới của Đảng đang mở ra những triển vọng và khả năng to lớn của sự nghiệp phát ttriển đất nước và tài năng sáng tạo của tuổi trẻ. Tự giác có ý thức của công dân cao cả nhiệt tình yêu nước, yêu CNXH với học vấn và văn hóa được nhà trường trang bị thanh niên chúng ta hạnh phúc được góp phần mình vào công việc đổi mới đất nước theo đình hướng XHCN.
I. Đặt vấn đề:
II. Nôi dung bài học:
1/ Khái niệm lí tưởng sống:
Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
2/ ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống:
Khi lí tưởng sống của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung.
Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thưch hiện lí tưởng.
Người sống có lí tưởng cao đẹp được mọi người tôn trọng..
3/ Lí tưởng của thanh niên ngày nay:
Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.
Mỗi cá nhân học tập tổỳen luyện đạo đức lối sống tham gia các hoạt động xã hội.
III. Luyện tập:
1/ Bài tập 1.
Việc làm đúng: a, c, d, đ, e, i, k.
Việc làm sai: b, g, h.
3. Củng cố:
? Lí tưởng sống là gì? biểu hiện của lí tưởng sống?
? ý nghĩa của lí tưởng sống?
? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
4. Thái độ:
Em có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp của lớp TN ngày nay.
5. Hoạt động tiếp theo:
- Làm các bài tập còn lại trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.
- Tìm những tấm gương, câu chuyện có thái độ sống đúng đắn trung thực.
- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
Giao Hải, ngày tháng năm 2008
BGH kí duyệt tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tiết 15 + 16
ôn tập
A. Mục tiêu bài học.
- Ôn tập các nôị dung đã học.
- Kiểm tra học kì.
B. Chuẩn bị
Gv: Tài liệu, SGK, SGV,
Hs: Đọc bài.
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Bài 3. dân chủ kỉ luật
Gv: Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ
Hành vi nào sau đây có dân chủ
Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.
Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu quốc hội.
Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hóa.
Cả ba ý kiến trên.
Kể một vài hành vi vi phạm kỉ luật ở trường em.
Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật:
đất có lề, quê có thói.
Nước có vua chù có bụt.
Cả hai câu trên.
Em hãy cho biết ý kiến đúng:
Nhà nước cần phát huy tính dân chủ cho học sinh.
Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức, có ý thức xây dựng trường lớp.
Cả hai ý kiến trên.
Gv: Đất nước ta trên đà đổi mới phát triển, Nhà nước XHCN luân phát huy quyền làm chủ của của công dân. Mỗi một công dân cần phats huy tinh thần làm chủ, luân đóng ghóp sức mình vào công việc chung về xây dựng đất nước. Mỗi học sinh chung ta cần hiểu biết về dân chủ, phải có ý thức kỷ luật, góp phần xây dưng để XH gia đình bình yên hành phúc.
bài 4. bảo vệ hòa bình
Gv: Cho học sinh sắm vai bài tập 4(SGK - 12)
Hs: Xây dựng kịch bản, phân vai, biểu diễn.
Đánh gía nhận xét.
Gv: Kết luận.
bài 5. Tình hữu nghị giữa các dâm tộc trên thế giới
Gv: Cho học sinh thảo luận
Câu hỏi 1.
Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết?
Câu hỏi 2.
Công việc cụ thể của các hoạt động đó?
Câu hỏi 3.
Những việc làm cị thể của học sinh góp phần phát triển tình hữu nghị đó?
Đáp án
Câu1.
Quan hệ tốt đẹp bền chặt lâu dài với: Lào, Campuchia,
Là thành viên hiệp hội các nước Đông Nam á (aSEAN)
Diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bính Dương(APEC)
Tăng cường quan hệ với các nước phát triển.
Quan hệ nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế.
Câu 2.
Quan hệ đối tác kinh tế, KHKT, CNTT.
VH, GD, YT, Dân số...
Du lịch
Xóa đói giảm nghèo.
Môi trường.
Hợp tác trống bệnh: SARS, HIV/AIDS
Chống khủng bố, an ninh toàn cầu.
Câu 3.
Quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần.
Lao động hoạt động vì nhân đạo.
Bảo vệ môi trường.
Chia sẻ nỗi đau khi các bạn ở các nước khác bị thiên tai khủng bố sung đột.
Cư xử văn minh, lịch sự với người người nước ngoài.
Gv: Giao lưu quốc tế trong thơid đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc. Chính sách đối ngoại luân là sự nối tiếp của chính sách đối nội phát triển đất nước.
? Từ đó em hãy chỉ ra một số thành quả của sự hữu nghị sự hợp tác giữa nước ta với nước khác
VD: - Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Khai thác dầu khí.
Khu chế xuất Dung Quất
Cầu Mỹ Thuận
Trường học, Bệnh viện
Nước sạch, đê biển.
Bài 7. kể thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc
Gv: Tổ chúc trò chơi tiếp sức
Chủ đề: Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương, đất nước.
Hs: Mỗi đội 3- 5 em lên bảng thay nhau viết.
Lớp nhận xét
Gv: Kết luận- cho điểm.
bài 9. Làm việc năng suất chất lượng hiệu quả
Gv: Sử dụng phương pháp diễn đàn
"Trao đổi về vấn đề : Nhanh, nhiều, tốt, rẻ"
Các yếu tố này thống nhất với nhau hay mâu thuẫn?
Có cần điều kiện khác để đạt được yêu cầu như là: kĩ thuật, công nghệ, máy móc, nguyên liệu, tinh thần lao động.
Hs: Trao đổi thảo luận
Gv: Kết luận chung.
bài 10. lí tưởng sống của thanh niên
Gv: Qua những năm tháng tuổi thơ con người bước vào một thời kỳ quan trọng đó là tuổi thanh niên với nhiều sự phát triển: sinh lí, tâm lí, nuôi dưỡng nhiều mơ ước, hoài bão, khát vọng, nhiều mối quan hệ, tình bạn, tình yêu. Đó là tuổi đến với lí tưởng sống phong phú nhất, đẹp đẽ nhất.
? Vậy theo em xác định đúng và phấn đấu suất đời cho lí tưởng sẽ có lợi gì?
Hs: - Góp phần thực hiện tốt được các nhiệm vụ chung của XH.
- Đạt tới được cái đích mà mình mong muốn.
- Không bị lầm đường lạc lối như: sống thực dụng, tệ nạn, quên lãng quá khứ.
- Được mọi người kính trọng tin yêu.
Gv: Đọc quan niệm của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ. Đó cũng chính là lí tưởng của
Hồ Chí Minh
4. dặn dò
Ôn tập tiết sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tiết 17
kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu bài học.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập vào quá ttrình làm bài
- Phát huy tính năng động, tự giác, tư duy độc lập của học sinh.
- Có hành vi và thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong học tập.
B. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu ra đề bài.
Hs: Ôn tập trước.
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Ghi đề lên bảng
Đề bài
Câu1. Em có suy nghĩ như thế nào về việc vẫn còn những học sinh vi phạn kỉ luật? (3 điểm)
Câu2. Trong một buổi thảo luận của lớp về vấn đề "Lí tưởng sống của thanh niên"
Em sẽ nói như thế nào trong buổi thảo luận đó? ( 7 điểm)
Đáp án
Câu 1.
- Các bạn chưa ý thức được trách nhiệm của mình trước gia đình, nhà trường.
- Đua đòi với những người xấu.
- Gia đình chưa thực sự quan tâm.
- Tập thể lớp chư có biện pháp giúp đỡ, chưa quan tâm đến các bạn.....
Câu2.
- Học sinh phải thể hiện rõ trong bài phát biểu đó tính tiên phong của mình trong mọi công việc của gia đình, của trường, của lớp.
- Xác định được cho mình lí tưởng cao đẹp, để phục vụ gia đình, xã hội
- Đưa ra được biện pháp, cách thức để thực hiện mục tiêu đó.
3. Giáo viên thu bài.
4. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài:
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tiết 18
kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu bài học.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập vào quá ttrình làm bài
- Phát huy tính năng động, tự giác, tư duy độc lập của học sinh.
- Có hành vi và thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong học tập.
B. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu ra đề bài.
Hs: Ôn tập trước.
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Ghi đề lên bảng
File đính kèm:
- HKIchuan.doc